- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
Sáng kiến kinh nghiệm MĨ THUẬT THCS : Giải pháp sử dụng đồ dùng trực quan,chất liệu và trò chơi giúp học sinh yêu thích phân môn vẽ trang trí được soạn dưới dạng file word gồm 10 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Kính gửi : Hội đồng thẩm định sáng kiến phòng GD&ĐT huyện .............
I.Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng:
- Tên sáng kiến :Giải pháp sử dụng đồ dùng trực quan,chất liệu và trò chơi giúp học sinh yêu thích phân môn vẽ trang trí
- Lĩnh vực áp dụng: Giaó dục
II. Nội dung
1. Giải pháp cũ thường làm:
- Nêu chi tiết giải pháp cũ:
Với cách dạy truyền thống giáo viên dựa chủ yếu vào tranh mẫu trong sách giáo khoa, và một số tranh thuộc thiết bị dạy học để hướng dẫn cho học sinh, liên hệ thực tế còn hạn chế, đồ dùng dạy học chưa phong phú, trò chơi để tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết dạy rất ít, và có tiết không có, nên không tạo được hứng thú cũng như khả năng sáng tạo của học sinh.
Chính vì thế mà chưa tạo được không khí hào hứng, sôi nổi trong khi học và chưa giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí trong đời sống nên vẫn còn nhiều em chưa yêu thích môn Mĩ thuật và chưa hiểu vẻ đẹp của trang trí trong đời sống. Vẫn còn nhiều tiết học giáo viên chưa thường xuyên so sánh giữa trang trí ứng dụng và trang trí cơ bản, việc này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự hiểu biết của các em đối với phân môn Vẽ trang trí trong cả học tập lẫn thực tế cuộc sống.
Vớ như với bài “Trang trí đĩa tròn”của lớp 7
Củng cố: Gv chọn một số bài vẽ đep và chưa đẹp cho học sinh nhận xét về bố cục, họa tiết, màu sắc.
- Ưu điểm: phần lý thuyết được tiến hành ngắn gọn hơn, học sinh có thời gian làm bài nhiều hơn.
- Nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục: học sinh học một cách thụ động,bài làm thường dập khuôn theo mẫu, bắt chước làm theo một cách máy móc theo sự hướng dẫn của thầy,chưa có hứng thú và say mê , bài vẽ chưa phong phú, khả năng sáng tạo bị hạn chế.
2. Giải pháp mới cải tiến:
Hiểu rõ vai trò của phân môn trang trí trong Mĩ thuật, thấy sự cần thiết của cái đẹp trong bài vẽ trang trớ cũng như trong bài vẽ ứng dụng,việc sáng tạo ở bất cứ lĩnh vực nào cũng là cần thiết. Do vậy,giáo viên phải luôn nỗ lực, phấn đấu để trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, trau dồi vốn hiểu biết về cuộc sống. Đồng thời phải luôn thay đổi phương pháp dạy học, tích cực, chủ động trong mọi tình huống sư phạm để giúp học sinh phát triển mọi mặt.
Việc dạy và học phân môn vẽ trang trí ở các trường THCS, vẫn còn tình trạng còn phụ thuộc vào mẫu sẵn có trong sách giáo khoa, trong tranh ảnh có sẵn, nên các em luôn bị động, ít sáng tạo, thiếu hiểu biết về cuộc sống.Giaó viên đôi khi còn coi nhẹ việc sử dụng đồ dùng dạy học, ít cho học sinh chơi các trò chơi nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết,tạo hứng thỳ và sự say mờ sỏng tạo trong giờ học đồng thời tốt củng cố nội dung bài học.
Do vậy, để giải quyết tình trạng này, bản thân tôi nhận thấy cần phải có một số giải pháp nhằm phát triển khả năng sáng tạo ở học sinh, từ đó giúp các em có cái nhìn tốt hơn về môn học Mĩ thuật, về sự tồn tại của cái đẹp trong cuộc sống. Đăc biệt là đối với phân môn Vẽ trang trí, phân môn đòi hỏi sự sáng tạo thường xuyên.
