- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
Sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh: “Đổi mới phương pháp giảng dạy ngữ pháp Tiếng Anh ở trường THPT nhằm phát huy năng lực học sinh” THEO CTGDPT 2018 được soạn dưới dạng file word gồm 39 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Tên sáng kiến: “Đổi mới phương pháp giảng dạy ngữ pháp Tiếng Anh ở trường Trung học phổ thông nhằm phát huy năng lực học sinh”.
2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Tháng 10/2022
3. Các thông tin cần bảo mật (nếu có): không
4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm:
* Giái pháp cũ: Giáo viên (GV) thuyết trình, sau đó cho học sinh (HS) làm bài tập trên phiếu.
* Tình trạng:
- Hầu hết GV dạy ngữ pháp theo phương pháp quy nạp hoặc diễn dịch: GV giải thích kiến thức ngữ pháp bằng tiếng Việt thông qua các ví dụ, sau đó GV cùng HS rút ra cấu trúc ngữ pháp. Sau khi HS có cấu trúc ngữ pháp, GV phát bài tập trên phiếu giấy và yêu cầu HS làm (thường là làm cá nhân) và GV chữa chữa; hoặc GV cung cấp cấu trúc ngữ pháp trước sau đó GV cùng HS đưa ra ví dụ sử dụng cấu trúc đó.
- Trên thực tế, dạy ngữ pháp diễn dịch hay dạy ngữ pháp quy nạp thường được GV kết hợp. Tuy nhiên, GV chưa chú trọng đến thiết kế các hoạt động nhằm phát huy năng lực của người học vì hầu hết thời gian tiết học ngữ pháp GV thuyết trình, HS thụ động nghe, trả lời một số câu hỏi phát vấn của giáo viên và sau đó làm bài tập trong không khí yên lặng không có sự tương tác giữa các HS nên HS cảm thấy nhàm chán và không đáp ứng được mục đích của việc học ngôn ngữ.
* Nhược điểm, hạn chế của phương pháp cũ:
- Phương pháp cũ có thể giáo viên không quá vất vả vì không phải nghĩ nhiều hoạt động khi dạy tiết ngữ pháp nhưng không phát huy được năng lực HS vì HS làm việc thụ động. HS hầu như không có cơ hội thực hành nói, nghe. Hơn thế nữa phương pháp này khiến HS nắm chắc cấu trúc ngữ pháp nhưng khi nói vẫn sai ngữ pháp vì HS khi học ngữ pháp theo phương pháp này không được thực hành nhiều kỹ năng nghe, nói có sử dụng các cấu trúc ngữ pháp vừa học.
- Hơn thế nữa, phương pháp cũ hầu như HS thực hành bằng cách làm bài tập trên phiếu để luyện cấu trúc ngữ pháp, hầu như không mang lại sự tương tác, giao tiếp bằng Tiếng Anh cho HS khiến HS không phát huy được năng lực ngôn ngữ và làm cho người học cảm thấy ngữ pháp không có tính ứng dụng thực tế khiến người học học nhiều ngữ pháp nhưng vẫn hay quên và khi nói hay viết vẫn mắc lỗi ngữ pháp.
5. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến:
- Học một ngôn ngữ có mục đích quan trọng là người học phải giao tiếp được bằng ngôn ngữ đó. GV dạy ngữ pháp không thể tách rời ngữ pháp với các kỹ năng ngôn ngữ khác. GV phải tích hợp dạy ngữ pháp với nghe, nói, đọc và viết.
- Sáng kiến tạo cơ hội cho HS được tương tác với bạn bè nhiều hơn, được cùng bạn bè khám phá kiến thức hoặc tự bản thân khám phá, chinh phục kiến thức mới. Quan trọng hơn là HS được sử dụng cấu trúc ngữ pháp vận dụng vào thực tế.
- Theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông 2018, GV cần thay đổi phương pháp dạy học nhằm phát huy được phẩm chất và năng lực của người học. Điều này càng cần GV suy nghĩ, tìm tòi và áp dựng các phương pháp dạy ngữ pháp thay thế cho phương pháp cũ.
