- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN THPT: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC RÈN TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO HỌC SINH THPT QUA MÔN NGỮ VĂN được soạn dưới dạng file word gồm 9 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến cấp Tỉnh
Chúng tôi gồm:
Là đồng tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số phương pháp tích cực rèn tư duy phản biện cho học sinh THPT qua môn ngữ văn”
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chúng tôi áp dục sáng kiến để hướng dẫn học sinh: đọc - hiểu văn bản văn học, làm văn nghị luận, và thực hành dạng bài đọc - hiểu.
MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
A. VỀ NỘI DUNG
Giải pháp cũ thường làm: Các giờ học văn do người thầy chủ đạo thuyết giảng, dẫn dắt học trò chiếm lĩnh tri thức. Các hoạt động chủ yếu diễn ra trong giờ học là thầy đọc, trò nghe và ghi chép.
- Ưu điểm của giải pháp cũ:
+ Khi giảng bài, giáo viên thẩm bình được vẻ đẹp của tác phẩm văn học trên cả hai phương diện nội dung tư tưởng và nghệ thuật.
+ Học sinh được giáo viên dẫn dắt vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm, phát huy trí tưởng tượng phong phú, bay bổng...
- Hạn chế của giải pháp cũ
+ Giáo viên truyền thụ kiến thức một chiều, phương pháp dạy học chủ yếu vẫn là thuyết giảng, các phương pháp, kĩ thuật dạy học khác như: nêu vấn đề, thảo luận nhóm, khăn trải bàn,... mới chỉ mang tính hình thức.
+ Tương tác giữa giáo viên và học sinh trong giờ học tương đối ít, chủ yếu là thầy thuyết giảng, đọc chép. Học sinh thụ động theo những lối mòn của tư duy. Chính vì thế, trước nhiều vấn đề mới hay phức tạp, các em chưa chủ động đặt câu hỏi và tự giải quyết vấn đề.
+ Giờ học nặng nề, quá tải vì lượng kiến thức lớn, giáo viên và học sinh đều mệt mỏi, chưa nâng cao được việc rèn kỹ năng cho học sinh.... Nhiều học sinh còn e dè, chưa tự tin thể hiện quan điểm, chính kiến của bản thân, thiếu những kĩ năng sống cần thiết, thậm chí “ngơ ngác” trước những vấn đề cốt thiết của đời sống, nặng về học kiến thức lý thuyết suông, chỉ biết đến thế giới của sách vở. Kết quả là học sinh không phát huy được tính tích cực, chủ động. Các em ngày càng có xu hướng “không mặn mà” với môn Văn, thiếu hứng thú tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo trong giờ học.
+ Mặt khác, với lối dạy truyền thụ một chiều là chính nên phương thức kiểm tra đánh giá vẫn nặng về tái hiện kiến thức (chủ yếu bài viết văn), khía cạnh thể hiện năng lực – đặc biệt là năng lực tư duy đã được chú ý nhưng chưa cao. Hình thức này được áp dụng cho nhiều kì thi quan trọng như thi học kì, thi Tốt nghiệp THPT, thi Tuyển sinh Đại học... Nhưng với yêu cầu đổi mới giáo dục, vận dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra đánh giá và phát triển toàn diện người học thì phương pháp dạy và học trước đây chưa thể đáp ứng.
Giải pháp mới cải tiến
Ngoài việc giữ lại những ưu điểm của phương pháp dạy truyền thống, bổ sung thêm các phương pháp mới, chúng tôi đã áp dụng sáng kiến Một số phương pháp tích cực rèn tư duy phản biện cho học sinh THPT qua môn ngữ văn. Để thực hiện tốt biện pháp này chúng tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng từ lý thuyết đến thực hành như sau:
I. Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh qua:
1. Sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học linh hoạt
1.1. Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề
Trong giờ học, chúng tôi đặt học sinh vào tình huống nhận thức có vấn đề, chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, để kích thích học trò tích cực, chủ động giải quyết các nhiệm vụ học tập.
