- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HÁT DÂN CA ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC
I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI, MÔ TẢ NỘI DUNG
1/ Lí do chọn đề tài:
Dân ca - 2 từ thật dân giã và mộc mạc đã gắn liền với con người Việt Nam từ bao đời nay. Nói tới dân ca là nói đến niềm tự hào về bản sắc văn hoá của dân tộc ta, trải qua hơn bốn ngàn năm lịch sử, âm nhạc dân gian nói chung và dân ca nói riêng đã khẳng định tinh hoa văn hoá đặc sắc, là linh hồn của dân tộc. Từ khi cất tiếng khóc chào đời, con người đã cảm nhận được âm điệu ngọt ngào trong lời ru tha thiết của mẹ, của bà qua những làn điệu ru con. Đến khi trưởng thành dân ca vẫn cùng con người trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động, trong chiến đấu, gắn bó với con người qua điệu hò kéo lưới, giã gạo, kéo pháo hay khúc hát giao duyên..vvv. Dân ca được truyền miệng từ đời này qua đời khác, vùng miền này qua vùng miền khác, được xuất phát từ người dân lao động nơi ruộng đồng, sông nước, được giao lưu trong dân gian. Chính vì thế dân ca nói riêng và âm nhạc nói chung đã trở thành một môn học rất quan trọng, nhất là đối với trẻ em. Bởi tâm hồn trẻ như một tờ giấy trắng tùy thuộc vào môi trường giáo dục mà tờ giấy trắng ấy có màu sắc khác nhau. Với âm nhạc các em rất nhạy bén với những giai điệu lời ca ngọt ngào trong sáng, sẽ gieo vào trẻ những tình cảm tốt đẹp, làm cho đời sống tâm hồn các em phong phú hơn. Tuy vậy trong chương trình âm nhạc ở bậc Tiểu học các bài dân ca còn hạn chế, vì thế sự hiểu biết về dân ca của các em chưa được nhiều. Mặt khác do sự phát triển của xã hội kéo theo âm nhạc thị trường nên các em bị ảnh hưởng rất nhiều, các em không còn quan tâm đến dân ca, yêu thích dân ca.
Khi dạy hát tôi nhận thấy có nhiều khó khăn khi dạy bài hát dân ca cho học sinh do các bài hát dân ca thường là có luyến và có giai điệu tha thiết, trữ tình nên khi thể hiện các em thường hát với tốc độ nhanh như hát các bài hành khúc, hát chưa đúng hoặc không rõ chỗ luyến làm mất tính chất bài hát. Bên cạnh đó nhiều em học sinh thường hát rất buồn, hát chưa đúng giai điệu, cao độ và trường độ, các em chưa yêu thích bài dân ca. Nhiều em còn rụt rè, chưa mạnh dạn, tự tin khi thể hiện bài hát hoặc biểu diễn trước lớp. Một số em học sinh lớp 1 do phát âm còn hạn chế nên hát chưa được rõ lời và những chỗ có luyến.
Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học hát nhạc của các em học sinh lớp 2/1, 3/1 và lớp 5/2 tại trường, kết quả khảo sát như sau:
Nhìn chung xét về mặt bằng tôi thấy kết quả như vậy là còn thấp. Đa số học sinh hát tốt, thuộc lời ca, hát đúng giai điệu và yêu thích giờ học. Còn lại có một số em chưa hứng thú vì còn thấy ngại ngùng, sợ sệt khi lên biểu diễn, sợ hát không hay, hát không đúng giai điệu cũng như chưa yêu thích hát dân ca.
Trước tình hình đó tôi đã suy nghĩ, không ngừng nghiên cứu tài liệu, nội dung, kiến thức bài. Đồng thời qua nhiều tiết dạy học hát tôi cũng thu được nhiều kinh nghiệm và tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra đề tài: “Một số biện pháp dạy hát dân ca đối với học sinh Tiểu học”. Qua các bài dân ca các em được học, được nghe đều nói lên lòng yêu đất nước, yêu quê hương, xóm làng, yêu thầy cô, bạn bè, biết kính trọng ông bà cha mẹ. Các em biết được nhiều làn điệu dân ca của các vùng miền, nhất là những bài dân ca Nam Bộ nơi các em đang sinh sống...
