- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC HỌC SINH CHƯA NGOAN - “Giáo dục đạo đức học sinh” TIỂU HỌC được soạn dưới dạng file word gồm 21 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Trong công cuộc đổi mới kinh tế xã hội đang diễn ra không ngừng như hiện hiện nay. Xã hội đòi hỏi phải có những người lao động mới, có bản lĩnh, có năng lực, chủ động sáng tạo, dám nghĩ dám làm thích ứng được với thực tiễn xã hội luôn thay đổi và phát triển. Nhưng thật đáng lo ngại khi hiện nay đạo đức học sinh lại có những biểu hiện xuống cấp tăng theo lứa tuổi và bậc học. Do tính hiếu động, sự lôi kéo của bạn bè xấu, sự thiếu quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội. Vô tình đã thu hút các em vào những việc làm không tốt, các em thường tỏ ra chai lì, không cảm thấy xấu hổ khi bị phê bình, có phản ứng gay gắt, không lành mạnh… Những học sinh này thường biện hộ cho hành vi sai lệch của mình. Các em thường lừa dối cha mẹ, thầy cô, các em thường đánh nhau trong và ngoài nhà trường. Bắt chước những thói hư tật xấu của bạn bè xấu. Do đó sẽ dẫn đến tình trạng phạm pháp ở lứa tuổi thanh thiếu niên ngày càng tăng. Vì vậy,vấn đề giáo dục học sinh chưa ngoan trong nhà trường luôn luôn là đề tài nóng hổi, được sự quan tâm của toàn xã hội. Vì thế tôi chọn đề tài “Giáo dục đạo đức học sinh” để cùng chia sẻ trong cách giáo dục học sinh mong rằng sẽ giúp các em được tiến bộ một cách toàn diện trong xã hội hiện nay.
Để hoàn thành đề tài, ngoài sự cố gắng của bản thân còn có sự hỗ trợ của BGH, đồng nghiệp trong nhà trường, sự phối hợp của phụ huynh học sinh.
Trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót . Rất mong được sự đóng góp ý kiến của trường và các cấp lãnh đạo để việc giáo dục đạo đức học sinh mang lại kết quả khả thi hơn.
I. Lí do chọn đề tài
1. Cơ sở lí luận
Trong những năm qua, đất nước ta chuyển mình trong công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện, công cuộc đổi mới kinh tế xã hội đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên khắp đất nước hiện nay. Cùng với sự phát triển và đi lên của xã hội, mỗi chúng ta được sống trong môi trường văn minh, hiện đại hơn, nhưng kéo theo đó cũng có nhiều vấn đề nảy sinh làm ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống xã hội. Một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay, đó là đạo đức học đường của một bộ phận học sinh đang bị xuống cấp. Điều này không những gây hoang mang cho dư luận xã hội mà còn gióng lên hồi chuông cảnh báo về lối sống đạo đức, nhân cách của giới trẻ ngày nay.
Giáo dục đạo đức (GDĐĐ) nhằm hướng tới mục đích đào tạo những con người không chỉ có tài mà còn có đức, để các em trưởng thành và trở thành người có ích cho xã hội. Vậy phải làm thế nào để GDĐĐ đạt hiệu quả. Chúng ta phải thấy rằng giáo dục đức dục khó hơn trí dục vì GDĐĐ không có giáo án sẵn. GDĐĐ không đứng độc lập mà được lồng ghép vào từng bài giảng, thấm sâu vào học sinh mỗi ngày. Không chỉ các môn xã hội mà các môn tự nhiên cũng mang tính giáo dục.
2. Cơ sở thực tiễn
Dù trong thời đại nào, xã hội nào thì cái đức vẫn luôn được coi trọng, như Bác Hồ đã nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng”. Vì vậy việc giáo dục cái đức cho học sinh là một yêu cầu quan trọng, đang trở thành một vấn đề mà toàn xã hội rất quan tâm. Đó là những biểu hiện lệch lạc trong hành vi, nhân cách đạo đức như thiếu lễ độ với người lớn, tụ tập gây gổ đánh nhau, thói lười học, ham chơi, sống đua đòi và phạm pháp hình sự từ phía học sinh. Cũng chính vì sự chưa ngoan đó mà dẫn đến tình trạng học lực yếu, học lực kém, làm ảnh hưởng không ít đến những thành viên khác trong lớp học.