1.2. Phương pháp đóng vai
Để giải quyết nhiệm vụ học tập, chúng tôi cho học sinh thực hành, đóng vai một người nào đó trong tình huống giả định. Các em sẽ phân tích, bình luận, lí giải... giải quyết vấn đề bằng tâm thế và cái nhìn của người trong cuộc. Từ đó học sinh tích lũy thêm vốn sống, sống trong nhiều hoàn cảnh, nhiều tâm trạng..., trải nghiệm nhiều hơn, sống sâu hơn.
Ví dụ, chúng tôi chia lớp thành hai nhóm và cho các em đóng vai.
+ Nhóm 1: Đóng vai chủ doanh nghiệp xi măng muốn khai thác dãy núi đá quê hương Ninh Bình để sản xuất vật liệu xây dựng.
+Nhóm 2: Đóng vai những người dân địa phương bác bỏ dự án này để bảo vệ cảnh quan và môi trường sinh thái.
Kết quả là giờ học diễn ra sôi nổi, học sinh thể hiện được quan điểm, góc nhìn và kĩ năng phản biện rất tốt. Giờ học Ngữ văn trở nên gần gũi hơn với những vấn đề thiết thực của đời sống.
1.3. Phương pháp dạy học theo dự án
Chúng tôi giao cho học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành. Học sinh phải tự lực, tự chủ từ việc lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả dự án.
Cụ thể, chúng tôi đã tổ chức cho hai nhóm học sinh đi thực tế để thực hiện dự án. Trong đó:
Nhóm 1: Học sinh lớp 11 Toán 1 phản biện quan điểm: Phải chăng du lịch Ninh Bình còn manh mún, nhỏ lẻ? Các em được giáo viên tổ chức hướng dẫn đi tham quan cụm du lịch: Cố đô Hoa Lư - Tràng An - Bái Đính - Nhà thờ đá Phát Diệm. Qua trực tiếp tham quan và trải nghiệm, gặp gỡ, phỏng vấn với các nhà quản lý, hướng dẫn viên, du khách, các em đã quay phim và biên soạn lại được một video rất ý nghĩa về cụm di sản của Ninh Bình, từ đó có đủ lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục để phản biện quan niệm chưa đúng trên và đi đến khẳng định: Du lịch Ninh Bình đã và đang trên đà phát triển ngày một chuyên nghiệp hơn, bảo tồn và phát huy những tiềm năng, thế mạnh của địa phương, xứng đáng là một điểm đến lý tưởng cho du khách gần xa.
Nhóm 2: Học sinh lớp 11 Anh 1 đi khảo sát làng đá Ninh Vân để phản biện quan điểm: Các sản phẩm thủ công mĩ nghệ chỉ là kết quả của sự khéo tay thạo nghề? Các em đã đến tham quan, học tập, gặp gỡ, phỏng vấn các nghệ nhân, quay vi deo tư liệu. Từ đó, học sinh khẳng định: Các sản phẩm thủ công mĩ nghệ không chỉ là kết quả của sự khéo tay thạo nghề, mà nó còn kết tinh tài năng, tâm huyết, mồ hôi nước mắt, và cả sự sáng tạo của nghệ nhân.
(Xin mời mời xem thêm minh chứng: Phụ lục 2 và 3 có đính kèm)
Như vậy, nếu như trước đây dạy học văn thường tách rời với đời sống, thì giờ đây nhờ phát triển tư duy phản biện, chúng tôi đã đưa bài học của các em lại gần hơn với thực tế, rút ngắn khoảng cách giữa trang sách và đời sống.
1.4. Phương pháp dạy học theo nhóm
Học sinh được chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm chịu trách nhiệm về một nhiệm vụ riêng biệt. Qua đó, chúng tôi khơi dậy và kích thích tính tích cực, chủ động của học sinh; giáo dục tinh thần đoàn kết, phối hợp hoạt động nhịp nhàng với đồng đội.
