- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Góp phần nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS NĂM 2023 được soạn dưới dạng file word gồm 22 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong mỗi lớp học ở trường Trung học cơ sở đều phải có giáo viên chủ nhiệm lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người được hiệu trưởng bổ nhiệm, chịu trách nhiệm, quản lí công tác giáo dục và rèn luyện học sinh ở lớp mình. Để thực hiện điều đó, người giáo viên chủ nhiệm phải làm tất cả những việc để làm sao quản lý, giáo dục học sinh một cách có hiệu quả như: uốn nắn học sinh, thông cảm chia sẻ với học sinh, coi học sinh như người con, người em, người bạn để cùng nhau vươn tới cái đích cuối cùng.
Trong sự nghiệp Công nghiệp hóa – hiện đại hóa nước ta hiện nay luôn đề cao vai trò công tác của người giáo viên chủ nhiệm. Cho dù ở đâu thuận lợi hay khó khăn của vùng, của miền, địa phương thì người giáo viên chủ nhiệm đều phải khẳng định được lập trường của mình nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho xã hội.
Đặc biệt trong sự nhìn nhận và đánh giá ở thời đại ngày nay, sự phát triển về kinh tế tăng nhanh của các nước trên thế giới về các lĩnh vực như: Điện tử, tin học, công nghệ, kỹ thuật... được áp dụng vào nền kinh tế một cách có hiệu quả, điều đó phải xuất phát từ cốt lõi sâu xa về công tác của người giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Trung học cơ sở đóng góp một phần vào sự phát triển kinh tế chung đất nước.
Khi đề cập đến học sinh nói chung, học sinh Trung học cơ sở nói riêng, chắc hẳn ai cũng nhớ câu cha ông ta thường nói “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”. Đúng vậy, học sinh Trung học cơ sở là lứa tuối diễn ra nhiều sự biến động nhất cả về hình thể và tính cách. Vì vậy, rất cần sự quan tâm không chỉ riêng gia đình mà còn cả nhà trường và những người xung quanh. Là đối tượng chính của các nhà giáo dục mà cụ thể là các thầy giáo, cô giáo, những người tiếp xúc hàng ngày với các em học sinh. Không chỉ riêng các em học sinh hay cá nhân tôi mà trong mỗi chúng ta ai cũng có những đặc điểm riêng về thể chất lẫn tính cách, hoàn cảnh sống, những ước mơ và dự định trong tương lai. Khi tiếp xúc với các em, chứng kiến những trò nghịch ngợm mang đầy tính trẻ con, sự hiếu động, sự ngây thơ vô tư của các em những hình ảnh một thời học trò trong tôi lại hiện rõ. Tôi yêu các em học sinh, yêu sự ngây thơ của các em và luôn muốn gần gũi với các em hơn nữa.
Bởi vậy tôi chọn đề tài “Góp phần nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS” hy vọng sẽ có thể tìm cơ sở cho những giải pháp sư phạm và sau này trong công tác giáo dục những mầm non tương lai của đất nước. Để học sinh hiểu được và nhận ra rằng thế nào là một người học trò tốt và tương lai của mình có ý nghĩa như thế nào cho bản thân, gia đình, xã hội. Và khẳng định rằng điều đó xuất phát từ sự giáo dục của người giáo viên chủ nhiệm.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Một người giáo viên thành công theo đúng nghĩa của nó thì không phải chỉ biết “dạy chữ” mà còn biết “dạy người”. Để làm được điều đó ngoài việc nắm vững chuyên môn người giáo viên còn là “nhà tâm lý học”, “ nhà đạo đức học”... chúng ta phải tìm hiểu hoàn cảnh, nắm được tâm lý, tính cách, những ưu nhược điểm của từng em. Luôn đi sâu đi sát, gần gũi, hòa đồng với các em để biết các em đang nghĩ gì? sẽ làm gì?... Luôn luôn lắng nghe các em tâm sự và chia sẻ cùng các em mọi niềm vui, nỗi buồn, Có như vậy chúng ta mới tìm ra được biện pháp, phương án giải quyết cụ thể cho từng trường hợp sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Thiết nghĩ đào tạo thế hệ trẻ, bồi dưỡng cho các em cả về trí lực thẩm mĩ là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội. Bác Hồ có câu nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó.” Do đó chúng ta luôn dương cao khẩu hiệu “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”...
Nắm được tâm sinh lý của các em học sinh, các đặc điểm về tính cách , sự diễn biến về tâm lý của lứa tuổi Trung học cơ sở. Góp một phần nhỏ vào việc đề ra kế hoạch chủ nhiệm và hơn cả là nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước theo lời Bác dặn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: Công tác của người giáo viên chủ nhiệm.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài tôi sử dụng các phương pháp sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra, khảo sát.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp thống kê toán học.
