- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong giờ sinh hoạt nhằm nâng cao khả năng thích ứng xã hội cho học sinh THPT NĂM 2021 được soạn dưới dạng file word gồm 67 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Hiện nay, khoa học công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi giáo dục phải đổi mới căn bản và toàn diện để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực đáp ứng được xu thế hội nhập, hợp tác, cùng phát triển. Điều này, hỏi mỗi cá nhân phải nhanh chóng thích ứng với những thay đổi xung quanh. Xã hội càng văn minh, kinh tế càng phát triển đem đến cho con người những thuận lợi và cơ hội để phát huy tiềm năng của bản thân. Tuy nhiên, nó cũng mang lại những khó khăn, thách thức đòi hỏi con người phải trang bị cho mình cả kiến thức và những kỹ năng hành động cần thiết để giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Yêu cầu mới đặt ra cho giáo dục hiện nay là đào tạo ra được nguồn nhân lực không chỉ giỏi chuyên môn mà cần phải có những kĩ năng sống cần thiết đáp ứng được xu thế hội nhập toàn cầu. Để có được sự thành công thì người học cần có tri thức và các kĩ năng thích ứng để làm chủ tri thức và tạo ra được giá trị cốt lõi giúp xã hội phát triển. Trong số những kỹ năng hành động đó, kỹ năng thích ứng xã hội có vai trò rất quan trọng, nó góp phần đảm bảo thành công cho mọi hoạt động mà con người tham gia vào đó. Kỹ năng thích ứng xã hội là thành phần quan trọng trong nhân cách con người trong xã hội hiện đại, giúp con người đáp ứng được với những thay đổi lớn trong hoạt động cũng như trong cuộc sống để có được thành công. Vì vậy, nếu được trang bị và rèn luyện các kỹ năng thích ứng xã hội ngay từ đầu sẽ là điều kiện tốt giúp mỗi cá nhân chuyển dịch nhận thức, thái độ thành hành động thực tế mang tính tích cực tạo nên sự thích ứng với môi trường công việc, môi trường xã hội luôn thay đổi từng ngày. Giáo dục trong xu hướng hiện nay không chỉ hướng vào mục tiêu tạo ra nguồn nhân lực có đầy đủ tri thức mà còn hướng đến mục tiêu phát triển các kỹ năng và giá trị của mỗi cá nhân.
Thực tế, giáo dục nước ta còn ít quan tâm đến việc giáo dục cho học sinh kỹ năng thích ứng với môi trường học tập, môi trường xã hội. Vì vậy, học sinh THPT nói chung còn thiếu hụt rất nhiều những kỹ năng thích ứng xã hội cơ bản, cần thiết để có khả năng đáp ứng tốt với những yêu cầu của xã hội, của cuộc sống đặt ra. Với quan điểm việc nhận thức đúng về cuộc sống sẽ là một nền tảng vững chắc cho cảm xúc và hành động của con người. Ngay từ sớm, nếu học sinh nhận thức được đúng về cuộc sống thì các em sẽ hướng đến tương lai tốt đẹp hơn. Học sinh sẽ biết cách phát triển bản thân, hình thành cho mình sức mạnh về tinh thần và thể chất, từ đó vượt qua những khó khăn, thách thức của cuộc sống, xác định được mục tiêu và nỗ lực phấn đấu vì tương lai của chính mình và những người xung quanh. Lứa tuổi học sinh THPT có nhiều biến đổi quan trọng về sinh lý, tâm lý và xã hội nên việc hình thành, phát triển và rèn luyện kỹ năng thích ứng xã hội cho các em là rất cần thiết.
