- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC 8,9 Ở TRƯỜNG THCS NĂM 2022-2023 được soạn dưới dạng file word gồm 28 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến (nêu rõ lĩnh vực có thể áp dụng sáng kiến và vấn đề mà sáng kiến giải quyết) : Chuyên môn Hóa học – Vấn đề: Giáo dục môi trường.
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 01/12/2022
- Mô tả bản chất của sáng kiến (Mô tả ngắn gọn, đầy đủ và rõ ràng các bước thực hiện giải pháp cũng như các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp; nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở thì cần nêu rõ tình trạng của giải pháp đã biết, những nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết. Bản mô tả nội dung sáng kiến có thể minh họa bằng các bản vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp mẫu sản phẩm... nếu cần thiết)
1. Các phương pháp lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào dạy học Hóa học:
- Phương pháp đàm thoại (hỏi, đáp)
- Phương pháp thảo luận.
- Phương pháp sử dụng các tài liệu trực quan trong giờ giảng.
- Phương pháp giảng dạy dùng lời nói để giảng giải, kể chuyện, đọc tài liệu,...
- Phương pháp thực hành, thực nghiệm trong phòng thí nghiệm,..
2. Các hình thức lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào dạy học môn Hóa học 8,9:
2.1. Vận dụng kiến thức trong nội dung bài học để liên hệ thực tế có liên quan đến môi trường:
- Hình thức này không những giúp các em thấy được sự gần gũi giữa Hóa học với thực tiễn mà từ đó các em còn có thể tự mình giải thích được những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên liên quan đến những biến đổi hóa học. Nhờ vậy, nội dung Giáo dục môi trường sẽ trở nên thiết thực và hiệu quả được nâng cao.
- Thông thường, giáo viên thường đưa ra hệ thống các câu hỏi “Tại sao?”, “ như thế nào?” để dẫn dắt các em vào nội dung cần truyền tải.
2.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập liên quan đến Giáo dục môi trường:
- Khi ra các bài tập, giáo viên có thể đưa một số bài tập có liên quan đến Giáo dục môi trường. Trong quá trình giải bài tập, học sinh phải phân tích, tổng hợp, tìm tòi ra nội dung bài giải nhờ đó có thể khắc sâu trong tư tưởng của các em.
2.3. Minh hoạ nội dung Giáo dục môi trường bằng những hình ảnh thực tế:
Giáo viên có thể sưu tầm và đưa vào những hình ảnh cụ thể để minh hoạ cho nội dung Giáo dục môi trường, đó là biện pháp tốt vừa bổ sung tài liệu cho sách giáo khoa, vừa gây hứng thú học tập cho học sinh.
2.4. Đưa vào nội dung bài học những thông tin mang tính thời sự có liên quan đến môi trường:
Hình thức liên hệ thực tiễn này gợi cho học sinh những hình ảnh thiết thực, gần gũi, cho các em thấy được mối quan hệ mật thiết giữa hoá học với đời sống, với môi trường. Từ đó biết vận dụng những kiến thức hoá học vào việc xây dựng, bảo vệ, cải tạo môi trường mà các em đang sống.
2.5. Xem các phim, video clip về hóa học và môi trường:
- Bên cạnh các hình thức gắn nội dung Giáo dục môi trường vào dạy học Hoá học, thì cho học sinh xem các đoạn phim về hoá học và môi trường cũng là một biện pháp thiết thực và bổ ích giúp học sinh tiếp thu một cách thiết thực nhất, sinh động nhất. Thông thường, một đoạn phim hoá học và môi trường tuy dung lượng ngắn, không tốn nhiều thời gian nhưng vẫn đảm bảo truyền tải được đầy đủ thông tin đến học sinh . Nổi bật nhất là các phim về ô nhiễm môi trường , tác hại do con người trực tiếp hay gián tiếp gây ra cho môi trường và cách khắc phục.
- Để kiểm tra nhận thức của học sinh sau khi xem phim, giáo viên nên đưa ra hệ thống các câu hỏi có liên quan để học sinh trả lời. Sau khi phân tích, tổng hợp nội dung trả lời của học sinh, giáo viên rút ra nội dung chính của vấn đề đồng thời gợi mở các biện pháp cải tạo, bảo vệ môi trường.
