- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN TIẾNG ANH THCS: KỸ NĂNG SỬA LỖI TRONG TIẾNG ANH TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM 2022 được soạn dưới dạng file word gồm 21 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiếng Anh ngày càng trở nên phổ biến, được xem là cầu nối con người từ những nước khác nhau trên thế giới xích lại gần nhau hơn. Nó không chỉ giúp ích trong giao tiếp hằng ngày, trong học tập mà đặc biệt trong công việc và trong những cơ hội mang tính toàn cầu hóa trong tương lai. Hơn thế nữa nhờ có tiếng Anh mà con người đã có được những bước tiến đáng kể trong nhiều lĩnh vực. Việc học Tiếng Anh là quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh, đã nhiều năm nay Bộ GD& ĐT quyết định môn Tiếng Anh là một trong những môn học chính khoá ở tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục. Tiếng Anh ngày càng được đông đảo các tầng lớp trong xã hội quan tâm, càng có nhiều học sinh có hứng thú, có nhu cầu nghiên cứu chuyên sâu với môn học.
Nhưng qua thực tế cho thấy học viên nói chung và các học sinh ở trường THCS nói riêng gặp rất nhiều lỗi khi sử dụng tiếng Anh. Phải chăng do sự khác nhau giữa ngôn ngữ Anh và ngôn ngữ Tiếng Việt. Tại sao học sinh lại mắc quá nhiều lỗi như thế? Nguyên nhân dẫn đến việc mắc lỗi là gì? Sửa lỗi và giúp học sinh sữa lỗi như thế nào cho hiệu quả? Từ đó, tôi mạnh dạn đưa ra một số một số kinh nghiệm trong “Kỹ năng sửa lỗi Tiếng Anh cho học sinh THCS”
PHẦN II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Trong quá trình nhiều năm dạy Tiếng Anh, tôi nhận thấy nhiều học sinh thường mắc tâm lý ngại thể hiện vì sợ nói sai, viết sai. Tuy nhiên tôi đã từng bắt gặp được một câu nói rất bổ ích: “Có lỗi là chuyện rất bình thường, là một vấn đề lành mạnh, bổ ích là bởi vì từ những lỗi sai chúng ta mới tìm được cái đúng, cái chính xác và với cái chính xác đó dẫn đến quá trình học tập. Người học càng mắc nhiều lỗi thì càng có được nhiều cái đúng. Càng có nhiều cái đúng , thì việc học lại càng diễn ra. Chúng ta thường học được nhiều điều từ những sai lầm của chúng ta hơn là từ những thành công”
Chúng ta biết rằng tất cả các kỹ năng, đặc biệt kỹ năng Nói và Viết là các kỹ năng sinh sản (productive skills) học sinh học và luyện tập đều vì mục đích là có thể dùng ngôn ngữ để diễn đạt ý của mình (bằng cách nói và viết) nên việc xuất hiện lỗi trong quá trình sử dụng ngôn ngữ là điều hết sức bình thường và không thể tránh khỏi.
Chính vì vậy mỗi một giáo viên dạy tiếng Anh cần nhận thức được điều này để có thái độ đúng đắn khi học sinh của chúng ta mắc lỗi, và quan trọng hơn là để có phương pháp chửa lỗi chính xác và phù hợp với từng lỗi cụ thể.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
Là giáo viên Tiếng Anh THCS, qua thực tế giảng dạy tại trường, tôi nhận thấy rằng học sinh THCS rất thích, rất hứng thú với môn học tiếng Anh. Những năm gần đây những học sinh khối 6, 7 hầu như thích thú môn học này hơn một số học sinh ở khối 8, 9. Học sinh khối 6, 7 mạnh dạn nói, viết tiếng Anh hơn, mạnh dạn phát biểu trong giờ học hơn chứng tỏ học sinh khối 6,7 còn hồn nhiên, vô tư hơn nên các em chưa thấy ngại khi nói, khi viết và khi mắc lỗi. Tiếng Anh là môn học khó cho nên học sinh ngay từ đầu nếu không có phương pháp học đúng, giáo viên không kịp thời phát hiện, giúp đỡ sẽ dẫn đến việc học sinh “mất gốc” và đó là nguyên nhân dẫn đến việc một số học sinh khối 8, 9 ngại nói và viết tiếng Anh. Các em sợ sai, sợ mắc lỗi, sợ xấu hổ với bạn bè khi mắc lỗi. Đó là nhận thức vô cùng sai lầm của các em. Chính vì thế tôi càng cố gắng hơn trong việc giúp các em một lần nữa nhận ra được điều này "Có lỗi là chuyện rất bình thường là một vấn đề lành mạnh. Tuy nhiên việc được học từ những lỗi sai chúng ta đã tìm ra khiến chúng ta nhớ lâu hơn, khắc sâu hơn dẫn đến quá trình học tập hiệu quả hơn. Người học có mắc lỗi thì sẽ càng tìm ra được nhiều cái đúng. Càng có nhiều cái đúng , thì việc học lại càng diễn ra hiệu quả hơn. Chúng ta thường học được nhiều điều từ những sai lầm của chúng ta hơn là từ những thành công". Tôi luôn tạo cho các em cảm giác gần gũi thoải mái, tự nhiên khi học. Một trong những phương pháp để làm được điều này là tìm tòi, rút kinh nghiệm về một số phương pháp chữa lỗi cho học sinh khi học sinh mắc lỗi mà không tạo cảm giác “mất mặt” cho các em.