2. Sử dụng hệ thống câu hỏi kích thích tư duy phản biện
Trong giờ học, chúng tôi tăng cường đặt các câu hỏi theo thang năng lực để học sinh trả lời. Học sinh có thể tranh luận với nhau và tranh luận với giáo viên. Trong thực tế, câu hỏi là phương tiện đơn giản nhưng hữu hiệu nhất khuyến khích tư duy - đặc biệt là tư duy phản biện của học sinh, qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học. Hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lý để hướng học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết. Vì vậy, khi kết thúc cuộc đàm thoại, học sinh có được niềm vui của sự khám phá tri thức và trưởng thành hơn về trình độ tư duy.
3. Tạo không khí dân chủ cho giờ học
Chúng tôi thực hiện các hình thức khuyến khích học sinh tích cực phản biện, tự tin bày tỏ quan điểm của bản thân trong giờ học. Qua đó, giúp các em tìm ra tri thức thực sự, tạo thói quen tư duy phản biện và hoàn thiện sự tự tin, dám thể hiện, khao khát tìm tòi ở học sinh.
4. Kiểm tra đánh giá linh hoạt
4.1. Đề kiểm tra và hướng dẫn chấm
Theo cách làm cũ: kiểm tra đánh giá theo kiểu đề tái hiện kiến thức - hướng dẫn chấm cố định.
Để phát triển tư duy phản biện, chúng tôi thực hiện kiểm tra đánh giá năng lực, phẩm chất của học sinh qua đề mở - hướng dẫn chấm linh hoạt, với nhiều phương án cho điểm, đánh giá học sinh.
4.2. Chấm bài
Theo cách làm cũ: chấm bài, cho điểm chỉ là hoạt động của riêng giáo viên.
Để phát triển tư duy phản biện, chúng tôi linh hoạt trong việc chấm bài, không chỉ giáo viên chấm cho học sinh, mà để cho học sinh tự chấm bài của mình và chấm cho nhau. Qua đó, các em vừa tham khảo bài bạn, vừa tự đánh giá lại chính mình. Đồng thời, các em có thể phản biện cùng thầy cô để bảo vệ quan điểm.
4.3. Trả bài
Trước đây, học sinh thụ động nhận điểm và đánh giá, nhận xét của giáo viên, thậm chí có em còn không hiểu rõ và không dám hỏi về các lỗi sai của mình.
Để phát triển tư duy phản biện, chúng tôi chọn những bài làm có quan điểm, kiến giải mới mẻ, độc đáo để cả lớp tham khảo, học tập hoặc tranh biện.
II. THỰC HÀNH TƯ DUY PHẢN BIỆN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Khi thực hành làm văn, tư duy phản biện rất cần thiết. Trong quá trình tiếp nhận văn bản, tư duy phản biện giúp các em có được những cảm nhận, suy nghĩ độc lập. Trong quá trình tạo lập văn bản, nó thể hiện chiều sâu nhận thức và chính kiến riêng của người viết.
1. Cách thức thực hành
Chúng tôi đã hướng dẫn học sinh phản biện một quan điểm sai theo nhiều cách:
a. Phản biện một luận điểm
b. Phản biện một luận cứ
c. Phản biện cách lập luận
d. Sử dụng các thao tác lập luận để thể hiện tư duy phản biện.
e. Sử dụng giọng điệu phù hợp để thể hiện tư duy phản biện.
2. Thực hành qua các dạng bài
Để rèn luyện tư duy phản biện cho học sinh, chúng tôi hướng dẫn học sinh làm các dạng bài:
a. Tư duy phản biện trong văn nghị luận xã hội
b. Tư duy phản biện trong văn nghị luận văn học
c. Tư duy phản biện trong văn nghị luận một vấn đề lí luận văn học
Trước đây học sinh thường bàn luận vấn đề một cách đơn giản, xuôi chiều. Tư duy phản biện giúp học sinh nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ, rèn luyện sự sắc sảo, khả năng suy nghĩ độc lập, đưa ra được những phản đề thuyết phục. Nhờ đó, bài văn nghị luận sẽ bộc lộ được trí tuệ, cá tính của người viết.
B. VỀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Chúng tôi nhận thấy đây là sáng kiến có tính thực tiễn cao, có thể vận dụng rộng rãi trong quá trình dạy và học ở các bậc: Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT. Cụ thể;
- Đối với giáo viên: sáng kiến là một định hướng cơ bản để các thầy cô giáo đổi mới phương pháp dạy học; ôn luyện thi THPTQG; bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn; tổ chức các hoạt động trải nghiệm... góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng giảng dạy, tính vận dụng của môn Ngữ văn.
- Đối với học sinh: Các em được rèn giũa tư duy phản biện sắc bén; nhìn nhận đánh giá vấn đề đa diện, nhiều chiều, dám bộc lộ quan điểm, chính kiến của bản thân một cách thuyết phục. Đặc biệt, khi là học sinh THPT, sáng kiến có giá trị lớn lớn trong việc củng cố, nâng cao kiến thức, kĩ năng ở dạng bài văn nghị luận (nghị luận xã hội, nghị luận văn học) trong chương trình phổ thông hiện hành.
C. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
- Đối với giáo viên: luôn phải tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, lấy học sinh làm trung tâm.
- Đối với học sinh: luôn tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức.
- Với các cấp Lãnh đạo và quản lý giáo dục: tạo các điều kiện về cơ sở vật chất, thời gian, chế độ chính sách động viên khen thưởng...cho GV và HS trong quá trình đổi mới phương pháp dạy và học.
D. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC
1. Về phía giáo viên:
- Tạo được những giờ học sôi nổi, hấp dẫn, phong phú...
- Tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực người học một cách hiệu quả.
2. Về phía học sinh:
+ Vui vẻ, háo hức và có hứng thú học tập bộ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC RÈN TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO HỌC SINH THPT QUA MÔN NGỮ VĂN Đồng tác giả: 1. Th.S Lê Trâm Ninh Bình, tháng 10 năm 2021 |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến cấp Tỉnh
Chúng tôi gồm:
Là đồng tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số phương pháp tích cực rèn tư duy phản biện cho học sinh THPT qua môn ngữ văn”
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chúng tôi áp dục sáng kiến để hướng dẫn học sinh: đọc - hiểu văn bản văn học, làm văn nghị luận, và thực hành dạng bài đọc - hiểu.
MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
A. VỀ NỘI DUNG
Giải pháp cũ thường làm: Các giờ học văn do người thầy chủ đạo thuyết giảng, dẫn dắt học trò chiếm lĩnh tri thức. Các hoạt động chủ yếu diễn ra trong giờ học là thầy đọc, trò nghe và ghi chép.
- Ưu điểm của giải pháp cũ:
+ Khi giảng bài, giáo viên thẩm bình được vẻ đẹp của tác phẩm văn học trên cả hai phương diện nội dung tư tưởng và nghệ thuật.
+ Học sinh được giáo viên dẫn dắt vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm, phát huy trí tưởng tượng phong phú, bay bổng...
- Hạn chế của giải pháp cũ
+ Giáo viên truyền thụ kiến thức một chiều, phương pháp dạy học chủ yếu vẫn là thuyết giảng, các phương pháp, kĩ thuật dạy học khác như: nêu vấn đề, thảo luận nhóm, khăn trải bàn,... mới chỉ mang tính hình thức.
+ Tương tác giữa giáo viên và học sinh trong giờ học tương đối ít, chủ yếu là thầy thuyết giảng, đọc chép. Học sinh thụ động theo những lối mòn của tư duy. Chính vì thế, trước nhiều vấn đề mới hay phức tạp, các em chưa chủ động đặt câu hỏi và tự giải quyết vấn đề.