Đánh giá thực trạng giáo dục, đào tạo Nghị quyết TƯ 2 khóa VIII nhấn mạnh: “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước. Trong những năm tới cần tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức công dân, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh… tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, thể thao phù hợp với lứa tuổi và với yêu cầu giáo dục toàn diện”.
Mặc dù nhà trường, thầy cô làm công tác giáo dục đặc biệt coi trọng và thực hiện hàng loạt các biện pháp, giải pháp nhưng tình trạng đạo đức của học sinh hiện nay vẫn xuống cấp trầm trọng, khiến cho xã hội hiện nay phải đau đầu về vấn đề này. Xuất phát từ những lý do trên là một giáo viên giảng dạy trong nhà trường có nhiệm vụ nâng đỡ và uốn nắn để giúp các em học sinh có sự phát triển đúng đắn và tiến bộ một cách toàn diện qua từng ngày. Tôi mạnh đã chọn đề tài: “ Giáo dục học sinh chưa ngoan” làm đề tài nghiên cứu thực hiện trong năm học này.
2. Mục đích đề tài
Nghiên cứu về việc giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan, giúp cho các nhà làm công tác giáo dục có phương pháp phù hợp để uốn nắn, giáo dục cho các em nhìn thấy được những khuyết điểm, những hành vi sai lầm để khắc phục sửa chữa. Qua đó giúp cho các em trở thành một người phát triển toàn diện sống có ích cho xã hội.
3. Giới hạn của đề tài
Giới hạn trong một sáng kiến kinh nghiệm tôi chỉ khảo sát nghiên cứu những học sinh của trường TH-THCS Mỹ Xương nơi tôi đang giảng dạy.
4. Kế hoạch thực hiện:
Công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường còn có những hạn chế. Nếu thực hiện được những biện pháp giáo dục hợp lý sẽ nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
Trong công cuộc đổi mới kinh tế xã hội đang diễn ra không ngừng như hiện hiện nay. Xã hội đòi hỏi phải có những người lao động mới, có bản lĩnh, có năng lực, chủ động sáng tạo, dám nghĩ dám làm thích ứng được với thực tiễn xã hội luôn thay đổi và phát triển. Nhưng thật đáng lo ngại khi hiện nay đạo đức học sinh lại có những biểu hiện xuống cấp tăng theo lứa tuổi và bậc học. Do tính hiếu động, sự lôi kéo của bạn bè xấu, sự thiếu quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội. Vô tình đã thu hút các em vào những việc làm không tốt, các em thường tỏ ra chai lì, không cảm thấy xấu hổ khi bị phê bình, có phản ứng gay gắt, không lành mạnh… Những học sinh này thường biện hộ cho hành vi sai lệch của mình. Các em thường lừa dối cha mẹ, thầy cô, các em thường đánh nhau trong và ngoài nhà trường. Bắt chước những thói hư tật xấu của bạn bè xấu. Do đó sẽ dẫn đến tình trạng phạm pháp ở lứa tuổi thanh thiếu niên ngày càng tăng. Vì vậy,vấn đề giáo dục học sinh chưa ngoan trong nhà trường luôn luôn là đề tài nóng hổi, được sự quan tâm của toàn xã hội. Vì thế tôi chọn đề tài “Giáo dục đạo đức học sinh” để cùng chia sẻ trong cách giáo dục học sinh mong rằng sẽ giúp các em được tiến bộ một cách toàn diện trong xã hội hiện nay.
Để hoàn thành đề tài, ngoài sự cố gắng của bản thân còn có sự hỗ trợ của BGH, đồng nghiệp trong nhà trường, sự phối hợp của phụ huynh học sinh.
Trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót . Rất mong được sự đóng góp ý kiến của trường và các cấp lãnh đạo để việc giáo dục đạo đức học sinh mang lại kết quả khả thi hơn.