6. Mục đích của giải pháp sáng kiến:
- Ngữ pháp là phần không thể thiếu khi học ngoại ngữ, không có ngữ pháp câu trở nên rời rạc, không đạt được mục đích giao tiếp, đặc biệt là những giao tiếp mang tính chuyên môn. Việc kém ngữ pháp Tiếng Anh khiến người học viết, nghe, nói, đọc gặp nhiều khó khăn vì hiểu sai ý diễn đạt của người nói hay người viết. Trong Tiếng Anh, cấu trúc câu tiếng Anh thể hiện ý nghĩa của câu nói, nên càng nắm chắc cấu trúc ngữ pháp Tiếng Anh giúp người nói diễn đạt ý mình muốn giao tiếp hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu GV dạy ngữ pháp không tich hợp với các kỹ năng khác của ngôn ngữ sẽ khiến việc dạy học ngữ pháp không mang lại hiệu quả thiết thực vì học mà không vận dụng, không thực hành, không áp dụng vào thực tế sẽ khiến người học nhanh quên và mắc nhiều lỗi khi giao tiếp bằng ngôn ngữ đó.
- Sáng kiến bao gồm những hoạt động do tôi đã đúc kết trong quá trình dạy ngữ pháp. Những họat động này khiến HS được tương tác với nhau, được trao đổi kiến
thức; rèn tư duy logic; kết nối kiến thức đã học với kiến thức mới, phát huy khả năng tự học của HS mà không thấy áp lực. Quan trọng hơn là HS được trao đổi với nhau bằng Tiếng Anh, được giao tiếp bằng Tiếng Anh sử dụng kiến thức ngữ pháp vừa học.
- Sáng kiến không chỉ phát nâng cáo năng lực ngôn ngữ Tiếng Anh cho học sinh mà còn tích hợp nội môn và liên môn, giúp học sinh rèn luyện và phát huy nhiều kỹ năng khác cần thiết trong cuộc sống như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình trước đám đông, …
7. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến:
7.1. Giải pháp 1: Các hoạt động cho phần giới thiệu ngữ liệu:
7. 1.1. Khám phá ngữ pháp qua ngữ cảnh là đoạn hội thoại :
* Mục tiêu của hoạt động:
- Cung cấp cho HS ngữ cảnh sử dụng một cấu trúc ngữ pháp nào đó. Từ ngữ cảnh, HS có cơ hội đọc, nói và khám phá ngữ pháp.
- Tích hợp ngữ pháp trong kỹ năng đọc, nghe, nói, viết.
- Thu hút HS tham gia thảo luận, HS trở nên tích cực và nhiệt tình hơn trong việc khám phá ý nghĩa và cấu trúc ngữ pháp.
* Các bước tiến hành giải pháp:
- Bước 1: GV cho HS đọc một đoạn văn ngắn, đơn giản, trong đó có ít nhất một câu sử dụng một cấu trúc ngữ pháp nào đó.
- Bước 2: GV yêu cầu HS đọc bài cá nhân hoặc làm cặp đôi và làm nhiệm vụ. GV phải chắc chắn rằng nhiệm vụ phải được thiết kế để giúp HS hiểu ý nghĩa của các câu có chứa một cấu trúc ngữ pháp nào đó.
- Bước 3: GV gọi HS nêu câu trả lời cho nhiệm vụ và GV cần khơi gợi kiến thức cơ bản của HS để giúp các em đưa ra câu trả lời đúng.
- Bước 4: GV khơi gợi HS để tìm ra cấu trúc, cách sử dụng, ý nghĩa của một cấu trúc ngữ pháp.
Ví dụ: Unit 7. English 12. (Chương trình thí điểm): causative form (cấu trúc câu “sai khiến”)
- Bước 1: GV cho HS một bài đàm thoại ngắn và yêu cầu HS làm việc theo cặp để đọc to đoạn hội thoại sau:
Lan: Oh, you have a very beautiful dress.
Hoa: Thank you. I had this dress made by a tailor in my village.
