- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
Sáng kiến kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp thcs NĂM 2022: SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÍ HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM được soạn dưới dạng file word gồm 20 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Cơ sở lí luận
1.1 Các văn bản quy định
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Trong phần nhiệm vụ, giải pháp có nêu rõ “Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.
Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030” có nêu rõ quan điểm: “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số tạo đột phá trong đổi mới hoạt động giáo dục và đào tạo; đổi mới quản lí nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; tác động tích cực, toàn diện tới phương thức hoạt động, chất lượng, hiệu quả và công bằng trong giáo dục”; “Người học và nhà giáo là trung tâm của quá trình chuyển đổi số; lợi ích mang lại cho người học, đội ngũ nhà giáo và người dân là thước đo chủ yếu đánh giá mức độ thành công của chuyển đổi số”.
Thông tư số 09/2021/TTB-GDĐT ngày 30 tháng 3 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định về quản lí và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên có nêu rõ trách nhiệm của giáo viên là “Tạo môi trường học tập thân thiện và tăng cường sự tương tác, kết nối thông tin với học sinh; phối hợp thường xuyên với phụ huynh học sinh trong quá trình tổ chức dạy học trực tuyến”.
Công văn số 2595-SGDDT-GDTrHTX ngày 21 tháng 10 năm 2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện công tác chuyên môn năm học 2021 – 2022 theo tình hình mới. Trong công văn có nêu rõ nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm là “Thường xuyên theo dõi tình hình học tập của lớp, quá trình tổ chức dạy học của thầy cô giáo bộ môn để kịp thời góp ý về phương pháp cũng như nhắc nhở ý thức học tập của các em học sinh; Tổ chức các hoạt động online cho học sinh tham gia, đặc biệt là tăng cường các hoạt động về biện pháp phòng và chống dịch Covid – 19, về việc đảm bảo an toàn trang thiết bị trong học tập online; Là cầu nối giữa nhà trường với phụ huynh học sinh để có thể kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các em, báo cáo lên cấp trên các khó khăn của lớp trong quá trình dạy và học trực tuyến để cũng tìm ra phương pháp tháo gỡ kịp thời”.
1.2 Cơ sở lí thuyết về mạng xã hội
1.2.1 Mạng xã hội là gì
Mạng xã hội có thể hiểu là một trang Web hay nền tảng trực tuyến với rất nhiều dạng thức và tính năng khác nhau, giúp mọi người dễ dàng kết nối từ bất cứ đâu. Mạng xã hội có thể truy cập dễ dàng từ nhiều phương tiện, thiết bị như máy tính, điện thoại,…
Ví dụ một số mạng xã hội đang được học sinh sử dụng phổ biến hiện nay:
- Facebook: mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay. Học sinh có thể tạo tài khoản bằng số điện thoại hoặc email.
- Zalo: cũng tương tự như Facebook và được nhiều người sử dụng. Học sinh có thể tạo tài khoản bằng số điện thoại hoặc email.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÍ HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Giáo viên: /.....................
Bà Rịa, năm 2022
MỤC LỤC
MỤC LỤC
NỘI DUNG | TRANG |
1. Cơ sở lí luận | 1 |
2. Cơ sở thực tiễn | 4 |
3. Các giải pháp thực hiện | 5 |
4. Hiệu quả đạt được | 15 |
5. Kết luận và đề xuất, kiến nghị | 17 |
1. Cơ sở lí luận
1.1 Các văn bản quy định
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Trong phần nhiệm vụ, giải pháp có nêu rõ “Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.
Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030” có nêu rõ quan điểm: “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số tạo đột phá trong đổi mới hoạt động giáo dục và đào tạo; đổi mới quản lí nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; tác động tích cực, toàn diện tới phương thức hoạt động, chất lượng, hiệu quả và công bằng trong giáo dục”; “Người học và nhà giáo là trung tâm của quá trình chuyển đổi số; lợi ích mang lại cho người học, đội ngũ nhà giáo và người dân là thước đo chủ yếu đánh giá mức độ thành công của chuyển đổi số”.
Thông tư số 09/2021/TTB-GDĐT ngày 30 tháng 3 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định về quản lí và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên có nêu rõ trách nhiệm của giáo viên là “Tạo môi trường học tập thân thiện và tăng cường sự tương tác, kết nối thông tin với học sinh; phối hợp thường xuyên với phụ huynh học sinh trong quá trình tổ chức dạy học trực tuyến”.
Công văn số 2595-SGDDT-GDTrHTX ngày 21 tháng 10 năm 2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện công tác chuyên môn năm học 2021 – 2022 theo tình hình mới. Trong công văn có nêu rõ nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm là “Thường xuyên theo dõi tình hình học tập của lớp, quá trình tổ chức dạy học của thầy cô giáo bộ môn để kịp thời góp ý về phương pháp cũng như nhắc nhở ý thức học tập của các em học sinh; Tổ chức các hoạt động online cho học sinh tham gia, đặc biệt là tăng cường các hoạt động về biện pháp phòng và chống dịch Covid – 19, về việc đảm bảo an toàn trang thiết bị trong học tập online; Là cầu nối giữa nhà trường với phụ huynh học sinh để có thể kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các em, báo cáo lên cấp trên các khó khăn của lớp trong quá trình dạy và học trực tuyến để cũng tìm ra phương pháp tháo gỡ kịp thời”.
1.2 Cơ sở lí thuyết về mạng xã hội
1.2.1 Mạng xã hội là gì
Mạng xã hội có thể hiểu là một trang Web hay nền tảng trực tuyến với rất nhiều dạng thức và tính năng khác nhau, giúp mọi người dễ dàng kết nối từ bất cứ đâu. Mạng xã hội có thể truy cập dễ dàng từ nhiều phương tiện, thiết bị như máy tính, điện thoại,…
Ví dụ một số mạng xã hội đang được học sinh sử dụng phổ biến hiện nay:
- Facebook: mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay. Học sinh có thể tạo tài khoản bằng số điện thoại hoặc email.
- Zalo: cũng tương tự như Facebook và được nhiều người sử dụng. Học sinh có thể tạo tài khoản bằng số điện thoại hoặc email.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!