- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
Sáng kiến kinh nghiệm hiệu trưởng thpt: Biện pháp tham mưu xây dựng cơ sở vật chất trong nhà trường được soạn dưới dạng file word gồm 18 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Tên sáng kiến: “Biện pháp tham mưu xây dựng cơ sở vật chất trong nhà trường”.
Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: ngày 01/8/2020
Các thông tin cần bảo mật: Không có thông tin bảo mật.
Mô tả các giải pháp cũ thường làm
4.1. Công tác xây dựng kế hoạch
Trên cơ sở thực tế của nhà trường, Hiệu trưởng giao cho bộ phận phụ trách cơ sở vật chất xây dựng kế hoạch cải tạo, bổ sung, xây dựng các hạng mục về cơ sở vật chất (CSVC), kế hoạch huy động phụ huynh tự nguyện tham gia đóng góp kinh phí…
Sau khi xin ý kiến và được sự đồng ý của lãnh đạo các cấp nhà trường đưa vào cuộc họp hội phụ huynh học sinh.
Theo chúng tôi công tác tác mưu xây dựng, đảm bảo CSVC chưa phát huy được ý kiến của tập thể, mới chú trọng ý kiến của lãnh đạo và bộ phận bộ phận phụ trách cơ sở vật chất nhà trường. Việc xác định được các hạng mục ưu tiên trong từng giai đoạn và từng năm học chưa được đánh giá cao.
4.2. Công tác tham mưu với cấp trên
Hiệu trưởng cũng đã chủ động tham mưu với lãnh đạo các cấp về công tác xây dựng CSVC cho nhà trường bằng hình thức văn bản và hình thức trực tiếp gặp gỡ trao đổi phù hợp với xu thế phát triển của xã hội và định hướng lâu dài. Khi đi tham mưu một lần chưa được thì còn mang tâm lí ngại tham mưu tiếp các lần sau.
Theo chúng tôi, công tác tham mưu cần phải kiên trì, thực hiện tham mưu nhiều lần. Lãnh đạo các cấp nếu nắm bắt được thông tin thường xuyên, kịp thời tình hình giáo dục và CSVC của nhà trường thì nắm bắt thực trạng từ đó quan tâm hơn.
4.3. Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và toàn xã hội cùng tham gia xây dựng CSVC trường học
Công tác xã hội hóa giáo dục chủ yếu thực hiện tập trung vận động đối với phụ huynh vào các buổi họp phụ huynh (đặc biệt buổi họp phụ huynh đầu năm học). Nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền để phụ huynh thấy được sự quan tâm đầu tư của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương đối với con em mình. Tuyên truyền giải thích cho phụ huynh hiểu rằng trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng CSVC, trang thiết bị nhà trường.
Theo chúng tôi, nhà trường cần thực hiện tốt hơn việc huy động cộng đồng người đứng ra làm nhiệm vụ xã hội hóa giáo dục, tập thể sư phạm nhà trường là lực lượng nòng cốt trong việc triển khai kế hoạch.
Nhà trường cũng cần quan tâm hơn việc tham gia các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể thao, hoạt động xã hội tại địa phương; chú trọng hơn công tác tham mưu với chính quyền địa phương, các cấp các ngành cùng tham gia tuyên truyền vận động các nhà hảo tâm chung sức chăm lo sự nghiệp giáo dục của đơn vị.
4.4. Công tác tuyên truyền, phối hợp huy động hội cha mẹ học sinh
Ban đại diện cha mẹ học sinh là những nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại trong công việc nên việc lựa chọn Ban đại diện cha mẹ học sinh là bước đầu tiên trước khi tổ chức họp phụ huynh học sinh đầu năm học. Hiệu trưởng đã định hướng cho giáo viên chủ nhiệm của các lớp dự kiến trước những phụ huynh có uy tín có năng lực, có tiếng nói thuyết phục để bầu vào ban đại diện cha mẹ học sinh lớp mình, từ đó bầu Ban chấp hành hội cha mẹ học sinh trường, đó là những người có uy tín, năng lực và có trách nhiệm.
Tổ chức họp phụ huynh đầu năm để báo cáo tóm tắt những kết quả đã đạt được, những việc đã làm được trong năm vừa qua, đề ra kế hoạch phương hướng cụ thể cho năm học mới.
Kêu gọi vận động phụ huynh học sinh bằng tấm lòng hảo tâm hỗ trợ kinh phí xây dựng, mua sắm CSVC trong nhà trường phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và thu nhập của từng cá nhân.
Nhà trường phối hợp cùng ban đại diện hội cha mẹ học sinh thực hiện đảm bảo dân chủ, công khai, theo nguyên tắc “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” để mối quan hệ giữa nhà trường, phụ huynh và cộng đồng thực sự tin cậy lẫn nhau, vì sự phát triển chung của nhà trường.