+ Giờ học nặng nề, quá tải vì lượng kiến thức lớn, giáo viên và học sinh đều mệt mỏi, chưa nâng cao được việc rèn kỹ năng cho học sinh.... Nhiều học sinh còn e dè, chưa tự tin thể hiện quan điểm, chính kiến của bản thân, thiếu những kĩ năng sống cần thiết, thậm chí “ngơ ngác” trước những vấn đề cốt thiết của đời sống, nặng về học kiến thức lý thuyết suông, chỉ biết đến thế giới của sách vở. Kết quả là học sinh không phát huy được tính tích cực, chủ động. Các em ngày càng có xu hướng “không mặn mà” với môn Văn, thiếu hứng thú tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo trong giờ học.
+ Mặt khác, với lối dạy truyền thụ một chiều là chính nên phương thức kiểm tra đánh giá vẫn nặng về tái hiện kiến thức (chủ yếu bài viết văn), khía cạnh thể hiện năng lực – đặc biệt là năng lực tư duy đã được chú ý nhưng chưa cao. Hình thức này được áp dụng cho nhiều kì thi quan trọng như thi học kì, thi Tốt nghiệp THPT, thi Tuyển sinh Đại học... Nhưng với yêu cầu đổi mới giáo dục, vận dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra đánh giá và phát triển toàn diện người học thì phương pháp dạy và học trước đây chưa thể đáp ứng.
Giải pháp mới cải tiến
Ngoài việc giữ lại những ưu điểm của phương pháp dạy truyền thống, bổ sung thêm các phương pháp mới, chúng tôi đã áp dụng sáng kiến Một số phương pháp tích cực rèn tư duy phản biện cho học sinh THPT qua môn ngữ văn. Để thực hiện tốt biện pháp này chúng tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng từ lý thuyết đến thực hành như sau:
I. Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh qua:
1. Sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học linh hoạt
1.1. Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề
Trong giờ học, chúng tôi đặt học sinh vào tình huống nhận thức có vấn đề, chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, để kích thích học trò tích cực, chủ động giải quyết các nhiệm vụ học tập.
1.2. Phương pháp đóng vai
Để giải quyết nhiệm vụ học tập, chúng tôi cho học sinh thực hành, đóng vai một người nào đó trong tình huống giả định. Các em sẽ phân tích, bình luận, lí giải... giải quyết vấn đề bằng tâm thế và cái nhìn của người trong cuộc. Từ đó học sinh tích lũy thêm vốn sống, sống trong nhiều hoàn cảnh, nhiều tâm trạng..., trải nghiệm nhiều hơn, sống sâu hơn.
Ví dụ, chúng tôi chia lớp thành hai nhóm và cho các em đóng vai.
+ Nhóm 1: Đóng vai chủ doanh nghiệp xi măng muốn khai thác dãy núi đá quê hương Ninh Bình để sản xuất vật liệu xây dựng.
+Nhóm 2: Đóng vai những người dân địa phương bác bỏ dự án này để bảo vệ cảnh quan và môi trường sinh thái.
Kết quả là giờ học diễn ra sôi nổi, học sinh thể hiện được quan điểm, góc nhìn và kĩ năng phản biện rất tốt. Giờ học Ngữ văn trở nên gần gũi hơn với những vấn đề thiết thực của đời sống.
1.3. Phương pháp dạy học theo dự án
Chúng tôi giao cho học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành. Học sinh phải tự lực, tự chủ từ việc lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả dự án.