2/ Mô tả nội dung
Âm nhạc nói chung và dân ca nói riêng đóng một vai trò rất quan trọng trong xã hội, văn hào Vích - to Huy - gô đã xác nhận: “Nghệ thuật giúp một dân tộc nô lệ trở thành tự do, giúp một dân tộc tự do trở thành vĩ đại”. Qua các bài dân ca trong chương trình học chính khoá và các bài hát, tôi tăng cường dạy các bài hát dân ca ở các tiết học hát dành cho địa phương tự chọn cũng như giới thiệu thêm các bài hát dân ca khác, đồng thời đưa ra các câu hỏi gợi mở khi giới thiệu bài và ở phần củng cố bài, các em sẽ hứng thú hơn trong các tiết học âm nhạc, từ đó các em thêm hiểu về dân ca, yêu thích dân ca, biết được nhiều làn điệu dân ca, tạo cho các em vốn kiến thức không chỉ trong âm nhạc mà cả xã hội, văn hoá, con người... được truyền tải qua mỗi bài hát, qua mỗi làn điệu của các vùng miền.
Thêm vào đó, ở phần nghe nhạc tôi cho các em nghe những bài hát dân ca ở các vùng miền mà các em chưa được học trong chương trình chính khóa giúp tăng khả năng cảm thụ âm nhạc và làm phong phú thêm vốn dân ca của các em. Ngoài ra việc tổ chức và lựa chọn các em có năng khiếu ca múa cũng được tôi chú trọng, nhất là các em hát dân ca tốt để tạo nòng cốt cho đội văn nghệ nhà trường phục vụ các phong trào cũng như tham gia các cuộc thi văn nghệ của thị xã.
Khi dạy hát dân ca, tôi sẽ giới thiệu qua cho các em biết thế nào là dân ca, gợi ý cho các em các bài hát dân ca quen thuộc và hướng dẫn các em tìm hiểu về bài dân ca đó như của vùng miền nào? Nội dung của bài nói về điều gì?...kèm theo giải thích từ khó, từ địa phương (nếu có) cho các em hiểu. Để học hát tốt thì tôi cũng đưa một số mẫu khởi động giọng phù hợp,hát mẫu và hướng dẫn thật kĩ những chỗ khó hát hoặc chỗ luyến láy giúp các em hát đúng giai điệu, cao độ, tính chất của bài
Ngoài ra tôi thường xuyên khuyến khích các em, lôi cuốn các em vào tiết học đầu tiên khi các em bắt đầu được học dân ca, từ đó các em sẽ được cảm nhận về cái hay cái đẹp có trong dân ca. Đó cũng là cơ sở để các em phát huy được những khả năng học dân ca và hình thành cho các em niềm đam mê khi tìm hiểu về dân ca. Muốn làm được điều đó tôi luôn luôn bồi dưỡng lòng yêu thích dân ca, luôn học hỏi để phát huy sự sáng tạo, tìm tòi, chuẩn bị kĩ càng bài dạy trước mỗi giờ lên lớp.