Sau mỗi lần công trình hoàn thành tiến hành nghiệm thu, bàn giao công trình, báo cáo kết quả cho cấp ủy đảng và toàn thể phụ huynh học sinh nắm được vào dịp họp phụ huynh cuối năm học.
Với cách làm như trên nhà trường đã nhận được sự ủng hộ sâu sắc của toàn thể phụ huynh học sinh trong trường.
Theo chúng tôi, ngoài những việc làm trên, nhà trường cần chú trọng công tác xây dựng uy tín, thương hiệu bằng chất lượng, kết quả giáo dục. Đồng thời tăng cường việc quảng bá hình ảnh (xây dựng trang Web, đưa thông tin lên các trang mạng xã hội kết nối giữa phụ huynh-học sinh- nhà trường…) để giới thiệu về nhà trường, trao đổi thông tin với các đơn vị bạn để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, qua đó đăng tin những hoạt động nổi bật, hội thi trọng điểm của trường để cha mẹ học sinh, những người quan tâm đến học sinh được biết. Cần tăng cường thực hiện công tác xã hội hóa bằng nhiều hình thức (nhà trường mới chú trọng kêu gọi phụ huynh đóng góp kinh phí, sau đó sử dụng nguồn kính có được để làm các hạng mục…).
4.5. Tăng cường công tác quản lý, sử dụng, bảo quản hiệu quả trang thiết bị nhà trường
Việc quản lý, sử dụng, bảo quản tốt CSVC, trang thiết bị sẽ đem lại thành công lớn cho nhà trường.
Khi công trình đã hoàn thiện, nhà trường phải sử dụng và bảo quản tốt. Thực hiện huy động tối đa điều kiện CSVC, trang thiết bị, gắn tránh nhiệm cho từng cán bộ, giáo viên và nhân viên.
Hiệu trưởng quản lý chung, phân công Phó hiệu trưởng phụ trách công tác quản lý CSVC và trang thiết bị. Phân công cụ thể cho từng cán bộ, giáo viên, nhân viên sử dụng, khai thác, bảo quản CSVC và trang thiết bị theo đúng chức năng, nhiệm vụ và có hồ sơ theo dõi đầy đủ. Hàng tháng kiểm tra thường xuyên để có kế hoạch bảo dưỡng, tu sữa và bổ sung kịp thời. Hàng kỳ, hàng năm nhà trường kiểm tra, đánh giá cụ thể và đưa vào tiêu chí xếp loại thi đua cuối năm.
Theo chúng tôi, nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến việc sử dụng tiết kiệm tài sản, tài nguyên (điện nước….). Chưa có biên bản bàn giao cho từng lớp học tài sản trong phòng học nên khó quy trách nhiệm khi mất mát, hư hỏng (do trường học 2 ca nên 2 lớp học chung 1 phòng). Nhà trường chưa yêu cầu người học phải thực hiện bồi thường mất mát, hư hỏng nên ý thức sử dụng, giữ gìn CSVC còn hạn chế. Việc di chuyển tài sản từ nơi này sang nơi khác cần phải có sự quản lý của nhà trường sẽ giảm việc gây khó khăn cho việc khai thác sử dụng và bàn giao giao tài sản khi cần thiết.
Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến
CSVC trong mỗi trường học là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của công tác giảng dạy và giáo dục. Để đáp ứng chuẩn hóa về CSVC, đòi hỏi phải có sự chung tay, góp sức của toàn xã hội. Bởi vậy công tác tham mưu của nhà trường đúng với thực trạng, phù hợp với mỗi thời điểm là khâu đem lại hiệu quả của việc xây dựng CSVC.
Muốn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước thì phải phát triển giáo dục - đào tạo. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và nhà nước đã có những biện pháp tăng cường CSVC kỹ thuật cho các trường học để thực hiện đổi mới đồng bộ về nội dung phương pháp, phương tiện dạy học. CSVC trường học là hệ thống các phương tiện vật chất và kỹ thuật cần thiết được giáo viên và học sinh sử dụng để tổ chức hoạt động dạy và học nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra. CSVC của nhà trường bao gồm đồ vật, của cải vật chất và tinh thần, tự nhiên, nhà cửa, sân chơi, đồ dùng dạy học.
Giáo dục và Đào tạo là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển tới một xã hội tốt đẹp, là điều kiện tiên quyết để thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ, hợp tác trí tuệ và tôn trọng lẫn nhau. Chính vì vậy, không chỉ Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới, các Chính phủ đều coi giáo dục là Quốc sách hàng đầu. Với các chức năng đó, giáo dục không thể tách rời đời sống xã hội, giáo dục là sự nghiệp chung của toàn xã hội.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP
VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP
VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: “Biện pháp tham mưu xây dựng cơ sở vật chất trong nhà trường”.
Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: ngày 01/8/2020
Các thông tin cần bảo mật: Không có thông tin bảo mật.
Mô tả các giải pháp cũ thường làm
4.1. Công tác xây dựng kế hoạch
Trên cơ sở thực tế của nhà trường, Hiệu trưởng giao cho bộ phận phụ trách cơ sở vật chất xây dựng kế hoạch cải tạo, bổ sung, xây dựng các hạng mục về cơ sở vật chất (CSVC), kế hoạch huy động phụ huynh tự nguyện tham gia đóng góp kinh phí…
Sau khi xin ý kiến và được sự đồng ý của lãnh đạo các cấp nhà trường đưa vào cuộc họp hội phụ huynh học sinh.
Theo chúng tôi công tác tác mưu xây dựng, đảm bảo CSVC chưa phát huy được ý kiến của tập thể, mới chú trọng ý kiến của lãnh đạo và bộ phận bộ phận phụ trách cơ sở vật chất nhà trường. Việc xác định được các hạng mục ưu tiên trong từng giai đoạn và từng năm học chưa được đánh giá cao.
4.2. Công tác tham mưu với cấp trên
Hiệu trưởng cũng đã chủ động tham mưu với lãnh đạo các cấp về công tác xây dựng CSVC cho nhà trường bằng hình thức văn bản và hình thức trực tiếp gặp gỡ trao đổi phù hợp với xu thế phát triển của xã hội và định hướng lâu dài. Khi đi tham mưu một lần chưa được thì còn mang tâm lí ngại tham mưu tiếp các lần sau.
Theo chúng tôi, công tác tham mưu cần phải kiên trì, thực hiện tham mưu nhiều lần. Lãnh đạo các cấp nếu nắm bắt được thông tin thường xuyên, kịp thời tình hình giáo dục và CSVC của nhà trường thì nắm bắt thực trạng từ đó quan tâm hơn.
4.3. Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và toàn xã hội cùng tham gia xây dựng CSVC trường học
Công tác xã hội hóa giáo dục chủ yếu thực hiện tập trung vận động đối với phụ huynh vào các buổi họp phụ huynh (đặc biệt buổi họp phụ huynh đầu năm học). Nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền để phụ huynh thấy được sự quan tâm đầu tư của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương đối với con em mình. Tuyên truyền giải thích cho phụ huynh hiểu rằng trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng CSVC, trang thiết bị nhà trường.
Theo chúng tôi, nhà trường cần thực hiện tốt hơn việc huy động cộng đồng người đứng ra làm nhiệm vụ xã hội hóa giáo dục, tập thể sư phạm nhà trường là lực lượng nòng cốt trong việc triển khai kế hoạch.
Nhà trường cũng cần quan tâm hơn việc tham gia các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể thao, hoạt động xã hội tại địa phương; chú trọng hơn công tác tham mưu với chính quyền địa phương, các cấp các ngành cùng tham gia tuyên truyền vận động các nhà hảo tâm chung sức chăm lo sự nghiệp giáo dục của đơn vị.
4.4. Công tác tuyên truyền, phối hợp huy động hội cha mẹ học sinh
Ban đại diện cha mẹ học sinh là những nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại trong công việc nên việc lựa chọn Ban đại diện cha mẹ học sinh là bước đầu tiên trước khi tổ chức họp phụ huynh học sinh đầu năm học. Hiệu trưởng đã định hướng cho giáo viên chủ nhiệm của các lớp dự kiến trước những phụ huynh có uy tín có năng lực, có tiếng nói thuyết phục để bầu vào ban đại diện cha mẹ học sinh lớp mình, từ đó bầu Ban chấp hành hội cha mẹ học sinh trường, đó là những người có uy tín, năng lực và có trách nhiệm.
Tổ chức họp phụ huynh đầu năm để báo cáo tóm tắt những kết quả đã đạt được, những việc đã làm được trong năm vừa qua, đề ra kế hoạch phương hướng cụ thể cho năm học mới.
Kêu gọi vận động phụ huynh học sinh bằng tấm lòng hảo tâm hỗ trợ kinh phí xây dựng, mua sắm CSVC trong nhà trường phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và thu nhập của từng cá nhân.
Nhà trường phối hợp cùng ban đại diện hội cha mẹ học sinh thực hiện đảm bảo dân chủ, công khai, theo nguyên tắc “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” để mối quan hệ giữa nhà trường, phụ huynh và cộng đồng thực sự tin cậy lẫn nhau, vì sự phát triển chung của nhà trường.