Cụ thể, chúng tôi đã tổ chức cho hai nhóm học sinh đi thực tế để thực hiện dự án. Trong đó:
Nhóm 1: Học sinh lớp 11 Toán 1 phản biện quan điểm: Phải chăng du lịch Ninh Bình còn manh mún, nhỏ lẻ? Các em được giáo viên tổ chức hướng dẫn đi tham quan cụm du lịch: Cố đô Hoa Lư - Tràng An - Bái Đính - Nhà thờ đá Phát Diệm. Qua trực tiếp tham quan và trải nghiệm, gặp gỡ, phỏng vấn với các nhà quản lý, hướng dẫn viên, du khách, các em đã quay phim và biên soạn lại được một video rất ý nghĩa về cụm di sản của Ninh Bình, từ đó có đủ lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục để phản biện quan niệm chưa đúng trên và đi đến khẳng định: Du lịch Ninh Bình đã và đang trên đà phát triển ngày một chuyên nghiệp hơn, bảo tồn và phát huy những tiềm năng, thế mạnh của địa phương, xứng đáng là một điểm đến lý tưởng cho du khách gần xa.
Nhóm 2: Học sinh lớp 11 Anh 1 đi khảo sát làng đá Ninh Vân để phản biện quan điểm: Các sản phẩm thủ công mĩ nghệ chỉ là kết quả của sự khéo tay thạo nghề? Các em đã đến tham quan, học tập, gặp gỡ, phỏng vấn các nghệ nhân, quay vi deo tư liệu. Từ đó, học sinh khẳng định: Các sản phẩm thủ công mĩ nghệ không chỉ là kết quả của sự khéo tay thạo nghề, mà nó còn kết tinh tài năng, tâm huyết, mồ hôi nước mắt, và cả sự sáng tạo của nghệ nhân.
(Xin mời mời xem thêm minh chứng: Phụ lục 2 và 3 có đính kèm)
Như vậy, nếu như trước đây dạy học văn thường tách rời với đời sống, thì giờ đây nhờ phát triển tư duy phản biện, chúng tôi đã đưa bài học của các em lại gần hơn với thực tế, rút ngắn khoảng cách giữa trang sách và đời sống.
1.4. Phương pháp dạy học theo nhóm
Học sinh được chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm chịu trách nhiệm về một nhiệm vụ riêng biệt. Qua đó, chúng tôi khơi dậy và kích thích tính tích cực, chủ động của học sinh; giáo dục tinh thần đoàn kết, phối hợp hoạt động nhịp nhàng với đồng đội.
2. Sử dụng hệ thống câu hỏi kích thích tư duy phản biện
Trong giờ học, chúng tôi tăng cường đặt các câu hỏi theo thang năng lực để học sinh trả lời. Học sinh có thể tranh luận với nhau và tranh luận với giáo viên. Trong thực tế, câu hỏi là phương tiện đơn giản nhưng hữu hiệu nhất khuyến khích tư duy - đặc biệt là tư duy phản biện của học sinh, qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học. Hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lý để hướng học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết. Vì vậy, khi kết thúc cuộc đàm thoại, học sinh có được niềm vui của sự khám phá tri thức và trưởng thành hơn về trình độ tư duy.
3. Tạo không khí dân chủ cho giờ học
Chúng tôi thực hiện các hình thức khuyến khích học sinh tích cực phản biện, tự tin bày tỏ quan điểm của bản thân trong giờ học. Qua đó, giúp các em tìm ra tri thức thực sự, tạo thói quen tư duy phản biện và hoàn thiện sự tự tin, dám thể hiện, khao khát tìm tòi ở học sinh.
4. Kiểm tra đánh giá linh hoạt
4.1. Đề kiểm tra và hướng dẫn chấm
Theo cách làm cũ: kiểm tra đánh giá theo kiểu đề tái hiện kiến thức - hướng dẫn chấm cố định.
Để phát triển tư duy phản biện, chúng tôi thực hiện kiểm tra đánh giá năng lực, phẩm chất của học sinh qua đề mở - hướng dẫn chấm linh hoạt, với nhiều phương án cho điểm, đánh giá học sinh.
4.2. Chấm bài
Theo cách làm cũ: chấm bài, cho điểm chỉ là hoạt động của riêng giáo viên.
