- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN TIẾNG ANH TIỂU HỌC: Phát triển kỹ năng năng giáo tiếp thông qua rèn kỹ năng Nghe – Nói được soạn dưới dạng file word gồm 20 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
Dù đã được đưa vào chương trình Tiểu học một cách đồng bộ nhưng tiếng Anh vẫn là một môn học khó và ít được quan tâm; với nhiều học sinh, đặc biệt là học sinh nông thôn, đây còn là một môn học mới mẻ. Để học tốt tiếng Anh, yếu tố quan trọng nhất là có môi trường rèn luyện, trong khi đó, học sinh nông thôn ít được tiếp xúc với môi trường ngoại ngữ, và chính bản thân các em khi ở trong môi trường ngoại ngữ rồi cũng không nhận ra được là mình đang trong môi trường đó. Quan trọng tiếp theo chính là yếu tố động lực. Khi đã có động lực để học tập thì học sinh không những tích cực học ở trên lớp mà ở nhà các em cũng sẽ chịu khó học tập, tự tìm tòi tạo môi trường học tiếng Anh cho chính mình. Như vậy có thể suy ra nhân tố quan trọng nhất trong việc học ngoại ngữ đối với học sinh nông thôn chính là động lực.
Là giáo viên dạy ngoại ngữ trong trường Tiểu học . Tôi nhận thấy việc học Tiếng anh rất mới lạ và ý thức học tập của các em chưa cao, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học , tôi nhận thấy rằng các em còn gặp nhiều khó khăn trong việc Nghe – Nói . Mà Nghe – Nói được coi là việc rất quan trọng trong giao tiếp.
- Để giúp các em vượt qua được trở ngại này tôi đã chọn đề tài : “ Phát triển kỹ năng năng giáo tiếp thông qua rèn kỹ năng Nghe – Nói ” . Nhằm giúp các em nhận thức rõ tầm quan trọng của Tiếng Anh trong giao tiếp
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Mặc dù tiếng Anh so với các môn học khác vẫn còn khá mới mẻ đối với hầu hết các trường Tiểu học ở Việt Nam, nhưng trên thế giới nó lại phát triển từ rất lâu. Do đó, có vô số kinh nghiệm mà chúng ta có thể học tập từ các nước bạn.
Mục đích của đề tài nhằm nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp của học sinh Tiểu học , qua đó tìm ra điểm mạnh , điểm yếu của môn học để đề ra những giải pháp có thể khắc phục và nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh .
Quan điểm cơ bản nhất của phương pháp này là làm sao phát huy được tính tích cực , chủ động , sáng tạo của người học và tạo điều kiện tối ưu cho người học rèn luyện phát triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ vào mục đích giao tiếp .
Quan điểm giao tiếp ( Nghe - Nói) là quan điểm đặc thù của môn Ngoại Ngữ . Trong trường Tiểu học kỹ năng Nghe – Nói được sử dụng xuyên suốt trong các tiết dạy , kể cả trong từng tiết dạy kỹ năng riêng biệt. Do vậy trong phạm vi giải pháp này , tôi đã nghiên cứu chuyên đề : Phát triển kỹ năng năng giáo tiếp thông qua rèn kỹ năng Nghe – Nói
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
Kỹ năng nghe nói là một trong những kỹ năng ngôn ngữ khó nhất cho học sinh học Tiếng Anh. Kĩ năng này được coi là khó vì học sinh cảm thấy luôn chịu áp lực không cần thiết để hiểu từng từ trong nội dung bài nghe nói hay giao tiếp giỏi. Đây thực sự là một vấn đề cần xem xét, nghiên cứu để tìm ra cách dạy nghe – nói đạt hiệu quả giao tiếp cao.
Chính vì lí do đó, là giáo viên Tiếng Anh ở trường tiểu học, tôi mong tìm ra phương pháp, kinh nghiệm dạy nghe – nói (giao tiếp) phù hợp với học sinh tiểu học nói chung và học sinh trường tiểu học &THCS Vũ Quý nói riêng có khả năng giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất. Sau đây tôi xin trình bày các phương pháp dạy nghe nói mà tôi đã áp dụng trực tiếp ở trong các tiết dạy Tiếng Anh về khía cạnh nào đó giúp đỡ các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong giao tiếp Tiếng Anh.