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 6A1 trường Trung học cơ sở Nguyễn Du.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận để thực hiện đề tài:
2.1.1. Vị trí, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm:
GVCN là thành viên của tập thể sư phạm và hội đồng sư phạm, là người
thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và CMHS quản lý và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện học sinh lớp mình phụ trách, tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch của nhà trường ở lớp.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
MỤC LỤC
STT | NỘI DUNG | TRANG |
01 | DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT | 2 |
02 | 1. MỞ ĐẦU | 3 |
03 | 1.1. Lí do chọn đề tài | 3 – 4 |
04 | 1.2. Mục đích nghiên cứu | 4 |
05 | 1.3. Đối tượng nghiên cứu | 4 |
06 | 1.4. Phương pháp nghiên cứu | 4 |
07 | 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu | 4 |
08 | 2. NỘI DUNG | 4 |
09 | 2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề | 4 – 8 |
10 | 2.2. Thực trạng của vấn đề | 8 – 11 |
11 | 2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề | 11 - 19 |
12 | 2.4. Kết quả đạt được | 19 - 20 |
13 | 3. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT | 20 |
14 | 3.1. Kết luận | 20 |
15 | 3.2. Kiến nghị | 20 - 21 |
16 | DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO | 22 |
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT | Kí hiệu chữ viết tắt | Chữ viết đầy đủ |
01 | GVCN | Giáo viên chủ nhiệm |
02 | THCS | Trung học cơ sở |
03 | CNXH | Chủ nghĩa xã hội |
04 | BGH | Ban giám hiệu |
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong mỗi lớp học ở trường Trung học cơ sở đều phải có giáo viên chủ nhiệm lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người được hiệu trưởng bổ nhiệm, chịu trách nhiệm, quản lí công tác giáo dục và rèn luyện học sinh ở lớp mình. Để thực hiện điều đó, người giáo viên chủ nhiệm phải làm tất cả những việc để làm sao quản lý, giáo dục học sinh một cách có hiệu quả như: uốn nắn học sinh, thông cảm chia sẻ với học sinh, coi học sinh như người con, người em, người bạn để cùng nhau vươn tới cái đích cuối cùng.
Trong sự nghiệp Công nghiệp hóa – hiện đại hóa nước ta hiện nay luôn đề cao vai trò công tác của người giáo viên chủ nhiệm. Cho dù ở đâu thuận lợi hay khó khăn của vùng, của miền, địa phương thì người giáo viên chủ nhiệm đều phải khẳng định được lập trường của mình nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho xã hội.
Đặc biệt trong sự nhìn nhận và đánh giá ở thời đại ngày nay, sự phát triển về kinh tế tăng nhanh của các nước trên thế giới về các lĩnh vực như: Điện tử, tin học, công nghệ, kỹ thuật... được áp dụng vào nền kinh tế một cách có hiệu quả, điều đó phải xuất phát từ cốt lõi sâu xa về công tác của người giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Trung học cơ sở đóng góp một phần vào sự phát triển kinh tế chung đất nước.
Khi đề cập đến học sinh nói chung, học sinh Trung học cơ sở nói riêng, chắc hẳn ai cũng nhớ câu cha ông ta thường nói “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”. Đúng vậy, học sinh Trung học cơ sở là lứa tuối diễn ra nhiều sự biến động nhất cả về hình thể và tính cách. Vì vậy, rất cần sự quan tâm không chỉ riêng gia đình mà còn cả nhà trường và những người xung quanh. Là đối tượng chính của các nhà giáo dục mà cụ thể là các thầy giáo, cô giáo, những người tiếp xúc hàng ngày với các em học sinh. Không chỉ riêng các em học sinh hay cá nhân tôi mà trong mỗi chúng ta ai cũng có những đặc điểm riêng về thể chất lẫn tính cách, hoàn cảnh sống, những ước mơ và dự định trong tương lai. Khi tiếp xúc với các em, chứng kiến những trò nghịch ngợm mang đầy tính trẻ con, sự hiếu động, sự ngây thơ vô tư của các em những hình ảnh một thời học trò trong tôi lại hiện rõ. Tôi yêu các em học sinh, yêu sự ngây thơ của các em và luôn muốn gần gũi với các em hơn nữa.
Bởi vậy tôi chọn đề tài “Góp phần nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS” hy vọng sẽ có thể tìm cơ sở cho những giải pháp sư phạm và sau này trong công tác giáo dục những mầm non tương lai của đất nước. Để học sinh hiểu được và nhận ra rằng thế nào là một người học trò tốt và tương lai của mình có ý nghĩa như thế nào cho bản thân, gia đình, xã hội. Và khẳng định rằng điều đó xuất phát từ sự giáo dục của người giáo viên chủ nhiệm.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Một người giáo viên thành công theo đúng nghĩa của nó thì không phải chỉ biết “dạy chữ” mà còn biết “dạy người”. Để làm được điều đó ngoài việc nắm vững chuyên môn người giáo viên còn là “nhà tâm lý học”, “ nhà đạo đức học”... chúng ta phải tìm hiểu hoàn cảnh, nắm được tâm lý, tính cách, những ưu nhược điểm của từng em. Luôn đi sâu đi sát, gần gũi, hòa đồng với các em để biết các em đang nghĩ gì? sẽ làm gì?... Luôn luôn lắng nghe các em tâm sự và chia sẻ cùng các em mọi niềm vui, nỗi buồn, Có như vậy chúng ta mới tìm ra được biện pháp, phương án giải quyết cụ thể cho từng trường hợp sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Thiết nghĩ đào tạo thế hệ trẻ, bồi dưỡng cho các em cả về trí lực thẩm mĩ là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội. Bác Hồ có câu nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó.” Do đó chúng ta luôn dương cao khẩu hiệu “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”...
Nắm được tâm sinh lý của các em học sinh, các đặc điểm về tính cách , sự diễn biến về tâm lý của lứa tuổi Trung học cơ sở. Góp một phần nhỏ vào việc đề ra kế hoạch chủ nhiệm và hơn cả là nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước theo lời Bác dặn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: Công tác của người giáo viên chủ nhiệm.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài tôi sử dụng các phương pháp sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra, khảo sát.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp thống kê toán học.
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 6A1 trường Trung học cơ sở Nguyễn Du.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận để thực hiện đề tài:
2.1.1. Vị trí, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm:
GVCN là thành viên của tập thể sư phạm và hội đồng sư phạm, là người
thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và CMHS quản lý và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện học sinh lớp mình phụ trách, tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch của nhà trường ở lớp.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!