SKKN THPT

Admin Yopo

Ban quản trị Team YOPO
Tham gia
15/8/22
Bài viết
6,066
Điểm
48
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY TỪ NGỮ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 9 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

Văn học trung đại là một bộ phận quan trọng của văn học dân tộc. Nó chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình ở trường phổ thông và là phần mở đầu cho nền văn học viết của dân tộc. Nếu văn học dân gian, ở không ít tác phẩm tiếng Việt còn mộc mạc, giản dị, thì ở nhiều tác phẩm văn học trung đại, tiếng Việt văn học đã đạt mức điêu luyện, tinh xảo, đặc biệt với những tác phẩm văn học ở thế kỉ XVIII và XIX, các hình thức mĩ từ như ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng, nhân hóa, thâm xưng, điệp ngữ, đảo ngữ, chơi chữ ... đều có trong văn học cổ.

Vì thế, việc giảng dạy từ ngữ trong giảng văn phần văn học trung đại không chỉ làm cho học sinh hiểu và cảm được cái hay, cái đẹp của bài văn, bài thơ mà còn có khả năng rèn luyện ngôn ngữ cho các em, nhất là ngôn ngữ viết.

II. MỤC ĐÍCH :

Văn học trung đại có nhiều từ ngữ cổ. Những từ ngữ này hiện nay học sinh ít được gặp và do vậy các em không hiểu. Đối với văn chương, muốn thấy cái hay, cái đẹp, trước hết phải hiểu. Đối với từ ngữ cũng vậy, muốn thấy cái hay của từ, của việc dùng từ, trước hết phải hiểu ý nghĩa của chúng. Sách giáo khoa có phần chú thích các từ cổ, song việc chú thích đó dù có chu đáo đến đâu vẫn chưa đủ. Chính đặc điểm này làm cho sự cảm thụ của học sinh đối với văn học trung đại gặp khó khăn.

Khi giảng dạy từ ngữ trong giảng văn về nội dung, giáo viên cần phân tích ý nghĩa của từ và sắc thái biểu cảm của từ.

III. NHỮNG ỨNG DỤNG THỰC TẾ :

Chúng ta thường gặp trong chương trình phổ thông các thể loại văn học trung đại như truyện, văn tế, phú, cáo. Đó là truyện “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” của Ngô Gia Văn Phái ; phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu ; Đại cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi ; văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.

Gọi chung là văn học trung đại, nhưng mỗi thể loại lại có đặc điểm riêng về nội dung, cấu trúc, ngôn ngữ. Do vậy, khi phân tích từ ngữ trong giảng văn đối với các thể loại trong văn học trung đại phải lựa chọn nội dung và phương pháp phân tích từ ngữ thích hợp :

1/ Đối với bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu, giáo viên phân tích ngôn ngữ miêu tả, từ ngữ miêu tả ở ba câu thơ sau :

“Bát ngát sóng kình muôn dặm

Thướt tha đuôi trĩ một màu

Nước trời một sắc, phong cảnh ba thu”

Giáo viên cho học sinh biết đây là cảnh sông Bạch Đằng lúc bình yên sau các chiến thắng của Ngô Quyền, của Trần Hưng Đạo dưới con mắt của khách du ngoạn - Trương Hán Siêu, cảnh sông rộng “bát ngát”, đẹp một cách hùng vĩ : “Sóng kinh muôn dặm”, và tráng lệ “Nước trời một sắc ; phong cảnh ba thu” (Nước, trời một màu xanh tiếp giáp bao la một phong cảnh mùa thu). Cảnh sông đẹp, rộng bát ngát, bao la mà vẫn ấm áp tấp nập.

“Thướt tha đuôi trĩ một màu” (thuyền có bánh lái như đuôi trĩ xếp hàng trên sông lượn thướt tha). Cảnh tỉnh mà sinh động, tươi mát, trong trẻo mà hùng vĩ “Bát ngát sóng kình muôn dặm > < Thướt tha đuôi trĩ một màu”. Giáo viên phân tích cho học sinh thấy nhờ sự đối lập nhau giữa hai vế câu mà hai nét của cảnh sắc nổi bật lên, tạo ra vẻ đẹp hài hòa : vừa hùng vĩ, tráng lệ vừa bao la bát ngát, uyển chuyển sinh động.

2/ Chương trình lớp 11 có bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu thì giáo viên sẽ phân tích ngôn ngữ miêu tả khắc họa nhân vật và ngôn ngữ trữ tình của tác giả. Ngoài ra, giáo viên cần chú ý phân tích ngôn ngữ miêu tả, khắc họa hình ảnh người đã khuất. Ở câu “Nhớ linh xưa cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó”. Sách giáo khoa chú thích : “cui cút (côi cút) : bơ vơ, không nơi nương tựa. Cả câu ý nói âm thầm, lặng lẽ làm ăn mà vẫn nghèo khó suốt đời”. Giáo viên phân tích cho các em thấy là côi cút làm ăn, chứ không phải làm ăn côi cút. Đảo từ đã làm cho tính chất côi cút được khắc họa đậm nét. Côi cút (không có người nương tựa) gợi đến ngữ cảnh : em bé mồ côi, thân bé mồ côi, mồ cút gợi tấm lòng thương cảm sâu sắc.