I. Tiến trình của một giờ rèn kỹ năng nghe - nói
1/ Trước hết, giáo viên cần phải chuẩn bị tâm thế cho học sinh trước khi cho các em nghe. GV phải đảm bảo rằng:
Học sinh phải hiểu được yêu cầu (bằng tiếng Anh) để hoàn thành nhiệm vụ nghe được giao.
Các em phải biết chính xác yêu cầu mình phải làm gì?
HS cần phải xác định rằng các em không cần thiết phải nghe tất cả các từ có trong bài nghe.
2/ Bước quan trọng tiếp theo là GV cần khuyến khích HS đoán trước những gì các em chuẩn bị nghe.
GV cần giới thiệu chủ đề theo tình huống/ khung cảnh của bài học.
Hoạt động này sẽ giúp HS có thể đoán biết được nội dung của các câu trả lời.
GV có thể giúp các em bằng cách:
- Đặt một số câu hỏi có liên quan tới nội dung chủ đề của bài nghe.
- Sử dụng tranh ảnh để gợi cho HS có thể đoán được các câu trả lời, thậm chí trước khi các em được nghe nội dung bài nghe.
3/ Trong khi nghe, HS cần tập trung vào việc nghe để hiểu thông tin từ nội dung bài nghe, HS không nên kết hợp vừa nghe vừa đọc, vẽ và viết cùng một lúc.
GV nên thường xuyên cho HS cơ hội nghe lần thứ hai, đặc biệt đối với những em chưa có khả năng thực hiện được nhiệm vụ nghe trước đó. (chưa nghe và hiểu được bài để hoàn thành nhiệm vụ được giao).
4/ Cuối cùng, khi HS hoàn thành bài tập nghe, GV nên kiểm tra lại việc nghe hiểu bằng cách yêu cầu HS cả lớp trả lời câu hỏi.
GV không nên bắt ép từng HS trả lời khi các em chưa sẵn sàng.
GV cần đảm bảo rằng một câu trả lời dù có đúng hay sai cần được kiểm tra bằng cách cho HS nghe lại bằng băng cát-sét.
GV liệt kê tất cả các câu trả lời của HS lên bảng, sau đó bật máy cho cả lớp nghe lại để chọn câu trả lời đúng.
Nếu tất cả HS đều trả lời đúng các câu hỏi thì GV vẫn nên khuyến khích HS nghe lại toàn bài để các em tự kiểm tra lại các câu trả lời của mình.
1/ GV cần hướng dẫn các nguyên tắc của hoạt động nghe:
HS chưa biết cách nghe bao giờ thì đương nhiên cần được hướng dẫn để biết nghe thực tế bao gồm những hoạt động gì.
Nhiều HS không thể tập trung vào người nói đang nói gì vì các em rất dễ bị “gây nhiễu” bởi các sự việc khác diễn ra xung quanh.
Các em không biết rằng khi tập trung nghe thì phải tách mình ra khỏi các yếu tố gây nhiễu xung quanh.
GV cần hướng dẫn cụ thể khi nghe.
Các yếu tố cần thiết cho người nghe tốt là:
Nhìn thẳng vào người nói khi nghe trực tiếp.
Cố gắng giữ im lặng.
Tập trung nghe người nói đang nói gì.
Suy nghĩ về những gì người nói đang nói.
Nêu câu hỏi khi nghe chưa hiểu.
Coi trọng và biết đánh giá những gì người nói phải nói.
* Ví dụ: GV: How are you to day ?
HS: I’m fine ,thank you . And you?
Mỗi lần, cần tập trung vào một nguyên tắc. Thảo luận nguyên tắc đó có ý nghĩa gì và tại sao nó quan trọng.
Vận dụng ngay nguyên tắc đó để thực hành theo cặp (Ví dụ: “Thay nhau hỏi xem bạn mình đã làm gì vào ngày nghỉ cuối tuần trước” và báo cáo kết quả cho cả lớp nghe sau khi trao đổi với bạn)
* Ví dụ: What did you do last weekend ?
I visited my grandfather .
2/ GV thử làm mẫu vai một người nghe tốt.