* Khảo sát trước khi thực hiện đề tài:
Kiểm tra kĩ năng nói: Unit (English 7) A closer look 1.
Tôi chú ý kiểm tra phát âm /ʃ/ và /ʒ/:
Lớp Số học sinh tham gia Số học sinh nói đúng
7A1 8 6 (75.0%)
7A4 8 4 (50.0%)
7A5 8 4 (50.0%)
III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP SỬA LỖI CHO HỌC SINH
1. Các dạng lỗi thường gặp:
- Lỗi từ vựng (vocabulary)
- Lỗi ngữ pháp hoặc cấu trúc câu (grammar or structure patterns)
- Lỗi chính tả (spelling)
2. Nguyên nhân:
Có rất nhiều nguyên nhân sản sinh ra lỗi trong quá trình sử dụng ngôn ngữ, tôi có thể đưa ra một số nguyên nhân như sau:
2.1. Sự ảnh hưởng của ngôn ngữ mẹ đẻ ( Mother – Tongue interference)
Đây là loại lỗi khá hệ thống trong quá trình học tiếng Anh. Học sinh khi học ngoại ngữ thường áp dụng một cách máy móc cú pháp ngôn ngữ mẹ đẻ vào ngôn ngữ mà người đó đang học, nhưng thực tế là có rất nhiều điểm khác biệt về cú pháp giữa các ngôn ngữ khác nhau.
PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiếng Anh ngày càng trở nên phổ biến, được xem là cầu nối con người từ những nước khác nhau trên thế giới xích lại gần nhau hơn. Nó không chỉ giúp ích trong giao tiếp hằng ngày, trong học tập mà đặc biệt trong công việc và trong những cơ hội mang tính toàn cầu hóa trong tương lai. Hơn thế nữa nhờ có tiếng Anh mà con người đã có được những bước tiến đáng kể trong nhiều lĩnh vực. Việc học Tiếng Anh là quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh, đã nhiều năm nay Bộ GD& ĐT quyết định môn Tiếng Anh là một trong những môn học chính khoá ở tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục. Tiếng Anh ngày càng được đông đảo các tầng lớp trong xã hội quan tâm, càng có nhiều học sinh có hứng thú, có nhu cầu nghiên cứu chuyên sâu với môn học.
Nhưng qua thực tế cho thấy học viên nói chung và các học sinh ở trường THCS nói riêng gặp rất nhiều lỗi khi sử dụng tiếng Anh. Phải chăng do sự khác nhau giữa ngôn ngữ Anh và ngôn ngữ Tiếng Việt. Tại sao học sinh lại mắc quá nhiều lỗi như thế? Nguyên nhân dẫn đến việc mắc lỗi là gì? Sửa lỗi và giúp học sinh sữa lỗi như thế nào cho hiệu quả? Từ đó, tôi mạnh dạn đưa ra một số một số kinh nghiệm trong “Kỹ năng sửa lỗi Tiếng Anh cho học sinh THCS”
PHẦN II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Trong quá trình nhiều năm dạy Tiếng Anh, tôi nhận thấy nhiều học sinh thường mắc tâm lý ngại thể hiện vì sợ nói sai, viết sai. Tuy nhiên tôi đã từng bắt gặp được một câu nói rất bổ ích: “Có lỗi là chuyện rất bình thường, là một vấn đề lành mạnh, bổ ích là bởi vì từ những lỗi sai chúng ta mới tìm được cái đúng, cái chính xác và với cái chính xác đó dẫn đến quá trình học tập. Người học càng mắc nhiều lỗi thì càng có được nhiều cái đúng. Càng có nhiều cái đúng , thì việc học lại càng diễn ra. Chúng ta thường học được nhiều điều từ những sai lầm của chúng ta hơn là từ những thành công”
Chúng ta biết rằng tất cả các kỹ năng, đặc biệt kỹ năng Nói và Viết là các kỹ năng sinh sản (productive skills) học sinh học và luyện tập đều vì mục đích là có thể dùng ngôn ngữ để diễn đạt ý của mình (bằng cách nói và viết) nên việc xuất hiện lỗi trong quá trình sử dụng ngôn ngữ là điều hết sức bình thường và không thể tránh khỏi.