3. Các quy trình lồng ghép Giáo dục môi trường vào dạy học Hoá học:
3.1.Thu thập và phân loại các tư liệu:
Để đưa nội dung Giáo dục môi trường vào bài giảng một cách sống động, hợp lí giáo viên cần phải có vốn kiến thức phong phú. Muốn được như vậy phải chịu khó thu thập tư liệu (bài viết, phóng sự, tranh ảnh,...). Sau đó, giáo viên phải biết chắt lọc và phân loại theo từng nhóm để dễ dàng khi sử dụng.
3.2. Nghiên cứu kĩ bài giảng:
- Khoa học Hoá học thường có liên quan chặt chẽ tới các vấn đề về môi trường và Giáo dục môi trường, tuy nhiên không phải bất kì bài dạy nào cũng chứa đựng nội dung này. Chính vì vậy giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ nội dung bài giảng và cân nhắc để đưa kiến thức Giáo dục môi trường vào một cách sống động. Bởi vì nếu không logic và phù hợp thì nội dung truyền tải sẽ sáo rỗng, mất giá trị, không còn khoa học.
- Một bài giảng gồm nhiều phần, nhiều mục, tuỳ theo từng nội dung cụ thể mà có thể lồng ghép Giáo dục môi trường bằng nhiều hình thức khác nhau. Nhưng dù thế nào đi nữa, giáo viên cũng phải nắm vững và chính xác mục tiêu bài dạy để từ đó đưa nội dung giáo dục môi trường vào sẽ không bị khập khiễng, thiếu logic.
3.3. Lựa chọn các tư liệu có liên quan đưa vào bài giảng:
- Sau khi đã có kế hoạch và lựa chọn được tư liệu phù hợp, việc đưa nội dung giáo dục môi trường vaò bài giảng sao cho hợp lý là điều quan trọng nhất. Điều lưu ý là vẫn phải đảm bảo truyền đạt đủ kiến thức trọng tâm, từ nội dung bài học, liên hệ đến thực tế hoá học và môi trường, Giáo viên không nên đưa quá nhiều chi tiết lan man, dẫn đến xa rời bài học,...
4. Các nguyên tắc cần thực hiện khi lồng ghép nội dung Giáo dục môi trường vào dạy học Hoá học:
- Nội dung lồng ghép phải đảm bảo tính chính xác, khoa học.
- Phân phối thời gian hợp lí, không đi lan man làm loãng nội dung bài học.
- Nội dung Giáo dục môi trường phải phù hợp với chủ đề, tư tưởng của bài học.
- Các ví dụ, nội dung Giáo dục môi trường giáo viên đưa vào phải ngắn gọn, hấp dẫn, lôi cuốn được sự chú ý của học sinh.
- Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
+ Người giáo viên phải vận dụng, đúc kết linh hoạt, sáng tạo, có đam mê mới có thể tập trung công sức, thời gian tìm kiếm, lựa chọn những thông tin, hình ảnh phù hợp với nội dung từng chương, từng bài học.
+ Học sinh phải thích ứng với phương pháp tích cực, tự giác trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình và kết quả chung của lớp thông qua việc tích cực thực hành, thảo luận, suy nghĩ trong quá trình lĩnh hội tri thức, chiếm lĩnh nội dung học tập.
+ Cần có sự phối hợp đồng bộ để việc Giáo dục môi trường có hiệu quả hơn.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả (So sánh lợi ích kinh tế, xã hội thu được khi áp dụng giải pháp so với trường hợp không áp dụng giải pháp đó, hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở)
+ Nhờ áp dụng sáng kiến kinh nghiệm nên đã có sự thay đổi nhận thức về môi trường của học sinh một cách rõ ràng, các em đã có những hiểu biết sâu hơn, có những ý tưởng tốt cho những giải pháp bảo vệ môi trường.