GV đưa ra một mẫu câu hỏi để cho các đội trong lớp thảo luận ,lúc này GV là người nghe xem đội nào đưa ra nhiều ý hay nhất ( ví dụ :Hỏi xem bạn mình dự định sẽ làm gì vào tuần tới ? )
Ví dụ : What are you going to do next weekend ?
I’m going to play football.
Hỏi - đáp nhiều là giúp học sinh thực hành kỹ năng nghe – nói tốt, giao tiếp tốt và không ngại khi đối thoại với người đối diện.
3/ Tổ chức trò chơi luyện nghe.
Trò truyền tin ( Whisper )
Lớp có 15 bàn, giáo viên làm 15 phiếu trên mỗi phiếu ghi một câu. Sau đó trao phiếu cho 1 học sinh đầu dãy. Học sinh này có nhiệm vụ nói thầm rồi nói vào tai người kế bên điều mình đọc được. Cứ thế, người này nối tiếp người kia nói vào tai nhau cho đến người cuối dãy. Người cuối dãy có nhiệm vụ nói lớn câu hay đoạn mình nghe được, và học sinh đầu dãy sẽ xác định đúng hay không.
Trò chơi tìm bạn ( finding friend)
Giáo viên chuẩn bị một số câu hỏi và câu trả lời trên giấy, ghép câu trả lời với câu hỏi bằng cách cho chúng những con số: ví dụ câu hỏi 1 tương ứng với câu trả lời 5. Học sinh tự tìm câu trả lời bằng cách tìm ra bạn của mình tương ứng với câu trả phù hợp, cặp nào nhận ra nhau đầu tiên sẽ thắng.
Trò chơi giúp bạn học tốt( Let’s learn better )
Mỗi học sinh trong lớp sưu tầm hoặc tự đặt ra một câu (có thể có thông tin bị sai) mỗi thành viên của lớp sẽ lắng nghe bạn đọc câu của mình rồi tìm cách xác định câu đúng hay sai và sửa câu. Giáo viên nên bốc thăm học sinh có nhiệm vụ để mọi thành viên của trong lớp phải lắng nghe bạn đọc.
Trò chơi nghe và đoán ( Mime and Guess)
GV đưa ra một chủ đề yêu cầu HS đoán, đặt thật nhiều câu hỏi và GV trả lời.
Khi giáo viên sử dụng thủ thuật này, học sinh tỏ ra hứng thú vì mình đã biết nghe và nói bằng Tiếng Anh và hơn nữa giao tiếp một cách hứng thú, sôi nổi.
4/ GV đọc cho HS nghe:
GV tránh đọc trực tiếp nội dung từ SGK có tranh minh hoạ. HS cần có cơ hội để “ tự tưởng tượng các bức tranh đó trong đầu” trong khi các em nghe một bài thơ hay một câu chuyện.
GV bắt đầu bằng một bài thơ hay một đoạn văn , sau đó mới nói về những “bức tranh” giúp các em hiểu rõ thêm nội dung nghe được.
Ví dụ: GV đọc cho Hs nghe 3 lần một đoạn văn , sau đó tổ chức cho HS chơi trò chơi Lucky Number.
Unit 10 – What do you do at break time? - Tiếng Anh 3 - Lesson 1 - Listen and number.
5/ Sử dụng âm nhạc và bài hát
Âm nhạc giúp rèn luyện chất lượng âm thanh theo mẫu chuẩn.
Bài hát đặc biệt quan trọng, vì nhịp điệu bài hát giúp HS dễ ghi nhớ từ.
Ví dụ : Giáo viên cho học sinh hát bài hát các tháng đã học trong sách Let’s learn English book 2 - unit two( Happy brithday )
January , february , march la la la la ...
April , May, June la la la la .....
August , and September sha la la la ....
Với kỹ năng này giáo viên đã giúp học sinh tập trung cao và sẽ giúp học sinh nhớ từ lâu hơn.
6/ Sử dụng băng/đĩa CD
Sử dụng băng /đĩa CD trong lớp cần ghi âm nhiều giọng khác nhau
Thỉnh thoảng lưu ý trước cho HS biết rằng các em sẽ không được nghe lại băng (chỉ nghe một lần).
Nếu HS biết được nghe đi nghe lại băng thì sẽ không tập trung nghe cẩn thận ngay từ lần đầu.
* Ví dụ: Unit 7 - My Health - Sách English book 3 - Let’s play.
