- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN GDCD THCS: Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD ở trường THCS Chương trình GDPT 2018 được soạn dưới dạng file word gồm 9 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Kế thừa tư tưởng của ông cha đi trước, hiện nay, Đảng ta luôn xem việc chọn nhân tài, bồi dưỡng nhân tài là một phần quan trọng trong quốc sách phát triển con người, điều đó được thể hiện qua việc chỉ đạo dạy và học trong các nhà trường. Nghị quyết số 29 của Hội nghị trung ương 8 khoá XI năm 2013 đã chỉ rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bòi dưỡng nhân tài”. Trong Điều 1- Quy chế thi chọn học sinh giỏi quốc gia các bậc phổ thông (Ban hành theo Quyết định số 3479/1997-QĐ-BGD&ĐT ngày 01-11-1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) cũng đã nêu rõ việc thi chọn học sinh giỏi nhằm “động viên, khích lệ những học sinh học giỏi và các giáo viên dạy giỏi; góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất lương dạy và học, chất lượng của công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục; đồng thời nhằm phát hiện học sinh có năng khiếu về môn học để tiếp tục bồi dưỡng ở cấp học cao hơn, nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước.”. Như vậy, có thể nói rằng, đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi là vấn đề cần thiết và cấp bách, bởi vì hơn lúc nào hết, đất nước đang cần những con người tài năng để đón đầu, tiếp thu những thành tựu khoa học mới, công nghệ hiện đại để đáp ứng được nhu cầu đổi mới, hội nhập hiện nay. Trong bất cứ một thời đại nào, những người giỏi, người tài luôn được trọng dụng để có thể cống hiến nhiệt huyết và tài năng cho công cuộc xây dựng đất nước.
Mặt khác, kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi là một tiêu chí không thể thiếu để đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên giảng dạy và sự phát triển của nhà trường. Mỗi học sinh giỏi không chỉ là niềm tự hào của cha mẹ, các thầy cô giáo mà còn là niềm tự hào của cả nhà trường, địa phương.
Trong những năm gần đây, tôi thường được giao nhiệm vụ phụ trách bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD ở nhà trường. Nhận thấy, việc bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và bộ môn GDCD nói riêng chưa đạt kết quả như mong muốn. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD ở trường THCS”.
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu.
- Phương pháp tìm hiểu đối tượng qua thực tiễn.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
- Phương pháp phân tích ví dụ điển hình.
Điều 2 – Luật Giáo dục Việt Nam 2019 cũng khẳng định: “Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.”
Như vậy, chúng ta thầy rằng, với đặc thù của bộ môn, môn GDCD nói chung và GDCD 9 nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng trong định hướng mục tiêu giáo dục. Bởi lẽ, môn học này đã cung cấp, trang bị cho học sinh những chuẩn mực đạo đức, pháp luật cơ bản và giá trị, ý nghĩa của các chuẩn mực đó. Môn học này giúp học sinh có tri thức phổ thông, cơ bản về đạo đức, kĩ năng sống, pháp luật; đánh giá được thái độ và hành vi của bản thân và người khác; tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè, người thân điều chỉnh thái độ, hành vi theo chuẩn mực đạo đức, pháp luật.
Việc giảng dạy bộ môn GDCD ở nhà trường luôn cố gắng đạt được những mục tiêu của ngành và đặc trưng bộ môn. Giáo viên thường xuyên vận dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy học để giúp học sinh chủ động tiếp thu tri thức, vận dụng một cách linh hoạt vào đời sống, kịp thời ứng phó với những biến động của xã hội. Đặc biệt với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, lại có những yêu cầu cao hơn cả về nội dung và phương pháp. Người giáo viên phải có sự đầu tư, tích luỹ kinh nghiệm, có lòng nhiệt huyết để truyền đạt có hiệu quả để không chỉ trang bị cho các em hành trang cơ bản mà còn để các em tích cực tham gia vào các kì thi học sinh giỏi đạt kết quả cao nhất.
Thực tế còn cho thấy, nhiều học sinh và cha mẹ học sinh thường coi nhẹ môn học này, coi đây là môn phụ vì nó không phục vụ cho các kì thi chuyển cấp. Các em giành rất ít thời gian cho học môn GDCD đặc biệt việc vận dụng những
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
I. Lý do chọn đề tài.
Cách đây 539 năm (1484 – 2023), trên tấm bia Tiến sĩ đầu tiên dựng tại Văn Miếu Quốc Tử Giám ghi lại lịch sử khoa thi năm 1442 có khắc ghi dòng chữ “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết …”. Đó chính là những câu nói nổi tiếng của vị Tiến sĩ triều Lê, Thân Nhân Trung. Câu nói ấy không chỉ dừng lại trong xã hội thời Lê mà đến nay vẫn con nguyên giá trị, khi giáo dục đang trở thành quốc sách hàng đầu, khi văn hoá, khoa học và đội ngũ trí thức đang giữ một vai trò cực kì quan trọng trong sự nghiệp kiến quốc hôm nay.Kế thừa tư tưởng của ông cha đi trước, hiện nay, Đảng ta luôn xem việc chọn nhân tài, bồi dưỡng nhân tài là một phần quan trọng trong quốc sách phát triển con người, điều đó được thể hiện qua việc chỉ đạo dạy và học trong các nhà trường. Nghị quyết số 29 của Hội nghị trung ương 8 khoá XI năm 2013 đã chỉ rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bòi dưỡng nhân tài”. Trong Điều 1- Quy chế thi chọn học sinh giỏi quốc gia các bậc phổ thông (Ban hành theo Quyết định số 3479/1997-QĐ-BGD&ĐT ngày 01-11-1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) cũng đã nêu rõ việc thi chọn học sinh giỏi nhằm “động viên, khích lệ những học sinh học giỏi và các giáo viên dạy giỏi; góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất lương dạy và học, chất lượng của công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục; đồng thời nhằm phát hiện học sinh có năng khiếu về môn học để tiếp tục bồi dưỡng ở cấp học cao hơn, nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước.”. Như vậy, có thể nói rằng, đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi là vấn đề cần thiết và cấp bách, bởi vì hơn lúc nào hết, đất nước đang cần những con người tài năng để đón đầu, tiếp thu những thành tựu khoa học mới, công nghệ hiện đại để đáp ứng được nhu cầu đổi mới, hội nhập hiện nay. Trong bất cứ một thời đại nào, những người giỏi, người tài luôn được trọng dụng để có thể cống hiến nhiệt huyết và tài năng cho công cuộc xây dựng đất nước.