Giáo viên chủ nhiệm là người có vai trò quan trọng là “linh hồn” của lớp học, quyết định đến sự tiến bộ và phát triển thông qua các hoạt động của học sinh, đồng thời là cánh tay đắc lực giúp nhà trường bao quát mọi hoạt động. Để thực hiện hiệu quả việc đổi mới giáo dục, cùng với thay đổi phương pháp dạy học thì đổi mới trong các giờ sinh hoạt là một trong những nhiệm vụ hàng đầu để hình thành cho người học những năng lực và phẩm chất cốt lõi đáp ứng những đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
Từ thực tế làm công tác chủ nhiệm trong 10 năm, tôi nhận thấy hiệu quả giáo dục nhân cách và kĩ năng sống cho học sinh của bản thân chưa cao. Phần lớn, giờ sinh hoạt của giáo viên chủ nhiệm lớp là việc đưa ra và xử lí những vi phạm nội quy của học sinh trong tuần đó, chưa tạo được hứng thú cho học sinh, chưa mang đến hiệu quả chuyển biến nhiều về chất. Để những giờ sinh hoạt lớp hiệu quả, có ý nghĩa quan trọng trong giáo dục phẩm chất và năng lực thì việc đưa giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lứa tuổi THPT sẽ giúp các em hình thành kĩ năng thích ứng xã hội và góp phần nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, tôi chọn đề tài: “Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong giờ sinh hoạt nhằm nâng cao khả năng thích ứng xã hội cho học sinh THPT ” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm nhằm từng bước thay đổi phương pháp dạy học để phát triển các năng lực của học sinh đáp ứng các yêu cầu của đời sông thực tế.
2. TÊN SÁNG KIẾN: LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG TRONG GIỜ SINH HOẠ NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG XÃ HỘI CHO HỌC SINH THPT.
3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
- Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Trang
- Địa chỉ: Trường THPT Đồng Đậu
- Số điện thoại: 0972.839.786
- Email: nguyenthuthutrang.c3dongdau@vinhphuc.edu.vn
4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN: Nguyễn Thị Thu Trang
5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giờ sinh hoạt lớp
Vấn đề sáng kiến giải quyết: Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong giờ sinh hoạt lớp nhằm nâng cao khả năng thích ứng xã hội cho học sinh THPT.
6. THỜI GIAN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Giờ sinh hoạt lớp - Năm học 2020 - 2021
7. MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN
7.1.1. Mục đích
- Xác định được các kĩ năng thích ứng xã hội cần có của học sinh trong thời đại mới từ đó xác định hướng giáo dục kĩ năng thích hợp.
- Tìm ra các phương pháp giáo dục kĩ năng sống nhằm phát triển năng lực thích ứng xã hội cho học sinh trong công tác chủ nhiệm tại trường THPT A.
- Kiểm chứng các phương pháp giáo dục kĩ năng sống nhằm phát triển năng lực thích ứng xã hội cho học sinh trong công tác chủ nhiệm tại trường THPT A.
- Giúp học sinh hình thành một số kĩ năng sống cần thiết, đồng thời phát triển các năng lực thiết yếu của học sinh đáp ứng yêu cầu của xã hội.
- Giúp phát huy kĩ năng thích ứng xã hội, tự nghiên cứu của học sinh.
- Giúp rèn luyện cho học sinh kỹ năng thu thập, chọn lọc, xử lí các thông tin, biết vận dụng các kiến thức học được vào giải quyết các tình huống của đời sống thực tế.
7.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định các phương pháp tối ưu trong giáo dục kĩ năng sống trong các giờ sinh hoạt lớp nhằm phát triển năng lực người học, hình thành kĩ năng sống cần thiết.
- Xác định được các năng lực và phẩm chất cần có của học sinh trong thời đại mới từ đó xác định hướng dạy học thích hợp nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm lớp.
- Tìm hiểu phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động học theo hướng phát triển năng lực người học.
- Soạn giáo án giáo dục kĩ năng sống theo hướng đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực thích ứng xã hội của học sinh trong giờ sinh hoạt lớp tại trường THPT A.
- Áp dụng giáo án thực nghiệm vào giảng dạy thực tế và đánh giá kết quả thu được.
7.1.3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
7.1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh khối 10 trường THPT A
- Lớp thực nghiệm: 10A9
- Lớp đối chứng: 10A8
7.1.3.2. Khách thể nghiên cứu:
Giáo dục kĩ năng sống trong giờ sinh hoạt lớp nâng cao khả năng thích ứng xã hội cho học sinh THPT
7.1.4. Phạm vi nghiên cứu
- Áp dụng cho các giờ sinh hoạt lớp nhằm nâng cao năng lực thích ứng xã hội của học sinh THPT.
- Nghiên cứu trong học sinh khối 10 trường THPT A.