Vì vậy đồ dùng trực quan cần có sự chọn lọc kĩ lưỡng, một đồ dùng trực quan có trọng tâm, có thẩm mĩ sẽ khai thác được mục tiêu của bài học, học sinh có thêm hứng khởi trong suốt tiết học và tự tin với những ý tưởng sáng tạo của mình,và ngược lại.
- Mô tả bản chất của giải pháp mới:
2.1. Sử dụng dụng cụ trực quan trong tiết dạy để nâng cao sự quan sát, sự hiểu và kích thích trí tưởng tượng, óc sáng tạo của học sinh.
Trong quá trình giảng dạy, mặc dù giáo viên đã cho học sinh quan sát một số đồ dùng trực quan về hoạ tiết, bố cục, màu, trang trí cơ bản, ứng dụng nhưng cũng cần cho học sinh tham khảo thêm một số đồ dùng thực tế ví dụ như: Khăn, áo, chén, đĩa, thảm…để học sinh nhận thấy vẻ đẹp, sự đơn giản hay phức tạp, màu sắc hài hoà hay rực rỡ…
Đồng thời giáo viên cũng cần cho học sinh xem đồ dùng trực quan do chính giáo viên làm, tuy nhiên đồ dùng trực quan này phải luôn thay đổi, mới lạ, độc đáo thì mới hấp dẫn trí tò mò của học sinh.
Đồ dùng trực quan mà Bộ giáo dục và Đào tạo cấp chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho học sinh vì đa số là tranh phóng lớn trong sách giáo khoa, nếu quá lạm dụng bộ tranh này mà không có thêm tranh, ảnh, vật dụng thì học sinh sẽ thấy rất nhàm chán. Do đó, giáo viên luôn phải linh hoạt, cần chú ý sưu tầm thêm tư liệu, thường xuyên vẽ để tạo cái mới cho mình từ đó tác động cho học sinh ý thức tư duy, sáng tạo.
Việc sử dụng công nghệ thông tin vào trong mỗi tiết dạy cũng vô cùng quan trọng, có thể vừa áp dụng công nghệ thông tin vừa kết hợp phương pháp giảng dạy truyền thống để bài dạy trở nên thú vị hơn, nhưng cũng không lạm dụng quá nhiều vào giáo án điện tử. Có thể cho học sinh xem mẫu một số vật dụng hoặc tranh vẽ trang trí ở trên máy nhưng phần hướng dẫn cách vẽ giáo viên lại hướng dẫn trực tiếp để học sinh nắm rõ hơn nội dung bài học.
Có thể cho học sinh xem dụng cụ trực quan bằng cách cho học sinh xem một số bài vẽ của học sinh năm trước ở mỗi bài để học sinh rút kinh nghiệm và vẽ tốt hơn ở bài của mình. Đối với các bài trang trí ứng dụng thì giáo viên nên cho học sinh xem vật trực tiếp đã được ứng dụng từ trang trí cơ bản để học sinh nhớ lâu hơn và không bị nhầm lẫn giữa hai cách trang trí này.
Dụng cụ trực quan có tác dụng vô cùng lớn trong việc kích thích sự hiểu của học sinh, giúp học sinh thấy rõ hơn, hiểu rõ hơn mục đích của trang trí, yêu thích
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi : Hội đồng thẩm định sáng kiến phòng GD&ĐT huyện .............
I.Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng:
- Tên sáng kiến :Giải pháp sử dụng đồ dùng trực quan,chất liệu và trò chơi giúp học sinh yêu thích phân môn vẽ trang trí
- Lĩnh vực áp dụng: Giaó dục
II. Nội dung
1. Giải pháp cũ thường làm:
- Nêu chi tiết giải pháp cũ:
Với cách dạy truyền thống giáo viên dựa chủ yếu vào tranh mẫu trong sách giáo khoa, và một số tranh thuộc thiết bị dạy học để hướng dẫn cho học sinh, liên hệ thực tế còn hạn chế, đồ dùng dạy học chưa phong phú, trò chơi để tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết dạy rất ít, và có tiết không có, nên không tạo được hứng thú cũng như khả năng sáng tạo của học sinh.