GV: Trước khi dạy các từ chỉ bộ phận con người tôi cho
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
Dù đã được đưa vào chương trình Tiểu học một cách đồng bộ nhưng tiếng Anh vẫn là một môn học khó và ít được quan tâm; với nhiều học sinh, đặc biệt là học sinh nông thôn, đây còn là một môn học mới mẻ. Để học tốt tiếng Anh, yếu tố quan trọng nhất là có môi trường rèn luyện, trong khi đó, học sinh nông thôn ít được tiếp xúc với môi trường ngoại ngữ, và chính bản thân các em khi ở trong môi trường ngoại ngữ rồi cũng không nhận ra được là mình đang trong môi trường đó. Quan trọng tiếp theo chính là yếu tố động lực. Khi đã có động lực để học tập thì học sinh không những tích cực học ở trên lớp mà ở nhà các em cũng sẽ chịu khó học tập, tự tìm tòi tạo môi trường học tiếng Anh cho chính mình. Như vậy có thể suy ra nhân tố quan trọng nhất trong việc học ngoại ngữ đối với học sinh nông thôn chính là động lực.
Là giáo viên dạy ngoại ngữ trong trường Tiểu học . Tôi nhận thấy việc học Tiếng anh rất mới lạ và ý thức học tập của các em chưa cao, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học , tôi nhận thấy rằng các em còn gặp nhiều khó khăn trong việc Nghe – Nói . Mà Nghe – Nói được coi là việc rất quan trọng trong giao tiếp.
- Để giúp các em vượt qua được trở ngại này tôi đã chọn đề tài : “ Phát triển kỹ năng năng giáo tiếp thông qua rèn kỹ năng Nghe – Nói ” . Nhằm giúp các em nhận thức rõ tầm quan trọng của Tiếng Anh trong giao tiếp
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Mặc dù tiếng Anh so với các môn học khác vẫn còn khá mới mẻ đối với hầu hết các trường Tiểu học ở Việt Nam, nhưng trên thế giới nó lại phát triển từ rất lâu. Do đó, có vô số kinh nghiệm mà chúng ta có thể học tập từ các nước bạn.
Mục đích của đề tài nhằm nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp của học sinh Tiểu học , qua đó tìm ra điểm mạnh , điểm yếu của môn học để đề ra những giải pháp có thể khắc phục và nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh .
Quan điểm cơ bản nhất của phương pháp này là làm sao phát huy được tính tích cực , chủ động , sáng tạo của người học và tạo điều kiện tối ưu cho người học rèn luyện phát triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ vào mục đích giao tiếp .
Quan điểm giao tiếp ( Nghe - Nói) là quan điểm đặc thù của môn Ngoại Ngữ . Trong trường Tiểu học kỹ năng Nghe – Nói được sử dụng xuyên suốt trong các tiết dạy , kể cả trong từng tiết dạy kỹ năng riêng biệt. Do vậy trong phạm vi giải pháp này , tôi đã nghiên cứu chuyên đề : Phát triển kỹ năng năng giáo tiếp thông qua rèn kỹ năng Nghe – Nói
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
Kỹ năng nghe nói là một trong những kỹ năng ngôn ngữ khó nhất cho học sinh học Tiếng Anh. Kĩ năng này được coi là khó vì học sinh cảm thấy luôn chịu áp lực không cần thiết để hiểu từng từ trong nội dung bài nghe nói hay giao tiếp giỏi. Đây thực sự là một vấn đề cần xem xét, nghiên cứu để tìm ra cách dạy nghe – nói đạt hiệu quả giao tiếp cao.
Chính vì lí do đó, là giáo viên Tiếng Anh ở trường tiểu học, tôi mong tìm ra phương pháp, kinh nghiệm dạy nghe – nói (giao tiếp) phù hợp với học sinh tiểu học nói chung và học sinh trường tiểu học &THCS Vũ Quý nói riêng có khả năng giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất. Sau đây tôi xin trình bày các phương pháp dạy nghe nói mà tôi đã áp dụng trực tiếp ở trong các tiết dạy Tiếng Anh về khía cạnh nào đó giúp đỡ các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong giao tiếp Tiếng Anh.