Sau 1 năm ứng dụng và giảng dạy phương pháp “Một số biện pháp dạy hát dân ca đối với học sinh Tiểu học” vào trường tôi, tôi nhận thấy quá trình học tập của các em trở nên tự giác hơn, các em yêu thích môn âm nhạc, yêu thích dân ca hơn, hát đúng tính chất bài hơn, tạo nên niềm vui trong sáng và bổ ích, bồi dưỡng cho các em tinh thần học tập, đa phần các em rất thích phương pháp này, các em tự tin hơn khi hát dân ca và có tiến bộ rõ rệt. Các em cảm thấy hào hứng, tham gia đầy đủ vào các tiết học.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HÁT DÂN CA ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC”
ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HÁT DÂN CA ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC”
I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI, MÔ TẢ NỘI DUNG
1/ Lí do chọn đề tài:
Dân ca - 2 từ thật dân giã và mộc mạc đã gắn liền với con người Việt Nam từ bao đời nay. Nói tới dân ca là nói đến niềm tự hào về bản sắc văn hoá của dân tộc ta, trải qua hơn bốn ngàn năm lịch sử, âm nhạc dân gian nói chung và dân ca nói riêng đã khẳng định tinh hoa văn hoá đặc sắc, là linh hồn của dân tộc. Từ khi cất tiếng khóc chào đời, con người đã cảm nhận được âm điệu ngọt ngào trong lời ru tha thiết của mẹ, của bà qua những làn điệu ru con. Đến khi trưởng thành dân ca vẫn cùng con người trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động, trong chiến đấu, gắn bó với con người qua điệu hò kéo lưới, giã gạo, kéo pháo hay khúc hát giao duyên..vvv. Dân ca được truyền miệng từ đời này qua đời khác, vùng miền này qua vùng miền khác, được xuất phát từ người dân lao động nơi ruộng đồng, sông nước, được giao lưu trong dân gian. Chính vì thế dân ca nói riêng và âm nhạc nói chung đã trở thành một môn học rất quan trọng, nhất là đối với trẻ em. Bởi tâm hồn trẻ như một tờ giấy trắng tùy thuộc vào môi trường giáo dục mà tờ giấy trắng ấy có màu sắc khác nhau. Với âm nhạc các em rất nhạy bén với những giai điệu lời ca ngọt ngào trong sáng, sẽ gieo vào trẻ những tình cảm tốt đẹp, làm cho đời sống tâm hồn các em phong phú hơn. Tuy vậy trong chương trình âm nhạc ở bậc Tiểu học các bài dân ca còn hạn chế, vì thế sự hiểu biết về dân ca của các em chưa được nhiều. Mặt khác do sự phát triển của xã hội kéo theo âm nhạc thị trường nên các em bị ảnh hưởng rất nhiều, các em không còn quan tâm đến dân ca, yêu thích dân ca.
Khi dạy hát tôi nhận thấy có nhiều khó khăn khi dạy bài hát dân ca cho học sinh do các bài hát dân ca thường là có luyến và có giai điệu tha thiết, trữ tình nên khi thể hiện các em thường hát với tốc độ nhanh như hát các bài hành khúc, hát chưa đúng hoặc không rõ chỗ luyến làm mất tính chất bài hát. Bên cạnh đó nhiều em học sinh thường hát rất buồn, hát chưa đúng giai điệu, cao độ và trường độ, các em chưa yêu thích bài dân ca. Nhiều em còn rụt rè, chưa mạnh dạn, tự tin khi thể hiện bài hát hoặc biểu diễn trước lớp. Một số em học sinh lớp 1 do phát âm còn hạn chế nên hát chưa được rõ lời và những chỗ có luyến.
Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học hát nhạc của các em học sinh lớp 2/1, 3/1 và lớp 5/2 tại trường, kết quả khảo sát như sau:
Lớp | Sĩ số | Hoàn thành | Hoàn thành tốt | Thái độ | ||
Thích | Không thích | |||||
SL % | SL % | |||||
2/1 | 35 | 16 46 | 19 54 | 30 | 5 | |
3/1 | 34 | 15 44 | 19 56 | 27 | 7 | |
5/2 | 36 | 13 36 | 23 64 | 30 | 6 |
Trước tình hình đó tôi đã suy nghĩ, không ngừng nghiên cứu tài liệu, nội dung, kiến thức bài. Đồng thời qua nhiều tiết dạy học hát tôi cũng thu được nhiều kinh nghiệm và tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra đề tài: “Một số biện pháp dạy hát dân ca đối với học sinh Tiểu học”. Qua các bài dân ca các em được học, được nghe đều nói lên lòng yêu đất nước, yêu quê hương, xóm làng, yêu thầy cô, bạn bè, biết kính trọng ông bà cha mẹ. Các em biết được nhiều làn điệu dân ca của các vùng miền, nhất là những bài dân ca Nam Bộ nơi các em đang sinh sống...