7.1.5. Phương pháp nghiên cứu
7.1.5.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Phương pháp này được thực hiện nhằm nghiên cứu các tài liệu lí luận và các tài liệu khác liên quan như: Giáo dục kĩ năng sống là gì? Dạy học theo định hướng phát triển năng lực khác gì với dạy học truyền thống? Phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học nào giúp phát triển năng lực người học?... Ngoài ra, có các tài liệu tham khảo khác phục vụ cho thiết kế tiến trình dạy học.
7.1.5.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Tiến hành thực nghiệm tại lớp 10A9 trường THPT A.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm được vận dụng hiệu quả nhằm đánh giá tính khả thi của sáng kiến kinh nghiệm tại lớp thực nghiệm 10A9 trường THPT A
7.1.5.3. Phương pháp điều tra xã hội học
- Đối tượng điều tra là học sinh khối 10 trường THPT A.
- Điều tra bằng phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu nhận xét, phiếu hoạt động nhóm, bài kiểm tra sau các hoạt động của học sinh. Phân tích kết quả để thấy được tính khả thi của đề tài và sự ủng hộ của học sinh đối với việc đổi mới công tác chủ nhiệm nhằm chú trọng phát triển kĩ năng thích ứng xã hội cho học sinh lớp chủ nhiệm.
7.2.1. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Tổng quan về giáo dục kĩ năng sống nhằm nâng cao năng lực thích ứng xã hội.
1.1.Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Kĩ năng sống.
- Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO): KNS là khả năng thực hiện các hành vi có tính thích nghi (adaptive) và tích cực (positive), giúp các cá nhân ứng phó một cách hiệu quả với những đòi hỏi và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Các kỹ năng sống thường có thể được mô tả cụ thể để giúp người học hiểu cần phải làm gì
- Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF): KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và phát triển kỹ năng
- Theo UNESCO, WHO, UNICEF: KNS gồm các kĩ năng cốt lõi sau:
+ Kỹ năng giải quyết vấn đề
+ Kỹ năng suy nghĩ/ tư duy phân tích có phê phán
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
1. LỜI GIỚI THIỆU
Hiện nay, khoa học công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi giáo dục phải đổi mới căn bản và toàn diện để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực đáp ứng được xu thế hội nhập, hợp tác, cùng phát triển. Điều này, hỏi mỗi cá nhân phải nhanh chóng thích ứng với những thay đổi xung quanh. Xã hội càng văn minh, kinh tế càng phát triển đem đến cho con người những thuận lợi và cơ hội để phát huy tiềm năng của bản thân. Tuy nhiên, nó cũng mang lại những khó khăn, thách thức đòi hỏi con người phải trang bị cho mình cả kiến thức và những kỹ năng hành động cần thiết để giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Yêu cầu mới đặt ra cho giáo dục hiện nay là đào tạo ra được nguồn nhân lực không chỉ giỏi chuyên môn mà cần phải có những kĩ năng sống cần thiết đáp ứng được xu thế hội nhập toàn cầu. Để có được sự thành công thì người học cần có tri thức và các kĩ năng thích ứng để làm chủ tri thức và tạo ra được giá trị cốt lõi giúp xã hội phát triển. Trong số những kỹ năng hành động đó, kỹ năng thích ứng xã hội có vai trò rất quan trọng, nó góp phần đảm bảo thành công cho mọi hoạt động mà con người tham gia vào đó. Kỹ năng thích ứng xã hội là thành phần quan trọng trong nhân cách con người trong xã hội hiện đại, giúp con người đáp ứng được với những thay đổi lớn trong hoạt động cũng như trong cuộc sống để có được thành công. Vì vậy, nếu được trang bị và rèn luyện các kỹ năng thích ứng xã hội ngay từ đầu sẽ là điều kiện tốt giúp mỗi cá nhân chuyển dịch nhận thức, thái độ thành hành động thực tế mang tính tích cực tạo nên sự thích ứng với môi trường công việc, môi trường xã hội luôn thay đổi từng ngày. Giáo dục trong xu hướng hiện nay không chỉ hướng vào mục tiêu tạo ra nguồn nhân lực có đầy đủ tri thức mà còn hướng đến mục tiêu phát triển các kỹ năng và giá trị của mỗi cá nhân.
