- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN THỂ DỤC TIỂU HỌC - Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường tiểu học được soạn dưới dạng file word gồm 9 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN
1. Cơ sở lí luận
Tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo mà Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI (NQ 29-NQ/TW) đề ra, Đại hội Đảng lần thứ XII đề ra phương hướng: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển GD & ĐT nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; phát triển GD & ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học, công nghệ; phấn đấu trong những năm tới, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả GD & ĐT; phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã đưa ra quan điểm chỉ đạo: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.”
Do vậy, trong những năm gần đây, công tác giáo dục được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm và kết quả đã có sự chuyển biến về chất lượng đội ngũ cũng như chất lượng học sinh. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường vẫn còn thấp. Đây là một trong những vấn đề được các nhà trường và ngành đặc biệt quan tâm. Mục tiêu cụ thể mà Nghị quyết Trung ương 8 khoá XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) đã chỉ rõ: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.”
Theo Bộ GD&ĐT, mục tiêu giáo dục của cấp Tiểu học là bảo đảm trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng, hình thành, phát triển năng lực tự học; chuẩn bị tâm thế cho việc thích ứng với những thay đổi nhanh chóng và nhiều mặt của xã hội tương lai; đáp ứng yêu cầu phân luồng sau trung học cơ sở.
Cụ thể, chương trình giáo dục cấp tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự hình thành và phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giá trị gia đình, dòng tộc, quê hương, những thói quen cần thiết trong học tập và sinh hoạt; có được những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất để tiếp tục học trung học cơ sở.
2. Cơ sở thực tiễn
Dương Đức là một xã miền núi nằm ở phía Tây của huyện Lạng Giang, nhân dân sống chủ yếu bằng nghề nông, tình hình chính trị xã hội ổn định, đời sống kinh tế nhân dân ngày được nâng lên, công tác khuyến học đang phát triển, nhiều phụ huynh, nhiều dòng họ đã quan tâm đến việc học tập của con cháu, tuy nhiên với địa thế không mấy thuận lợi nên nói chung về nông nghiệp, địa phương còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp, đời sống của nhiều hộ gia đình còn thiếu thốn (104 hộ nghèo, 100 hộ cận nghèo), có một số phụ huynh mải đi làm ăn xa nên chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình.
Học sinh tiểu học nông thôn nói chung, học sinh tiểu học xã Dương Đức nói riêng do hạn chế về điều kiện địa lý, kinh tế vùng miền...nên đặc điểm tâm lý có nhiều nét khác biệt, môi trường giao tiếp còn hạn hẹp, điều kiện học tập còn nhiều khó khăn, hạn chế, đặc biệt kiến thức về thực tế cuộc sống của học sinh còn nghèo nàn...cần có những nghiên cứu để đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đây là yêu cầu cần thiết, khách quan trong sự phát triển.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN
1. Cơ sở lí luận
Tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo mà Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI (NQ 29-NQ/TW) đề ra, Đại hội Đảng lần thứ XII đề ra phương hướng: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển GD & ĐT nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; phát triển GD & ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học, công nghệ; phấn đấu trong những năm tới, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả GD & ĐT; phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã đưa ra quan điểm chỉ đạo: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.”
Do vậy, trong những năm gần đây, công tác giáo dục được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm và kết quả đã có sự chuyển biến về chất lượng đội ngũ cũng như chất lượng học sinh. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường vẫn còn thấp. Đây là một trong những vấn đề được các nhà trường và ngành đặc biệt quan tâm. Mục tiêu cụ thể mà Nghị quyết Trung ương 8 khoá XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) đã chỉ rõ: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.”
Theo Bộ GD&ĐT, mục tiêu giáo dục của cấp Tiểu học là bảo đảm trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng, hình thành, phát triển năng lực tự học; chuẩn bị tâm thế cho việc thích ứng với những thay đổi nhanh chóng và nhiều mặt của xã hội tương lai; đáp ứng yêu cầu phân luồng sau trung học cơ sở.
Cụ thể, chương trình giáo dục cấp tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự hình thành và phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giá trị gia đình, dòng tộc, quê hương, những thói quen cần thiết trong học tập và sinh hoạt; có được những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất để tiếp tục học trung học cơ sở.
2. Cơ sở thực tiễn
Dương Đức là một xã miền núi nằm ở phía Tây của huyện Lạng Giang, nhân dân sống chủ yếu bằng nghề nông, tình hình chính trị xã hội ổn định, đời sống kinh tế nhân dân ngày được nâng lên, công tác khuyến học đang phát triển, nhiều phụ huynh, nhiều dòng họ đã quan tâm đến việc học tập của con cháu, tuy nhiên với địa thế không mấy thuận lợi nên nói chung về nông nghiệp, địa phương còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp, đời sống của nhiều hộ gia đình còn thiếu thốn (104 hộ nghèo, 100 hộ cận nghèo), có một số phụ huynh mải đi làm ăn xa nên chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình.
Học sinh tiểu học nông thôn nói chung, học sinh tiểu học xã Dương Đức nói riêng do hạn chế về điều kiện địa lý, kinh tế vùng miền...nên đặc điểm tâm lý có nhiều nét khác biệt, môi trường giao tiếp còn hạn hẹp, điều kiện học tập còn nhiều khó khăn, hạn chế, đặc biệt kiến thức về thực tế cuộc sống của học sinh còn nghèo nàn...cần có những nghiên cứu để đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đây là yêu cầu cần thiết, khách quan trong sự phát triển.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!