MÔN ÂM NHẠC

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
85,989
Điểm
113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN ÂM NHẠC THCS NĂM 2024; Sáng tạo trong dạy hát để phát huy tính năng động cho học sinh được soạn dưới dạng file word gồm 9 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Sáng tạo trong dạy hát để phát huy tính năng động cho học sinh



I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lí do chọn đề tài


-Thực hiện nhiệm vụ giáo dục là đổi mới phương pháp dạy học nhằm mục đích ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo. Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động học tập thì phương pháp dạy học được xem như là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc chỉ đạo, tổ chức các hoạt động học tập nhằm giúp học sinh chủ động đạt các mục tiêu dạy học.

- Mỗi một phân môn giúp học sinh có những kiến thức, kỹ năng và thái độ học tập tốt qua mỗi bài học. Đặc biệt là phân môn học hát, với phân môn này giúp các em học sinh phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, tự tin hơn trong học tập, tăng thêm sự phấn khích, hứng thú trong giờ học. Học sinh học hát là tiếp xúc với Âm nhạc có lời, mỗi bài hát là một cảm xúc riêng, có nội dung cụ thể về sự vật hiện tượng, được diễn tả bằng âm nhạc và ngôn ngữ văn học. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm và đề tài này đã góp phần giải quyết khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ giảng dạy cho giáo viên.

2. Sáng kiến kinh nghiệm đã giải quyết khó khăn trong công tác giảng dạy. - Đối với học sinh THCS, sự năng động trong hoạt động học tập cần thiết muốn tìm hiểu và khám phá năng lực của mình thì thông qua các hoạt học tập gắn với các trò chơi để tiết học sinh động đạt hiệu quả . Phương pháp này, giúp học sinh mạnh dạn, và tự tin hơn khi thể hiện trước đám đông đồng thời phát huy được tính cực, chủ động và sáng tạo của các em nhằm phát triển năng lực nhận thức của HS. Các em biết thưởng thức cái hay, cái đẹp trong âm nhạc, mỗi một bài hát giúp các em hiểu biết thêm về tác giả,về một hay nhiều vấn đề hoặc một đặc điểm riêng của bài hát.

- Sự phong phú về mặt nội dung trong các bài hát giúp học sinh hiểu biết thêm về cuộc sống. Các hình tượng âm nhạc cũng nâng cao khả năng nhận thức và hiểu biết của các em, giáo dục các em những tình cảm tốt đẹp, giúp các em tự tin và chủ động yêu thích hơn môn Âm nhạc đồng thời phát huy khả năng tham gia ca hát ở trong và ngoài trường học.

-Xuất phát từ đặc trưng của bộ môn, âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật kế thừa và phát huy chương trình âm nhạc đã có, chú trọng đến tính dân tộc và hiện đại,bên cạnh đó còn chú trọng đến thực hành như ca hát, biểu diễn, các buổi học tập ở ngoài lớp, tham quan, nghe nói chuyện, xem biểu diễn… nên các em nghĩ đây là bộ môn khó học.

3. Dự kiến phương pháp giải quyết vấn đề

-Vào đầu mỗi tiết học, giáo viên có thể cho học sinh hát và tự đánh giá lẫn nhau nhằm tạo cho các em thêm yêu thích bộ môn. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh lắng nghe tiết tấu của từng nốt nhạc để nhận biết, thực hiện lại đồng thời đoán xem tiết tấu nào của bài hoặc đưa ra một chủ đề, yêu cầu học sinh tự đặt lời mới.

- Thay đổi giọng và tốc độ của bài hát: Yêu cầu học sinh hát ở các giọng khác nhau, tốc độ khác nhau (chọn giọng và tốc độ phù hợp)

- Học sinh dàn dựng và trình bày bài hát: Học sinh tự chọn nhóm hát như hát nối tiếp, đối đáp, có lĩnh xướng, hát bè, hát đuổi.

- Xây dựng hình tiết tấu hoặc sáng tác giai điệu. Phổ nhạc cho câu thơ hoặc đọc thơ theo tiết tấu: giáo viên đưa ra một hai câu thơ ngắn và yêu cầu học sinh dựng thành giai điệu.

II.NỘI DUNG. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.