I. Tiến trình của một giờ rèn kỹ năng nghe - nói
1/ Trước hết, giáo viên cần phải chuẩn bị tâm thế cho học sinh trước khi cho các em nghe. GV phải đảm bảo rằng:
Học sinh phải hiểu được yêu cầu (bằng tiếng Anh) để hoàn thành nhiệm vụ nghe được giao.
Các em phải biết chính xác yêu cầu mình phải làm gì?
HS cần phải xác định rằng các em không cần thiết phải nghe tất cả các từ có trong bài nghe.
2/ Bước quan trọng tiếp theo là GV cần khuyến khích HS đoán trước những gì các em chuẩn bị nghe.
GV cần giới thiệu chủ đề theo tình huống/ khung cảnh của bài học.
Hoạt động này sẽ giúp HS có thể đoán biết được nội dung của các câu trả lời.
GV có thể giúp các em bằng cách:
- Đặt một số câu hỏi có liên quan tới nội dung chủ đề của bài nghe.
- Sử dụng tranh ảnh để gợi cho HS có thể đoán được các câu trả lời, thậm chí trước khi các em được nghe nội dung bài nghe.
3/ Trong khi nghe, HS cần tập trung vào việc nghe để hiểu thông tin từ nội dung bài nghe, HS không nên kết hợp vừa nghe vừa đọc, vẽ và viết cùng một lúc.
GV nên thường xuyên cho HS cơ hội nghe lần thứ hai, đặc biệt đối với những em chưa có khả năng thực hiện được nhiệm vụ nghe trước đó. (chưa nghe và hiểu được bài để hoàn thành nhiệm vụ được giao).
4/ Cuối cùng, khi HS hoàn thành bài tập nghe, GV nên kiểm tra lại việc nghe hiểu bằng cách yêu cầu HS cả lớp trả lời câu hỏi.
GV không nên bắt ép từng HS trả lời khi các em chưa sẵn sàng.
GV cần đảm bảo rằng một câu trả lời dù có đúng hay sai cần được kiểm tra bằng cách cho HS nghe lại bằng băng cát-sét.
GV liệt kê tất cả các câu trả lời của HS lên bảng, sau đó bật máy cho cả lớp nghe lại để chọn câu trả lời đúng.
Nếu tất cả HS đều trả lời đúng các câu hỏi thì GV vẫn nên khuyến khích HS nghe lại toàn bài để các em tự kiểm tra lại các câu trả lời của mình.
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG NGHE - KẾT HỢP VỚI KỸ NĂNG NÓI
1/ GV cần hướng dẫn các nguyên tắc của hoạt động nghe:
HS chưa biết cách nghe bao giờ thì đương nhiên cần được hướng dẫn để biết nghe thực tế bao gồm những hoạt động gì.
Nhiều HS không thể tập trung vào người nói đang nói gì vì các em rất dễ bị “gây nhiễu” bởi các sự việc khác diễn ra xung quanh.
Các em không biết rằng khi tập trung nghe thì phải tách mình ra khỏi các yếu tố gây nhiễu xung quanh.
GV cần hướng dẫn cụ thể khi nghe.
Các yếu tố cần thiết cho người nghe tốt là:
Nhìn thẳng vào người nói khi nghe trực tiếp.
Cố gắng giữ im lặng.
Tập trung nghe người nói đang nói gì.
Suy nghĩ về những gì người nói đang nói.
Nêu câu hỏi khi nghe chưa hiểu.
Coi trọng và biết đánh giá những gì người nói phải nói.
* Ví dụ: GV: How are you to day ?
HS: I’m fine ,thank you . And you?
Mỗi lần, cần tập trung vào một nguyên tắc. Thảo luận nguyên tắc đó có ý nghĩa gì và tại sao nó quan trọng.
Vận dụng ngay nguyên tắc đó để thực hành theo cặp (Ví dụ: “Thay nhau hỏi xem bạn mình đã làm gì vào ngày nghỉ cuối tuần trước” và báo cáo kết quả cho cả lớp nghe sau khi trao đổi với bạn)
* Ví dụ: What did you do last weekend ?
I visited my grandfather .
2/ GV thử làm mẫu vai một người nghe tốt.
GV đưa ra một mẫu câu hỏi để cho các đội trong lớp thảo luận ,lúc này GV là người nghe xem đội nào đưa ra nhiều ý hay nhất ( ví dụ :Hỏi xem bạn mình dự định sẽ làm gì vào tuần tới ? )
Ví dụ : What are you going to do next weekend ?