Thực tế, giáo dục nước ta còn ít quan tâm đến việc giáo dục cho học sinh kỹ năng thích ứng với môi trường học tập, môi trường xã hội. Vì vậy, học sinh THPT nói chung còn thiếu hụt rất nhiều những kỹ năng thích ứng xã hội cơ bản, cần thiết để có khả năng đáp ứng tốt với những yêu cầu của xã hội, của cuộc sống đặt ra. Với quan điểm việc nhận thức đúng về cuộc sống sẽ là một nền tảng vững chắc cho cảm xúc và hành động của con người. Ngay từ sớm, nếu học sinh nhận thức được đúng về cuộc sống thì các em sẽ hướng đến tương lai tốt đẹp hơn. Học sinh sẽ biết cách phát triển bản thân, hình thành cho mình sức mạnh về tinh thần và thể chất, từ đó vượt qua những khó khăn, thách thức của cuộc sống, xác định được mục tiêu và nỗ lực phấn đấu vì tương lai của chính mình và những người xung quanh. Lứa tuổi học sinh THPT có nhiều biến đổi quan trọng về sinh lý, tâm lý và xã hội nên việc hình thành, phát triển và rèn luyện kỹ năng thích ứng xã hội cho các em là rất cần thiết.
Giáo viên chủ nhiệm là người có vai trò quan trọng là “linh hồn” của lớp học, quyết định đến sự tiến bộ và phát triển thông qua các hoạt động của học sinh, đồng thời là cánh tay đắc lực giúp nhà trường bao quát mọi hoạt động. Để thực hiện hiệu quả việc đổi mới giáo dục, cùng với thay đổi phương pháp dạy học thì đổi mới trong các giờ sinh hoạt là một trong những nhiệm vụ hàng đầu để hình thành cho người học những năng lực và phẩm chất cốt lõi đáp ứng những đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
Từ thực tế làm công tác chủ nhiệm trong 10 năm, tôi nhận thấy hiệu quả giáo dục nhân cách và kĩ năng sống cho học sinh của bản thân chưa cao. Phần lớn, giờ sinh hoạt của giáo viên chủ nhiệm lớp là việc đưa ra và xử lí những vi phạm nội quy của học sinh trong tuần đó, chưa tạo được hứng thú cho học sinh, chưa mang đến hiệu quả chuyển biến nhiều về chất. Để những giờ sinh hoạt lớp hiệu quả, có ý nghĩa quan trọng trong giáo dục phẩm chất và năng lực thì việc đưa giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lứa tuổi THPT sẽ giúp các em hình thành kĩ năng thích ứng xã hội và góp phần nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, tôi chọn đề tài: “Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong giờ sinh hoạt nhằm nâng cao khả năng thích ứng xã hội cho học sinh THPT ” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm nhằm từng bước thay đổi phương pháp dạy học để phát triển các năng lực của học sinh đáp ứng các yêu cầu của đời sông thực tế.
2. TÊN SÁNG KIẾN: LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG TRONG GIỜ SINH HOẠ NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG XÃ HỘI CHO HỌC SINH THPT.
3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
- Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Trang
- Địa chỉ: Trường THPT Đồng Đậu
- Số điện thoại: 0972.839.786
- Email: nguyenthuthutrang.c3dongdau@vinhphuc.edu.vn
4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN: Nguyễn Thị Thu Trang
5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giờ sinh hoạt lớp
Vấn đề sáng kiến giải quyết: Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong giờ sinh hoạt lớp nhằm nâng cao khả năng thích ứng xã hội cho học sinh THPT.
6. THỜI GIAN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Giờ sinh hoạt lớp - Năm học 2020 - 2021
7. MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN
7.1. PHẦN MỞ ĐẦU
7.1.1. Mục đích
- Xác định được các kĩ năng thích ứng xã hội cần có của học sinh trong thời đại mới từ đó xác định hướng giáo dục kĩ năng thích hợp.
- Tìm ra các phương pháp giáo dục kĩ năng sống nhằm phát triển năng lực thích ứng xã hội cho học sinh trong công tác chủ nhiệm tại trường THPT A.