Sau mỗi lần công trình hoàn thành tiến hành nghiệm thu, bàn giao công trình, báo cáo kết quả cho cấp ủy đảng và toàn thể phụ huynh học sinh nắm được vào dịp họp phụ huynh cuối năm học.
Với cách làm như trên nhà trường đã nhận được sự ủng hộ sâu sắc của toàn thể phụ huynh học sinh trong trường.
Theo chúng tôi, ngoài những việc làm trên, nhà trường cần chú trọng công tác xây dựng uy tín, thương hiệu bằng chất lượng, kết quả giáo dục. Đồng thời tăng cường việc quảng bá hình ảnh (xây dựng trang Web, đưa thông tin lên các trang mạng xã hội kết nối giữa phụ huynh-học sinh- nhà trường…) để giới thiệu về nhà trường, trao đổi thông tin với các đơn vị bạn để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, qua đó đăng tin những hoạt động nổi bật, hội thi trọng điểm của trường để cha mẹ học sinh, những người quan tâm đến học sinh được biết. Cần tăng cường thực hiện công tác xã hội hóa bằng nhiều hình thức (nhà trường mới chú trọng kêu gọi phụ huynh đóng góp kinh phí, sau đó sử dụng nguồn kính có được để làm các hạng mục…).
4.5. Tăng cường công tác quản lý, sử dụng, bảo quản hiệu quả trang thiết bị nhà trường
Việc quản lý, sử dụng, bảo quản tốt CSVC, trang thiết bị sẽ đem lại thành công lớn cho nhà trường.
Khi công trình đã hoàn thiện, nhà trường phải sử dụng và bảo quản tốt. Thực hiện huy động tối đa điều kiện CSVC, trang thiết bị, gắn tránh nhiệm cho từng cán bộ, giáo viên và nhân viên.
Hiệu trưởng quản lý chung, phân công Phó hiệu trưởng phụ trách công tác quản lý CSVC và trang thiết bị. Phân công cụ thể cho từng cán bộ, giáo viên, nhân viên sử dụng, khai thác, bảo quản CSVC và trang thiết bị theo đúng chức năng, nhiệm vụ và có hồ sơ theo dõi đầy đủ. Hàng tháng kiểm tra thường xuyên để có kế hoạch bảo dưỡng, tu sữa và bổ sung kịp thời. Hàng kỳ, hàng năm nhà trường kiểm tra, đánh giá cụ thể và đưa vào tiêu chí xếp loại thi đua cuối năm.
Theo chúng tôi, nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến việc sử dụng tiết kiệm tài sản, tài nguyên (điện nước….). Chưa có biên bản bàn giao cho từng lớp học tài sản trong phòng học nên khó quy trách nhiệm khi mất mát, hư hỏng (do trường học 2 ca nên 2 lớp học chung 1 phòng). Nhà trường chưa yêu cầu người học phải thực hiện bồi thường mất mát, hư hỏng nên ý thức sử dụng, giữ gìn CSVC còn hạn chế. Việc di chuyển tài sản từ nơi này sang nơi khác cần phải có sự quản lý của nhà trường sẽ giảm việc gây khó khăn cho việc khai thác sử dụng và bàn giao giao tài sản khi cần thiết.
Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến
CSVC trong mỗi trường học là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của công tác giảng dạy và giáo dục. Để đáp ứng chuẩn hóa về CSVC, đòi hỏi phải có sự chung tay, góp sức của toàn xã hội. Bởi vậy công tác tham mưu của nhà trường đúng với thực trạng, phù hợp với mỗi thời điểm là khâu đem lại hiệu quả của việc xây dựng CSVC.
Muốn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước thì phải phát triển giáo dục - đào tạo. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và nhà nước đã có những biện pháp tăng cường CSVC kỹ thuật cho các trường học để thực hiện đổi mới đồng bộ về nội dung phương pháp, phương tiện dạy học. CSVC trường học là hệ thống các phương tiện vật chất và kỹ thuật cần thiết được giáo viên và học sinh sử dụng để tổ chức hoạt động dạy và học nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra. CSVC của nhà trường bao gồm đồ vật, của cải vật chất và tinh thần, tự nhiên, nhà cửa, sân chơi, đồ dùng dạy học.
Giáo dục và Đào tạo là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển tới một xã hội tốt đẹp, là điều kiện tiên quyết để thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ, hợp tác trí tuệ và tôn trọng lẫn nhau. Chính vì vậy, không chỉ Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới, các Chính phủ đều coi giáo dục là Quốc sách hàng đầu. Với các chức năng đó, giáo dục không thể tách rời đời sống xã hội, giáo dục là sự nghiệp chung của toàn xã hội.