Lan: Really? She is a very good tailor.
Hoa: Can you show me the way to her house? I want to have her make a dress.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
Tên sáng kiến: “Đổi mới phương pháp giảng dạy ngữ pháp Tiếng Anh ở trường Trung học phổ thông nhằm phát huy năng lực học sinh”.
2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Tháng 10/2022
3. Các thông tin cần bảo mật (nếu có): không
4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm:
* Giái pháp cũ: Giáo viên (GV) thuyết trình, sau đó cho học sinh (HS) làm bài tập trên phiếu.
* Tình trạng:
- Hầu hết GV dạy ngữ pháp theo phương pháp quy nạp hoặc diễn dịch: GV giải thích kiến thức ngữ pháp bằng tiếng Việt thông qua các ví dụ, sau đó GV cùng HS rút ra cấu trúc ngữ pháp. Sau khi HS có cấu trúc ngữ pháp, GV phát bài tập trên phiếu giấy và yêu cầu HS làm (thường là làm cá nhân) và GV chữa chữa; hoặc GV cung cấp cấu trúc ngữ pháp trước sau đó GV cùng HS đưa ra ví dụ sử dụng cấu trúc đó.
- Trên thực tế, dạy ngữ pháp diễn dịch hay dạy ngữ pháp quy nạp thường được GV kết hợp. Tuy nhiên, GV chưa chú trọng đến thiết kế các hoạt động nhằm phát huy năng lực của người học vì hầu hết thời gian tiết học ngữ pháp GV thuyết trình, HS thụ động nghe, trả lời một số câu hỏi phát vấn của giáo viên và sau đó làm bài tập trong không khí yên lặng không có sự tương tác giữa các HS nên HS cảm thấy nhàm chán và không đáp ứng được mục đích của việc học ngôn ngữ.
* Nhược điểm, hạn chế của phương pháp cũ:
- Phương pháp cũ có thể giáo viên không quá vất vả vì không phải nghĩ nhiều hoạt động khi dạy tiết ngữ pháp nhưng không phát huy được năng lực HS vì HS làm việc thụ động. HS hầu như không có cơ hội thực hành nói, nghe. Hơn thế nữa phương pháp này khiến HS nắm chắc cấu trúc ngữ pháp nhưng khi nói vẫn sai ngữ pháp vì HS khi học ngữ pháp theo phương pháp này không được thực hành nhiều kỹ năng nghe, nói có sử dụng các cấu trúc ngữ pháp vừa học.
- Hơn thế nữa, phương pháp cũ hầu như HS thực hành bằng cách làm bài tập trên phiếu để luyện cấu trúc ngữ pháp, hầu như không mang lại sự tương tác, giao tiếp bằng Tiếng Anh cho HS khiến HS không phát huy được năng lực ngôn ngữ và làm cho người học cảm thấy ngữ pháp không có tính ứng dụng thực tế khiến người học học nhiều ngữ pháp nhưng vẫn hay quên và khi nói hay viết vẫn mắc lỗi ngữ pháp.
5. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến:
- Học một ngôn ngữ có mục đích quan trọng là người học phải giao tiếp được bằng ngôn ngữ đó. GV dạy ngữ pháp không thể tách rời ngữ pháp với các kỹ năng ngôn ngữ khác. GV phải tích hợp dạy ngữ pháp với nghe, nói, đọc và viết.
- Sáng kiến tạo cơ hội cho HS được tương tác với bạn bè nhiều hơn, được cùng bạn bè khám phá kiến thức hoặc tự bản thân khám phá, chinh phục kiến thức mới. Quan trọng hơn là HS được sử dụng cấu trúc ngữ pháp vận dụng vào thực tế.
- Theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông 2018, GV cần thay đổi phương pháp dạy học nhằm phát huy được phẩm chất và năng lực của người học. Điều này càng cần GV suy nghĩ, tìm tòi và áp dựng các phương pháp dạy ngữ pháp thay thế cho phương pháp cũ.