Chính vì thế mà chưa tạo được không khí hào hứng, sôi nổi trong khi học và chưa giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí trong đời sống nên vẫn còn nhiều em chưa yêu thích môn Mĩ thuật và chưa hiểu vẻ đẹp của trang trí trong đời sống. Vẫn còn nhiều tiết học giáo viên chưa thường xuyên so sánh giữa trang trí ứng dụng và trang trí cơ bản, việc này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự hiểu biết của các em đối với phân môn Vẽ trang trí trong cả học tập lẫn thực tế cuộc sống.
Vớ như với bài “Trang trí đĩa tròn”của lớp 7
Hoạt động của GV-HS | Ghi bảng |
Hoạt động 1(7’): Hướng dẫn quan sát, nhận xét: - GV: Trong thực tế có rất nhiều loại đĩa được trang trớ theo những kiểu khác nhau. - Đĩa tròn thường dùng để làm gì? - Gv giới thiệu một số đĩa trang trí dạng hình tròn. - Họa tiết được sử dụng trong đĩa là những họa tiết gì? - Đĩa tròn thường sử dụng những cách sắp xếp bố cục nào? - GV nhận xét, chốt ý, ghi bảng. | I. Quan sát, nhận xét - Đĩa dùng Để đựng đồ ăn, hoặc chỉ dùng để bày trang trí. - Hoạ tiết hoa, lá, chim, thú...đã được cách điệu. - Thường sử dụng cách sắp xếp nhắc lại, xen kẽ, đối xứng và mảng hình không đều. |
Hoạt động 2(8’): Hướng dẫn hs cách trang trí đĩa: - GV treo hình minh họa các bước trang trí đĩa tròn - Có mấy bước vẽ bài trang trí đĩa tròn cơ bản? - GV nhận xét, ghi bảng.vẽ minh họa lên bảng theo từng bước. | II. Cách trang trí: * Gồm có 4 bước: - Vẽ các đường tròn đồng tâm có bán kính khác nhau. - Sắp xếp bố cục (phân chia mảng chính, phụ) - Vẽ họa tiết vào các mảng. -Vẽ màu phù hợp |
Hoạt động 3(20’): Hướng dẫn thực hành: - Trang trí một đĩa tròn có đường kính khoảng 16 ¨ 18cm, vẽ bằng màu tuỳ chọn. - GV cho HS xem bài của HS khóa trước để rút kinh nghiệm. - GV quan sát, hướng dẫn chung và gợi ý riêng cho từng HS. | *Bài tập: - Trang trí đĩa tròn có đường kính 16 hoặc 18 cm |
- Ưu điểm: phần lý thuyết được tiến hành ngắn gọn hơn, học sinh có thời gian làm bài nhiều hơn.
- Nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục: học sinh học một cách thụ động,bài làm thường dập khuôn theo mẫu, bắt chước làm theo một cách máy móc theo sự hướng dẫn của thầy,chưa có hứng thú và say mê , bài vẽ chưa phong phú, khả năng sáng tạo bị hạn chế.
2. Giải pháp mới cải tiến:
Hiểu rõ vai trò của phân môn trang trí trong Mĩ thuật, thấy sự cần thiết của cái đẹp trong bài vẽ trang trớ cũng như trong bài vẽ ứng dụng,việc sáng tạo ở bất cứ lĩnh vực nào cũng là cần thiết. Do vậy,giáo viên phải luôn nỗ lực, phấn đấu để trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, trau dồi vốn hiểu biết về cuộc sống. Đồng thời phải luôn thay đổi phương pháp dạy học, tích cực, chủ động trong mọi tình huống sư phạm để giúp học sinh phát triển mọi mặt.