1. Nội dung


a.Trước đây, trong quá trình giảng dạy theo cách dạy truyền thống nghe đàn và thực hiện, dựa vào sách giáo khoa đọc chép nhiều theo kiểu rập khuôn thì làm cho HS chán, không phát huy được tính tích cực , năng lực của các em.

- Quan niệm và cảm xúc của mỗi người trước cái đẹp luôn khác nhau, từ quan niệm đó nảy sinh nhiều ý tưởng và trường phái khác nhau trong nghệ thuật. Trong quá trình giảng dạy âm nhạc ở trường THCS, giáo viên cần tạo mọi điều kiện để học sinh phát huy được những cảm xúc nghệ thuật, những sáng tạo trong học tập. Muốn làm được điều đó học sinh cần có quá trình rèn luyện không chỉ ở môn âm nhạc. Sáng tạo trong học tập giúp học sinh phát huy được những suy nghĩ tư tưởng và hành động của mình, nâng cao kết quả học tập và hình thành những năng lực riêng biệt của các em

*Ưu điểm :

- Âm nhạc là một môn học độc lập trong chương trình THCS. Dạy và học nghiêm túc, có kiểm tra, đánh giá cuối năm và kết quả là một trong những tiêu chuẩn để xét lên lớp.

- Nhà trường và Ban giám hiệu quan tâm thường xuyên.

- Có máy tính, máy chiếu để phục vụ dạy học.

- Giáo viên nắm chắc về chuyên môn, tích cực tìm tòi, nghiên cứu những phương pháp mới để vận dụng trong quá trình giảng dạy.

*Hạn chế:

- Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học âm nhạc ở THCS nhà trường không có phòng học chức năng, nhạc cụ chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu đặc trưng của bộ môn như tranh ảnh để phục vụ cho công tác dạy học bộ môn âm nhạc còn hạn chế

b.Hiện nay giáo viên tự tìm tài liệu, sưu tầm đồ dùng dạy học. Trong khi đó yêu cầu của bộ môn lại cần phải có những trang thiết bị để phục vụ cho việc dạy và học.

- Giáo viên cần tìm hiểu sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo khác.


c. Tại sao cần phải thay đổi phương pháp dạy học

- Đối với học sinh trường THCS Long Tuyền nói chung, riêng một số em là con em thuộc thành phần buôn bán nhỏ, làm thuê, đời sống còn nhiều khó khăn nên các em ít quan tâm đến việc học tập. Vì vậy với môn học âm nhạc cũng không ngoại lệ, vì thế hiểu biết về âm nhạc đang còn nhiều hạn chế, chưa sâu rộng, không kích thích các em học tập. Đa phần học sinh bị chi phối, ảnh hưởng về các môn chính, phần nào xao lãng việc học môn âm nhạc.

- Phương pháp phát huy tính năng động sáng tạo, năng động làm cho các em giảm đi sự căng thăng ở các môn học, rèn cho mình tính năng động, nhạy bén trong học tập thông qua các hoạt trò chơi tiết học .

2. Những biện pháp thực hiện

a.Cơ sở pháp lí

- Học hát thực chất là quá trình bắt chước của học sinh để hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Sự bắt chước này gồm hoạt động nghe giáo viên hát mẫu, hoặc đánh đàn rồi tái hiện lại. Với sự bắt chước đó thì chưa thể coi là sáng tạo, vậy muốn có sự sáng tạo giáo viên cần phải làm như thế nào?

1714579545861.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn--2024 -SKKN NHẠC doc.doc
    100 KB · Lượt tải : 1
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ QUAN TÂM
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    báo cao sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm 4 5 tuổi âm nhạc violet sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc 3 đến 4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc 4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc 5-6 tuổi sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc cho trẻ mầm non sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 1 violet sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 2 violet sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc mầm non sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc mầm non 3 tuổi sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc mầm non mới nhất sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc nhà trẻ sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc thcs sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học 2018 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc trẻ 24 36 tháng sáng kiến kinh nghiệm cảm thụ âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm giáo dục âm nhạc mầm non sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn âm nhạc violet sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc 3-4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc bậc mầm non sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc bậc tiểu học sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc thcs sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc thcs 2018 sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc thcs violet sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc tiểu học sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc violet sáng kiến kinh nghiệm nhà trẻ môn âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm về âm nhạc mầm non đề tài sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top