A. Phần mở đầu
I. Lí do chọn đề tài
1. Cơ sở lí luận
Trong những năm qua, đất nước ta chuyển mình trong công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện, công cuộc đổi mới kinh tế xã hội đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên khắp đất nước hiện nay. Cùng với sự phát triển và đi lên của xã hội, mỗi chúng ta được sống trong môi trường văn minh, hiện đại hơn, nhưng kéo theo đó cũng có nhiều vấn đề nảy sinh làm ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống xã hội. Một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay, đó là đạo đức học đường của một bộ phận học sinh đang bị xuống cấp. Điều này không những gây hoang mang cho dư luận xã hội mà còn gióng lên hồi chuông cảnh báo về lối sống đạo đức, nhân cách của giới trẻ ngày nay.
Giáo dục đạo đức (GDĐĐ) nhằm hướng tới mục đích đào tạo những con người không chỉ có tài mà còn có đức, để các em trưởng thành và trở thành người có ích cho xã hội. Vậy phải làm thế nào để GDĐĐ đạt hiệu quả. Chúng ta phải thấy rằng giáo dục đức dục khó hơn trí dục vì GDĐĐ không có giáo án sẵn. GDĐĐ không đứng độc lập mà được lồng ghép vào từng bài giảng, thấm sâu vào học sinh mỗi ngày. Không chỉ các môn xã hội mà các môn tự nhiên cũng mang tính giáo dục.
2. Cơ sở thực tiễn
Dù trong thời đại nào, xã hội nào thì cái đức vẫn luôn được coi trọng, như Bác Hồ đã nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng”. Vì vậy việc giáo dục cái đức cho học sinh là một yêu cầu quan trọng, đang trở thành một vấn đề mà toàn xã hội rất quan tâm. Đó là những biểu hiện lệch lạc trong hành vi, nhân cách đạo đức như thiếu lễ độ với người lớn, tụ tập gây gổ đánh nhau, thói lười học, ham chơi, sống đua đòi và phạm pháp hình sự từ phía học sinh. Cũng chính vì sự chưa ngoan đó mà dẫn đến tình trạng học lực yếu, học lực kém, làm ảnh hưởng không ít đến những thành viên khác trong lớp học.
Đánh giá thực trạng giáo dục, đào tạo Nghị quyết TƯ 2 khóa VIII nhấn mạnh: “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước. Trong những năm tới cần tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức công dân, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh… tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, thể thao phù hợp với lứa tuổi và với yêu cầu giáo dục toàn diện”.
Mặc dù nhà trường, thầy cô làm công tác giáo dục đặc biệt coi trọng và thực hiện hàng loạt các biện pháp, giải pháp nhưng tình trạng đạo đức của học sinh hiện nay vẫn xuống cấp trầm trọng, khiến cho xã hội hiện nay phải đau đầu về vấn đề này. Xuất phát từ những lý do trên là một giáo viên giảng dạy trong nhà trường có nhiệm vụ nâng đỡ và uốn nắn để giúp các em học sinh có sự phát triển đúng đắn và tiến bộ một cách toàn diện qua từng ngày. Tôi mạnh đã chọn đề tài: “ Giáo dục học sinh chưa ngoan” làm đề tài nghiên cứu thực hiện trong năm học này.
2. Mục đích đề tài
Nghiên cứu về việc giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan, giúp cho các nhà làm công tác giáo dục có phương pháp phù hợp để uốn nắn, giáo dục cho các em nhìn thấy được những khuyết điểm, những hành vi sai lầm để khắc phục sửa chữa. Qua đó giúp cho các em trở thành một người phát triển toàn diện sống có ích cho xã hội.
3. Giới hạn của đề tài
Giới hạn trong một sáng kiến kinh nghiệm tôi chỉ khảo sát nghiên cứu những học sinh của trường TH-THCS Mỹ Xương nơi tôi đang giảng dạy.
4. Kế hoạch thực hiện:
Công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường còn có những hạn chế. Nếu thực hiện được những biện pháp giáo dục hợp lý sẽ nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!