2/ Mô tả nội dung
Âm nhạc nói chung và dân ca nói riêng đóng một vai trò rất quan trọng trong xã hội, văn hào Vích - to Huy - gô đã xác nhận: “Nghệ thuật giúp một dân tộc nô lệ trở thành tự do, giúp một dân tộc tự do trở thành vĩ đại”. Qua các bài dân ca trong chương trình học chính khoá và các bài hát, tôi tăng cường dạy các bài hát dân ca ở các tiết học hát dành cho địa phương tự chọn cũng như giới thiệu thêm các bài hát dân ca khác, đồng thời đưa ra các câu hỏi gợi mở khi giới thiệu bài và ở phần củng cố bài, các em sẽ hứng thú hơn trong các tiết học âm nhạc, từ đó các em thêm hiểu về dân ca, yêu thích dân ca, biết được nhiều làn điệu dân ca, tạo cho các em vốn kiến thức không chỉ trong âm nhạc mà cả xã hội, văn hoá, con người... được truyền tải qua mỗi bài hát, qua mỗi làn điệu của các vùng miền.
Thêm vào đó, ở phần nghe nhạc tôi cho các em nghe những bài hát dân ca ở các vùng miền mà các em chưa được học trong chương trình chính khóa giúp tăng khả năng cảm thụ âm nhạc và làm phong phú thêm vốn dân ca của các em. Ngoài ra việc tổ chức và lựa chọn các em có năng khiếu ca múa cũng được tôi chú trọng, nhất là các em hát dân ca tốt để tạo nòng cốt cho đội văn nghệ nhà trường phục vụ các phong trào cũng như tham gia các cuộc thi văn nghệ của thị xã.
Khi dạy hát dân ca, tôi sẽ giới thiệu qua cho các em biết thế nào là dân ca, gợi ý cho các em các bài hát dân ca quen thuộc và hướng dẫn các em tìm hiểu về bài dân ca đó như của vùng miền nào? Nội dung của bài nói về điều gì?...kèm theo giải thích từ khó, từ địa phương (nếu có) cho các em hiểu. Để học hát tốt thì tôi cũng đưa một số mẫu khởi động giọng phù hợp,hát mẫu và hướng dẫn thật kĩ những chỗ khó hát hoặc chỗ luyến láy giúp các em hát đúng giai điệu, cao độ, tính chất của bài
Ngoài ra tôi thường xuyên khuyến khích các em, lôi cuốn các em vào tiết học đầu tiên khi các em bắt đầu được học dân ca, từ đó các em sẽ được cảm nhận về cái hay cái đẹp có trong dân ca. Đó cũng là cơ sở để các em phát huy được những khả năng học dân ca và hình thành cho các em niềm đam mê khi tìm hiểu về dân ca. Muốn làm được điều đó tôi luôn luôn bồi dưỡng lòng yêu thích dân ca, luôn học hỏi để phát huy sự sáng tạo, tìm tòi, chuẩn bị kĩ càng bài dạy trước mỗi giờ lên lớp.
Sau 1 năm ứng dụng và giảng dạy phương pháp “Một số biện pháp dạy hát dân ca đối với học sinh Tiểu học” vào trường tôi, tôi nhận thấy quá trình học tập của các em trở nên tự giác hơn, các em yêu thích môn âm nhạc, yêu thích dân ca hơn, hát đúng tính chất bài hơn, tạo nên niềm vui trong sáng và bổ ích, bồi dưỡng cho các em tinh thần học tập, đa phần các em rất thích phương pháp này, các em tự tin hơn khi hát dân ca và có tiến bộ rõ rệt. Các em cảm thấy hào hứng, tham gia đầy đủ vào các tiết học.