- Kiểm chứng các phương pháp giáo dục kĩ năng sống nhằm phát triển năng lực thích ứng xã hội cho học sinh trong công tác chủ nhiệm tại trường THPT A.
- Giúp học sinh hình thành một số kĩ năng sống cần thiết, đồng thời phát triển các năng lực thiết yếu của học sinh đáp ứng yêu cầu của xã hội.
- Giúp phát huy kĩ năng thích ứng xã hội, tự nghiên cứu của học sinh.
- Giúp rèn luyện cho học sinh kỹ năng thu thập, chọn lọc, xử lí các thông tin, biết vận dụng các kiến thức học được vào giải quyết các tình huống của đời sống thực tế.
7.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định các phương pháp tối ưu trong giáo dục kĩ năng sống trong các giờ sinh hoạt lớp nhằm phát triển năng lực người học, hình thành kĩ năng sống cần thiết.
- Xác định được các năng lực và phẩm chất cần có của học sinh trong thời đại mới từ đó xác định hướng dạy học thích hợp nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm lớp.
- Tìm hiểu phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động học theo hướng phát triển năng lực người học.
- Soạn giáo án giáo dục kĩ năng sống theo hướng đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực thích ứng xã hội của học sinh trong giờ sinh hoạt lớp tại trường THPT A.
- Áp dụng giáo án thực nghiệm vào giảng dạy thực tế và đánh giá kết quả thu được.
7.1.3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
7.1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh khối 10 trường THPT A
- Lớp thực nghiệm: 10A9
- Lớp đối chứng: 10A8
7.1.3.2. Khách thể nghiên cứu:
Giáo dục kĩ năng sống trong giờ sinh hoạt lớp nâng cao khả năng thích ứng xã hội cho học sinh THPT
7.1.4. Phạm vi nghiên cứu
- Áp dụng cho các giờ sinh hoạt lớp nhằm nâng cao năng lực thích ứng xã hội của học sinh THPT.
- Nghiên cứu trong học sinh khối 10 trường THPT A.
7.1.5. Phương pháp nghiên cứu
7.1.5.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Phương pháp này được thực hiện nhằm nghiên cứu các tài liệu lí luận và các tài liệu khác liên quan như: Giáo dục kĩ năng sống là gì? Dạy học theo định hướng phát triển năng lực khác gì với dạy học truyền thống? Phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học nào giúp phát triển năng lực người học?... Ngoài ra, có các tài liệu tham khảo khác phục vụ cho thiết kế tiến trình dạy học.
7.1.5.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Tiến hành thực nghiệm tại lớp 10A9 trường THPT A.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm được vận dụng hiệu quả nhằm đánh giá tính khả thi của sáng kiến kinh nghiệm tại lớp thực nghiệm 10A9 trường THPT A
7.1.5.3. Phương pháp điều tra xã hội học
- Đối tượng điều tra là học sinh khối 10 trường THPT A.
- Điều tra bằng phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu nhận xét, phiếu hoạt động nhóm, bài kiểm tra sau các hoạt động của học sinh. Phân tích kết quả để thấy được tính khả thi của đề tài và sự ủng hộ của học sinh đối với việc đổi mới công tác chủ nhiệm nhằm chú trọng phát triển kĩ năng thích ứng xã hội cho học sinh lớp chủ nhiệm.
7.2. PHẦN NỘI DUNG
7.2.1. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Tổng quan về giáo dục kĩ năng sống nhằm nâng cao năng lực thích ứng xã hội.
1.1.Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Kĩ năng sống.
- Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO): KNS là khả năng thực hiện các hành vi có tính thích nghi (adaptive) và tích cực (positive), giúp các cá nhân ứng phó một cách hiệu quả với những đòi hỏi và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Các kỹ năng sống thường có thể được mô tả cụ thể để giúp người học hiểu cần phải làm gì
- Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF): KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và phát triển kỹ năng
- Theo UNESCO, WHO, UNICEF: KNS gồm các kĩ năng cốt lõi sau:
+ Kỹ năng giải quyết vấn đề
+ Kỹ năng suy nghĩ/ tư duy phân tích có phê phán
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả
THẦY CÔ TẢI NHÉ!