Chính vì vậy mỗi một giáo viên dạy tiếng Anh cần nhận thức được điều này để có thái độ đúng đắn khi học sinh của chúng ta mắc lỗi, và quan trọng hơn là để có phương pháp chửa lỗi chính xác và phù hợp với từng lỗi cụ thể.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
Là giáo viên Tiếng Anh THCS, qua thực tế giảng dạy tại trường, tôi nhận thấy rằng học sinh THCS rất thích, rất hứng thú với môn học tiếng Anh. Những năm gần đây những học sinh khối 6, 7 hầu như thích thú môn học này hơn một số học sinh ở khối 8, 9. Học sinh khối 6, 7 mạnh dạn nói, viết tiếng Anh hơn, mạnh dạn phát biểu trong giờ học hơn chứng tỏ học sinh khối 6,7 còn hồn nhiên, vô tư hơn nên các em chưa thấy ngại khi nói, khi viết và khi mắc lỗi. Tiếng Anh là môn học khó cho nên học sinh ngay từ đầu nếu không có phương pháp học đúng, giáo viên không kịp thời phát hiện, giúp đỡ sẽ dẫn đến việc học sinh “mất gốc” và đó là nguyên nhân dẫn đến việc một số học sinh khối 8, 9 ngại nói và viết tiếng Anh. Các em sợ sai, sợ mắc lỗi, sợ xấu hổ với bạn bè khi mắc lỗi. Đó là nhận thức vô cùng sai lầm của các em. Chính vì thế tôi càng cố gắng hơn trong việc giúp các em một lần nữa nhận ra được điều này "Có lỗi là chuyện rất bình thường là một vấn đề lành mạnh. Tuy nhiên việc được học từ những lỗi sai chúng ta đã tìm ra khiến chúng ta nhớ lâu hơn, khắc sâu hơn dẫn đến quá trình học tập hiệu quả hơn. Người học có mắc lỗi thì sẽ càng tìm ra được nhiều cái đúng. Càng có nhiều cái đúng , thì việc học lại càng diễn ra hiệu quả hơn. Chúng ta thường học được nhiều điều từ những sai lầm của chúng ta hơn là từ những thành công". Tôi luôn tạo cho các em cảm giác gần gũi thoải mái, tự nhiên khi học. Một trong những phương pháp để làm được điều này là tìm tòi, rút kinh nghiệm về một số phương pháp chữa lỗi cho học sinh khi học sinh mắc lỗi mà không tạo cảm giác “mất mặt” cho các em.
* Khảo sát trước khi thực hiện đề tài:
Kiểm tra kĩ năng nói: Unit (English 7) A closer look 1.
Tôi chú ý kiểm tra phát âm /ʃ/ và /ʒ/:
Lớp Số học sinh tham gia Số học sinh nói đúng
7A1 8 6 (75.0%)
7A4 8 4 (50.0%)
7A5 8 4 (50.0%)
III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP SỬA LỖI CHO HỌC SINH
1. Các dạng lỗi thường gặp:
- Lỗi từ vựng (vocabulary)
- Lỗi ngữ pháp hoặc cấu trúc câu (grammar or structure patterns)
- Lỗi chính tả (spelling)
2. Nguyên nhân:
Có rất nhiều nguyên nhân sản sinh ra lỗi trong quá trình sử dụng ngôn ngữ, tôi có thể đưa ra một số nguyên nhân như sau:
2.1. Sự ảnh hưởng của ngôn ngữ mẹ đẻ ( Mother – Tongue interference)
Đây là loại lỗi khá hệ thống trong quá trình học tiếng Anh. Học sinh khi học ngoại ngữ thường áp dụng một cách máy móc cú pháp ngôn ngữ mẹ đẻ vào ngôn ngữ mà người đó đang học, nhưng thực tế là có rất nhiều điểm khác biệt về cú pháp giữa các ngôn ngữ khác nhau.