Sách giáo khoa không chú thích từ “toan lo”, giáo viên làm rõ ý của từ này để học sinh hiểu “toan lo nghèo khó” chứ không phải là “nghèo khó lo toan”. Đảo ngữ nhấn mạnh cái lo toan, khắc sâu, tô đậm cái lo toan suốt đời người nông dân. Nhưng ở đây không phải “lo toan” mà là “toan lo”, cũng lại đảo từ, nhấn mạnh khía cạnh “toan”, tức khía cạnh toan tính, liệu việc đảm đang vượt qua cái nghèo, cái khó. Toan lo - không giống hoàn toàn nghĩa với “lo toan”. Nó là lo tính toán nhưng còn là dũng cảm, thông minh, chịu đựng. Từ đó, giáo viên cho học sinh thấy chỉ trong tám tiếng “côi cút làm ăn ; toan lo nghèo khó” mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa khái quát được hình ảnh người nông dân mộ nghĩa : làm ăn vất vả cô đơn không ai giúp đỡ, chịu thương chịu khó lo liệu. Ở đây có cả cái đức chịu đựng, cần cù, thông minh, dũng cảm.

Giáo viên phân tích ngôn ngữ trữ tình trong câu “Ôi ! một trận khói tan ; nghìn năm tiết rỡ ”. Câu văn bộc lộ lòng cảm phục của tác giả đối với các linh hồn dân mộ nghĩa. Từ “ôi” là từ cảm thán, khóc than nhưng cũng là từ biểu hiện tấm lòng cảm phục. Hai hình ảnh đối chọi nhau : “Một trận khói tan > < ngàn năm tiết rỡ “ nói lên một sự thật : dấu tích các trận đánh sẽ mất đi nhưng cái còn lại vĩnh viễn bất diệt là lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm của người nghĩa sĩ.

Qua mấy từ ngữ và hình ảnh “ngàn năm tiết rỡ “ rực rỡ vĩnh viễn như vầng dương đó, để học sinh thấy tấm lòng cảm phục khôn cùng của Nguyễn Đình Chiểu đối với người nghĩa sĩ đã hy sinh.

1704443276529.png

 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn---SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY TỪ NGỮ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI.doc
    39 KB · Lượt tải : 0
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ QUAN TÂM
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    kho sáng kiến kinh nghiệm môn văn thpt một số sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn thpt sáng kiến kinh nghiệm của văn phòng sáng kiến kinh nghiệm giúp trẻ học tốt môn văn học sáng kiến kinh nghiệm lớp 6 môn văn sáng kiến kinh nghiệm môn anh văn thcs sáng kiến kinh nghiệm môn anh văn thpt sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn 11 violet sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn 6 violet sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn 8 sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn 9 sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn 9 hay sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn 9 violet sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn lớp 10 sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn lớp 11 sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn lớp 12 sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn mới nhất sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn thcs sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn thcs violet sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn thpt sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn thpt mới nhất sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn thpt violet sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn violet sáng kiến kinh nghiệm môn tập làm văn sáng kiến kinh nghiệm môn tập làm văn lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm môn tập làm văn lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm môn tập làm văn lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm môn tập làm văn lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm môn văn sáng kiến kinh nghiệm môn văn 12 sáng kiến kinh nghiệm môn văn 2019 sáng kiến kinh nghiệm môn văn 6 sáng kiến kinh nghiệm môn văn 7 sáng kiến kinh nghiệm môn văn 8 sáng kiến kinh nghiệm môn văn 9 sáng kiến kinh nghiệm môn văn học sáng kiến kinh nghiệm môn văn học mầm non sáng kiến kinh nghiệm môn văn lớp 8 sáng kiến kinh nghiệm môn văn thcs sáng kiến kinh nghiệm môn văn thcs mới nhất sáng kiến kinh nghiệm môn văn thpt sáng kiến kinh nghiệm môn văn thpt 2018 sáng kiến kinh nghiệm môn văn thpt violet sáng kiến kinh nghiệm môn văn trung học cơ sở sáng kiến kinh nghiệm thcs môn ngữ văn 6 violet sáng kiến kinh nghiệm thcs môn ngữ văn 8 violet sáng kiến kinh nghiệm văn sáng kiến kinh nghiệm văn phòng sáng kiến kinh nghiệm văn thpt thư viện sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn 8 viết sáng kiến kinh nghiệm môn văn
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top