Việc dạy và học phân môn vẽ trang trí ở các trường THCS, vẫn còn tình trạng còn phụ thuộc vào mẫu sẵn có trong sách giáo khoa, trong tranh ảnh có sẵn, nên các em luôn bị động, ít sáng tạo, thiếu hiểu biết về cuộc sống.Giaó viên đôi khi còn coi nhẹ việc sử dụng đồ dùng dạy học, ít cho học sinh chơi các trò chơi nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết,tạo hứng thỳ và sự say mờ sỏng tạo trong giờ học đồng thời tốt củng cố nội dung bài học.
Do vậy, để giải quyết tình trạng này, bản thân tôi nhận thấy cần phải có một số giải pháp nhằm phát triển khả năng sáng tạo ở học sinh, từ đó giúp các em có cái nhìn tốt hơn về môn học Mĩ thuật, về sự tồn tại của cái đẹp trong cuộc sống. Đăc biệt là đối với phân môn Vẽ trang trí, phân môn đòi hỏi sự sáng tạo thường xuyên.
Vì vậy đồ dùng trực quan cần có sự chọn lọc kĩ lưỡng, một đồ dùng trực quan có trọng tâm, có thẩm mĩ sẽ khai thác được mục tiêu của bài học, học sinh có thêm hứng khởi trong suốt tiết học và tự tin với những ý tưởng sáng tạo của mình,và ngược lại.
- Mô tả bản chất của giải pháp mới:
2.1. Sử dụng dụng cụ trực quan trong tiết dạy để nâng cao sự quan sát, sự hiểu và kích thích trí tưởng tượng, óc sáng tạo của học sinh.
Trong quá trình giảng dạy, mặc dù giáo viên đã cho học sinh quan sát một số đồ dùng trực quan về hoạ tiết, bố cục, màu, trang trí cơ bản, ứng dụng nhưng cũng cần cho học sinh tham khảo thêm một số đồ dùng thực tế ví dụ như: Khăn, áo, chén, đĩa, thảm…để học sinh nhận thấy vẻ đẹp, sự đơn giản hay phức tạp, màu sắc hài hoà hay rực rỡ…
Đồng thời giáo viên cũng cần cho học sinh xem đồ dùng trực quan do chính giáo viên làm, tuy nhiên đồ dùng trực quan này phải luôn thay đổi, mới lạ, độc đáo thì mới hấp dẫn trí tò mò của học sinh.
Đồ dùng trực quan mà Bộ giáo dục và Đào tạo cấp chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho học sinh vì đa số là tranh phóng lớn trong sách giáo khoa, nếu quá lạm dụng bộ tranh này mà không có thêm tranh, ảnh, vật dụng thì học sinh sẽ thấy rất nhàm chán. Do đó, giáo viên luôn phải linh hoạt, cần chú ý sưu tầm thêm tư liệu, thường xuyên vẽ để tạo cái mới cho mình từ đó tác động cho học sinh ý thức tư duy, sáng tạo.
Việc sử dụng công nghệ thông tin vào trong mỗi tiết dạy cũng vô cùng quan trọng, có thể vừa áp dụng công nghệ thông tin vừa kết hợp phương pháp giảng dạy truyền thống để bài dạy trở nên thú vị hơn, nhưng cũng không lạm dụng quá nhiều vào giáo án điện tử. Có thể cho học sinh xem mẫu một số vật dụng hoặc tranh vẽ trang trí ở trên máy nhưng phần hướng dẫn cách vẽ giáo viên lại hướng dẫn trực tiếp để học sinh nắm rõ hơn nội dung bài học.
Có thể cho học sinh xem dụng cụ trực quan bằng cách cho học sinh xem một số bài vẽ của học sinh năm trước ở mỗi bài để học sinh rút kinh nghiệm và vẽ tốt hơn ở bài của mình. Đối với các bài trang trí ứng dụng thì giáo viên nên cho học sinh xem vật trực tiếp đã được ứng dụng từ trang trí cơ bản để học sinh nhớ lâu hơn và không bị nhầm lẫn giữa hai cách trang trí này.
Dụng cụ trực quan có tác dụng vô cùng lớn trong việc kích thích sự hiểu của học sinh, giúp học sinh thấy rõ hơn, hiểu rõ hơn mục đích của trang trí, yêu thích
THẦY CÔ TẢI NHÉ!