6. Mục đích của giải pháp sáng kiến:
- Ngữ pháp là phần không thể thiếu khi học ngoại ngữ, không có ngữ pháp câu trở nên rời rạc, không đạt được mục đích giao tiếp, đặc biệt là những giao tiếp mang tính chuyên môn. Việc kém ngữ pháp Tiếng Anh khiến người học viết, nghe, nói, đọc gặp nhiều khó khăn vì hiểu sai ý diễn đạt của người nói hay người viết. Trong Tiếng Anh, cấu trúc câu tiếng Anh thể hiện ý nghĩa của câu nói, nên càng nắm chắc cấu trúc ngữ pháp Tiếng Anh giúp người nói diễn đạt ý mình muốn giao tiếp hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu GV dạy ngữ pháp không tich hợp với các kỹ năng khác của ngôn ngữ sẽ khiến việc dạy học ngữ pháp không mang lại hiệu quả thiết thực vì học mà không vận dụng, không thực hành, không áp dụng vào thực tế sẽ khiến người học nhanh quên và mắc nhiều lỗi khi giao tiếp bằng ngôn ngữ đó.
- Sáng kiến bao gồm những hoạt động do tôi đã đúc kết trong quá trình dạy ngữ pháp. Những họat động này khiến HS được tương tác với nhau, được trao đổi kiến
thức; rèn tư duy logic; kết nối kiến thức đã học với kiến thức mới, phát huy khả năng tự học của HS mà không thấy áp lực. Quan trọng hơn là HS được trao đổi với nhau bằng Tiếng Anh, được giao tiếp bằng Tiếng Anh sử dụng kiến thức ngữ pháp vừa học.
- Sáng kiến không chỉ phát nâng cáo năng lực ngôn ngữ Tiếng Anh cho học sinh mà còn tích hợp nội môn và liên môn, giúp học sinh rèn luyện và phát huy nhiều kỹ năng khác cần thiết trong cuộc sống như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình trước đám đông, …
7. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến:
7.1. Giải pháp 1: Các hoạt động cho phần giới thiệu ngữ liệu:
7. 1.1. Khám phá ngữ pháp qua ngữ cảnh là đoạn hội thoại :
* Mục tiêu của hoạt động:
- Cung cấp cho HS ngữ cảnh sử dụng một cấu trúc ngữ pháp nào đó. Từ ngữ cảnh, HS có cơ hội đọc, nói và khám phá ngữ pháp.
- Tích hợp ngữ pháp trong kỹ năng đọc, nghe, nói, viết.
- Thu hút HS tham gia thảo luận, HS trở nên tích cực và nhiệt tình hơn trong việc khám phá ý nghĩa và cấu trúc ngữ pháp.
* Các bước tiến hành giải pháp:
- Bước 1: GV cho HS đọc một đoạn văn ngắn, đơn giản, trong đó có ít nhất một câu sử dụng một cấu trúc ngữ pháp nào đó.
- Bước 2: GV yêu cầu HS đọc bài cá nhân hoặc làm cặp đôi và làm nhiệm vụ. GV phải chắc chắn rằng nhiệm vụ phải được thiết kế để giúp HS hiểu ý nghĩa của các câu có chứa một cấu trúc ngữ pháp nào đó.
- Bước 3: GV gọi HS nêu câu trả lời cho nhiệm vụ và GV cần khơi gợi kiến thức cơ bản của HS để giúp các em đưa ra câu trả lời đúng.
- Bước 4: GV khơi gợi HS để tìm ra cấu trúc, cách sử dụng, ý nghĩa của một cấu trúc ngữ pháp.
Ví dụ: Unit 7. English 12. (Chương trình thí điểm): causative form (cấu trúc câu “sai khiến”)
- Bước 1: GV cho HS một bài đàm thoại ngắn và yêu cầu HS làm việc theo cặp để đọc to đoạn hội thoại sau:
Lan: Oh, you have a very beautiful dress.
Hoa: Thank you. I had this dress made by a tailor in my village.
Lan: Really? She is a very good tailor.
Hoa: Can you show me the way to her house? I want to have her make a dress.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!