I’m going to play football.
Hỏi - đáp nhiều là giúp học sinh thực hành kỹ năng nghe – nói tốt, giao tiếp tốt và không ngại khi đối thoại với người đối diện.
3/ Tổ chức trò chơi luyện nghe.
Trò truyền tin ( Whisper )
Lớp có 15 bàn, giáo viên làm 15 phiếu trên mỗi phiếu ghi một câu. Sau đó trao phiếu cho 1 học sinh đầu dãy. Học sinh này có nhiệm vụ nói thầm rồi nói vào tai người kế bên điều mình đọc được. Cứ thế, người này nối tiếp người kia nói vào tai nhau cho đến người cuối dãy. Người cuối dãy có nhiệm vụ nói lớn câu hay đoạn mình nghe được, và học sinh đầu dãy sẽ xác định đúng hay không.
Trò chơi tìm bạn ( finding friend)
Giáo viên chuẩn bị một số câu hỏi và câu trả lời trên giấy, ghép câu trả lời với câu hỏi bằng cách cho chúng những con số: ví dụ câu hỏi 1 tương ứng với câu trả lời 5. Học sinh tự tìm câu trả lời bằng cách tìm ra bạn của mình tương ứng với câu trả phù hợp, cặp nào nhận ra nhau đầu tiên sẽ thắng.
Trò chơi giúp bạn học tốt( Let’s learn better )
Mỗi học sinh trong lớp sưu tầm hoặc tự đặt ra một câu (có thể có thông tin bị sai) mỗi thành viên của lớp sẽ lắng nghe bạn đọc câu của mình rồi tìm cách xác định câu đúng hay sai và sửa câu. Giáo viên nên bốc thăm học sinh có nhiệm vụ để mọi thành viên của trong lớp phải lắng nghe bạn đọc.
Trò chơi nghe và đoán ( Mime and Guess)
GV đưa ra một chủ đề yêu cầu HS đoán, đặt thật nhiều câu hỏi và GV trả lời.
Khi giáo viên sử dụng thủ thuật này, học sinh tỏ ra hứng thú vì mình đã biết nghe và nói bằng Tiếng Anh và hơn nữa giao tiếp một cách hứng thú, sôi nổi.
4/ GV đọc cho HS nghe:
GV tránh đọc trực tiếp nội dung từ SGK có tranh minh hoạ. HS cần có cơ hội để “ tự tưởng tượng các bức tranh đó trong đầu” trong khi các em nghe một bài thơ hay một câu chuyện.
GV bắt đầu bằng một bài thơ hay một đoạn văn , sau đó mới nói về những “bức tranh” giúp các em hiểu rõ thêm nội dung nghe được.
Ví dụ: GV đọc cho Hs nghe 3 lần một đoạn văn , sau đó tổ chức cho HS chơi trò chơi Lucky Number.
Unit 10 – What do you do at break time? - Tiếng Anh 3 - Lesson 1 - Listen and number.
5/ Sử dụng âm nhạc và bài hát
Âm nhạc giúp rèn luyện chất lượng âm thanh theo mẫu chuẩn.
Bài hát đặc biệt quan trọng, vì nhịp điệu bài hát giúp HS dễ ghi nhớ từ.
Ví dụ : Giáo viên cho học sinh hát bài hát các tháng đã học trong sách Let’s learn English book 2 - unit two( Happy brithday )
January , february , march la la la la ...
April , May, June la la la la .....
August , and September sha la la la ....
Với kỹ năng này giáo viên đã giúp học sinh tập trung cao và sẽ giúp học sinh nhớ từ lâu hơn.
6/ Sử dụng băng/đĩa CD
Sử dụng băng /đĩa CD trong lớp cần ghi âm nhiều giọng khác nhau
Thỉnh thoảng lưu ý trước cho HS biết rằng các em sẽ không được nghe lại băng (chỉ nghe một lần).
Nếu HS biết được nghe đi nghe lại băng thì sẽ không tập trung nghe cẩn thận ngay từ lần đầu.
* Ví dụ: Unit 7 - My Health - Sách English book 3 - Let’s play.
GV: Trước khi dạy các từ chỉ bộ phận con người tôi cho