Để phát triển tư duy phản biện, chúng tôi linh hoạt trong việc chấm bài, không chỉ giáo viên chấm cho học sinh, mà để cho học sinh tự chấm bài của mình và chấm cho nhau. Qua đó, các em vừa tham khảo bài bạn, vừa tự đánh giá lại chính mình. Đồng thời, các em có thể phản biện cùng thầy cô để bảo vệ quan điểm.
4.3. Trả bài
Trước đây, học sinh thụ động nhận điểm và đánh giá, nhận xét của giáo viên, thậm chí có em còn không hiểu rõ và không dám hỏi về các lỗi sai của mình.
Để phát triển tư duy phản biện, chúng tôi chọn những bài làm có quan điểm, kiến giải mới mẻ, độc đáo để cả lớp tham khảo, học tập hoặc tranh biện.
II. THỰC HÀNH TƯ DUY PHẢN BIỆN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Khi thực hành làm văn, tư duy phản biện rất cần thiết. Trong quá trình tiếp nhận văn bản, tư duy phản biện giúp các em có được những cảm nhận, suy nghĩ độc lập. Trong quá trình tạo lập văn bản, nó thể hiện chiều sâu nhận thức và chính kiến riêng của người viết.
1. Cách thức thực hành
Chúng tôi đã hướng dẫn học sinh phản biện một quan điểm sai theo nhiều cách:
a. Phản biện một luận điểm
b. Phản biện một luận cứ
c. Phản biện cách lập luận
d. Sử dụng các thao tác lập luận để thể hiện tư duy phản biện.
e. Sử dụng giọng điệu phù hợp để thể hiện tư duy phản biện.
2. Thực hành qua các dạng bài
Để rèn luyện tư duy phản biện cho học sinh, chúng tôi hướng dẫn học sinh làm các dạng bài:
a. Tư duy phản biện trong văn nghị luận xã hội
b. Tư duy phản biện trong văn nghị luận văn học
c. Tư duy phản biện trong văn nghị luận một vấn đề lí luận văn học
Trước đây học sinh thường bàn luận vấn đề một cách đơn giản, xuôi chiều. Tư duy phản biện giúp học sinh nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ, rèn luyện sự sắc sảo, khả năng suy nghĩ độc lập, đưa ra được những phản đề thuyết phục. Nhờ đó, bài văn nghị luận sẽ bộc lộ được trí tuệ, cá tính của người viết.
B. VỀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Chúng tôi nhận thấy đây là sáng kiến có tính thực tiễn cao, có thể vận dụng rộng rãi trong quá trình dạy và học ở các bậc: Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT. Cụ thể;
- Đối với giáo viên: sáng kiến là một định hướng cơ bản để các thầy cô giáo đổi mới phương pháp dạy học; ôn luyện thi THPTQG; bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn; tổ chức các hoạt động trải nghiệm... góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng giảng dạy, tính vận dụng của môn Ngữ văn.
- Đối với học sinh: Các em được rèn giũa tư duy phản biện sắc bén; nhìn nhận đánh giá vấn đề đa diện, nhiều chiều, dám bộc lộ quan điểm, chính kiến của bản thân một cách thuyết phục. Đặc biệt, khi là học sinh THPT, sáng kiến có giá trị lớn lớn trong việc củng cố, nâng cao kiến thức, kĩ năng ở dạng bài văn nghị luận (nghị luận xã hội, nghị luận văn học) trong chương trình phổ thông hiện hành.
C. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
- Đối với giáo viên: luôn phải tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, lấy học sinh làm trung tâm.
- Đối với học sinh: luôn tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức.
- Với các cấp Lãnh đạo và quản lý giáo dục: tạo các điều kiện về cơ sở vật chất, thời gian, chế độ chính sách động viên khen thưởng...cho GV và HS trong quá trình đổi mới phương pháp dạy và học.
D. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC
1. Về phía giáo viên:
- Tạo được những giờ học sôi nổi, hấp dẫn, phong phú...
- Tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực người học một cách hiệu quả.
2. Về phía học sinh:
+ Vui vẻ, háo hức và có hứng thú học tập bộ