+ Học sinh nhận ra được các hành động thường ngày của mình cũng có thể góp phần hạn chế sự ô nhiễm môi trường.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/TT-BKHCN ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN THANH XUÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/TT-BKHCN ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN THANH XUÂN
Họ và tên | Ngày tháng năm sinh | Nơi công tác | Chức danh | Trình độ chuyên môn | Tên sáng kiến |
Khuất Thị Minh Tân | 31/01/1980 | Trường THCS Khương Đình | Tổ trưởng chuyên môn | ĐHSP | LỒNG GHÉP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC 8,9 Ở TRƯỜNG THCS |
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến (nêu rõ lĩnh vực có thể áp dụng sáng kiến và vấn đề mà sáng kiến giải quyết) : Chuyên môn Hóa học – Vấn đề: Giáo dục môi trường.
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 01/12/2022
- Mô tả bản chất của sáng kiến (Mô tả ngắn gọn, đầy đủ và rõ ràng các bước thực hiện giải pháp cũng như các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp; nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở thì cần nêu rõ tình trạng của giải pháp đã biết, những nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết. Bản mô tả nội dung sáng kiến có thể minh họa bằng các bản vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp mẫu sản phẩm... nếu cần thiết)
1. Các phương pháp lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào dạy học Hóa học:
- Phương pháp đàm thoại (hỏi, đáp)
- Phương pháp thảo luận.
- Phương pháp sử dụng các tài liệu trực quan trong giờ giảng.
- Phương pháp giảng dạy dùng lời nói để giảng giải, kể chuyện, đọc tài liệu,...
- Phương pháp thực hành, thực nghiệm trong phòng thí nghiệm,..
2. Các hình thức lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào dạy học môn Hóa học 8,9:
2.1. Vận dụng kiến thức trong nội dung bài học để liên hệ thực tế có liên quan đến môi trường:
- Hình thức này không những giúp các em thấy được sự gần gũi giữa Hóa học với thực tiễn mà từ đó các em còn có thể tự mình giải thích được những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên liên quan đến những biến đổi hóa học. Nhờ vậy, nội dung Giáo dục môi trường sẽ trở nên thiết thực và hiệu quả được nâng cao.
- Thông thường, giáo viên thường đưa ra hệ thống các câu hỏi “Tại sao?”, “ như thế nào?” để dẫn dắt các em vào nội dung cần truyền tải.
2.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập liên quan đến Giáo dục môi trường:
- Khi ra các bài tập, giáo viên có thể đưa một số bài tập có liên quan đến Giáo dục môi trường. Trong quá trình giải bài tập, học sinh phải phân tích, tổng hợp, tìm tòi ra nội dung bài giải nhờ đó có thể khắc sâu trong tư tưởng của các em.
2.3. Minh hoạ nội dung Giáo dục môi trường bằng những hình ảnh thực tế:
Giáo viên có thể sưu tầm và đưa vào những hình ảnh cụ thể để minh hoạ cho nội dung Giáo dục môi trường, đó là biện pháp tốt vừa bổ sung tài liệu cho sách giáo khoa, vừa gây hứng thú học tập cho học sinh.
2.4. Đưa vào nội dung bài học những thông tin mang tính thời sự có liên quan đến môi trường:
Hình thức liên hệ thực tiễn này gợi cho học sinh những hình ảnh thiết thực, gần gũi, cho các em thấy được mối quan hệ mật thiết giữa hoá học với đời sống, với môi trường. Từ đó biết vận dụng những kiến thức hoá học vào việc xây dựng, bảo vệ, cải tạo môi trường mà các em đang sống.
2.5. Xem các phim, video clip về hóa học và môi trường:
- Bên cạnh các hình thức gắn nội dung Giáo dục môi trường vào dạy học Hoá học, thì cho học sinh xem các đoạn phim về hoá học và môi trường cũng là một biện pháp thiết thực và bổ ích giúp học sinh tiếp thu một cách thiết thực nhất, sinh động nhất. Thông thường, một đoạn phim hoá học và môi trường tuy dung lượng ngắn, không tốn nhiều thời gian nhưng vẫn đảm bảo truyền tải được đầy đủ thông tin đến học sinh . Nổi bật nhất là các phim về ô nhiễm môi trường , tác hại do con người trực tiếp hay gián tiếp gây ra cho môi trường và cách khắc phục.