Mặt khác, kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi là một tiêu chí không thể thiếu để đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên giảng dạy và sự phát triển của nhà trường. Mỗi học sinh giỏi không chỉ là niềm tự hào của cha mẹ, các thầy cô giáo mà còn là niềm tự hào của cả nhà trường, địa phương.
Trong những năm gần đây, tôi thường được giao nhiệm vụ phụ trách bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD ở nhà trường. Nhận thấy, việc bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và bộ môn GDCD nói riêng chưa đạt kết quả như mong muốn. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD ở trường THCS”.
II. Mục đích nghiên cứu.
Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời cũng là góp một tiếng nói giúp học sinh và phụ huynh thấy được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD nói riêng.III. Đối tượng và thời gian nghiên cứu.
1. Đối tượng nghiên cứu.
Với đề tài này, tôi chọn đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 8, 9 của trường THCS.2. Thời gian nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu trong 02 năm 2021 – 2022 và 2022 – 2023. Kết quả thực hiện đề tài này sẽ được rút kinh nghiệm, bổ sung trong những năm học sau để hoàn thiện hơn.IV. Phương pháp nghiên cứu.
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi chọn một số phương pháp nghiên cứu sau:- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu.
- Phương pháp tìm hiểu đối tượng qua thực tiễn.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
- Phương pháp phân tích ví dụ điển hình.
PHẦN II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
I. Cơ sở lí luận và thực tiễn.
1. Cơ sở lí luận.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Bác rất mong muốn thế hệ trẻ luôn rèn luyện mình để thành người toàn diện. Bác khuyên bản thân mỗi chúng ta phải tu dưỡng, trau dồi cả về phầm chất đạo đức và tri thức, tài năng để trở thành một con người toàn diện. Hiện nay, trong các nhà trường, ta luôn thấy khẩu hiệu “Học để biết. Học để làm. Học để cùng chung sống. Học để tự khẳng định mình.”. Đó là nhiệm vụ của ngành giáo dục, của nhà trường để đào tạo nên những người công dân có ích cho đất nước.Điều 2 – Luật Giáo dục Việt Nam 2019 cũng khẳng định: “Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.”
Như vậy, chúng ta thầy rằng, với đặc thù của bộ môn, môn GDCD nói chung và GDCD 9 nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng trong định hướng mục tiêu giáo dục. Bởi lẽ, môn học này đã cung cấp, trang bị cho học sinh những chuẩn mực đạo đức, pháp luật cơ bản và giá trị, ý nghĩa của các chuẩn mực đó. Môn học này giúp học sinh có tri thức phổ thông, cơ bản về đạo đức, kĩ năng sống, pháp luật; đánh giá được thái độ và hành vi của bản thân và người khác; tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè, người thân điều chỉnh thái độ, hành vi theo chuẩn mực đạo đức, pháp luật.
Việc giảng dạy bộ môn GDCD ở nhà trường luôn cố gắng đạt được những mục tiêu của ngành và đặc trưng bộ môn. Giáo viên thường xuyên vận dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy học để giúp học sinh chủ động tiếp thu tri thức, vận dụng một cách linh hoạt vào đời sống, kịp thời ứng phó với những biến động của xã hội. Đặc biệt với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, lại có những yêu cầu cao hơn cả về nội dung và phương pháp. Người giáo viên phải có sự đầu tư, tích luỹ kinh nghiệm, có lòng nhiệt huyết để truyền đạt có hiệu quả để không chỉ trang bị cho các em hành trang cơ bản mà còn để các em tích cực tham gia vào các kì thi học sinh giỏi đạt kết quả cao nhất.
2. Cơ sở thực tiễn.
Lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi có nhiều thay đổi về tâm sinh lí. Mặt khác, các em đang sống trong thời đại với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự “ăn sâu” của mạng xã hội … Tất cả đều có những ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển tâm sinh lí của các em. Các em rất tò mò, ham hiểu biết, ham hoạt động và khám phá những điều mới lạ quanh mình. Các em muốn tự khẳng định mình, muốn chứng minh mình là người lớn: làm theo ý mình, sống theo ý mình… Vì vậy, các em dần tách khỏi ảnh hưởng của bố mẹ, các thầy cô giáo; không muốn nghe những lời dạy bảo của người lớn. Thậm chí, những lời khuyên nhủ, răn dạy của gia đình, thầy cô khiến các em bực tức, khó chịu. Vì thế, việc giảng dạy bộ môn GDCD trở nên khó khăn hơn, vì nhiều em cho rằng đó là những lí thuyết, sáo rỗng, giáo điều… “khó nghe”.Thực tế còn cho thấy, nhiều học sinh và cha mẹ học sinh thường coi nhẹ môn học này, coi đây là môn phụ vì nó không phục vụ cho các kì thi chuyển cấp. Các em giành rất ít thời gian cho học môn GDCD đặc biệt việc vận dụng những
THẦY CÔ TẢI NHÉ!