- Để kiểm tra nhận thức của học sinh sau khi xem phim, giáo viên nên đưa ra hệ thống các câu hỏi có liên quan để học sinh trả lời. Sau khi phân tích, tổng hợp nội dung trả lời của học sinh, giáo viên rút ra nội dung chính của vấn đề đồng thời gợi mở các biện pháp cải tạo, bảo vệ môi trường.
3. Các quy trình lồng ghép Giáo dục môi trường vào dạy học Hoá học:
3.1.Thu thập và phân loại các tư liệu:
Để đưa nội dung Giáo dục môi trường vào bài giảng một cách sống động, hợp lí giáo viên cần phải có vốn kiến thức phong phú. Muốn được như vậy phải chịu khó thu thập tư liệu (bài viết, phóng sự, tranh ảnh,...). Sau đó, giáo viên phải biết chắt lọc và phân loại theo từng nhóm để dễ dàng khi sử dụng.
3.2. Nghiên cứu kĩ bài giảng:
- Khoa học Hoá học thường có liên quan chặt chẽ tới các vấn đề về môi trường và Giáo dục môi trường, tuy nhiên không phải bất kì bài dạy nào cũng chứa đựng nội dung này. Chính vì vậy giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ nội dung bài giảng và cân nhắc để đưa kiến thức Giáo dục môi trường vào một cách sống động. Bởi vì nếu không logic và phù hợp thì nội dung truyền tải sẽ sáo rỗng, mất giá trị, không còn khoa học.
- Một bài giảng gồm nhiều phần, nhiều mục, tuỳ theo từng nội dung cụ thể mà có thể lồng ghép Giáo dục môi trường bằng nhiều hình thức khác nhau. Nhưng dù thế nào đi nữa, giáo viên cũng phải nắm vững và chính xác mục tiêu bài dạy để từ đó đưa nội dung giáo dục môi trường vào sẽ không bị khập khiễng, thiếu logic.
3.3. Lựa chọn các tư liệu có liên quan đưa vào bài giảng:
- Sau khi đã có kế hoạch và lựa chọn được tư liệu phù hợp, việc đưa nội dung giáo dục môi trường vaò bài giảng sao cho hợp lý là điều quan trọng nhất. Điều lưu ý là vẫn phải đảm bảo truyền đạt đủ kiến thức trọng tâm, từ nội dung bài học, liên hệ đến thực tế hoá học và môi trường, Giáo viên không nên đưa quá nhiều chi tiết lan man, dẫn đến xa rời bài học,...
4. Các nguyên tắc cần thực hiện khi lồng ghép nội dung Giáo dục môi trường vào dạy học Hoá học:
- Nội dung lồng ghép phải đảm bảo tính chính xác, khoa học.
- Phân phối thời gian hợp lí, không đi lan man làm loãng nội dung bài học.
- Nội dung Giáo dục môi trường phải phù hợp với chủ đề, tư tưởng của bài học.
- Các ví dụ, nội dung Giáo dục môi trường giáo viên đưa vào phải ngắn gọn, hấp dẫn, lôi cuốn được sự chú ý của học sinh.
- Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
+ Người giáo viên phải vận dụng, đúc kết linh hoạt, sáng tạo, có đam mê mới có thể tập trung công sức, thời gian tìm kiếm, lựa chọn những thông tin, hình ảnh phù hợp với nội dung từng chương, từng bài học.
+ Học sinh phải thích ứng với phương pháp tích cực, tự giác trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình và kết quả chung của lớp thông qua việc tích cực thực hành, thảo luận, suy nghĩ trong quá trình lĩnh hội tri thức, chiếm lĩnh nội dung học tập.
+ Cần có sự phối hợp đồng bộ để việc Giáo dục môi trường có hiệu quả hơn.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả (So sánh lợi ích kinh tế, xã hội thu được khi áp dụng giải pháp so với trường hợp không áp dụng giải pháp đó, hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở)
+ Nhờ áp dụng sáng kiến kinh nghiệm nên đã có sự thay đổi nhận thức về môi trường của học sinh một cách rõ ràng, các em đã có những hiểu biết sâu hơn, có những ý tưởng tốt cho những giải pháp bảo vệ môi trường.
+ Học sinh nhận ra được các hành động thường ngày của mình cũng có thể góp phần hạn chế sự ô nhiễm môi trường.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!