- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH QUA MÔN NGỮ VĂN” KHỐI THCS NĂM 2023 được soạn dưới dạng file word gồm 16 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. MỞ ĐẦU
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong nhiều thập kỉ qua cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã tác động đến nền kinh tế- xã hội của thế giới trong đó có Việt Nam. Đất nước Việt Nam đã có những chuyển biến mạnh mẽ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Những thành tựu của khoa học kĩ thuật đã được ứng dụng rộng rãi trong đời sống của mỗi gia đình Việt Nam. Tuy nhiên bên cạnh những điểm tiến bộ đó thì những tệ nạn xã hội cũng diễn ra hàng ngày càng khá nhiều và phức tạp, những tệ nạn học đường cũng trở nên khá phổ biến đây cũng đang là nỗi lo của các bậc phụ huynh và toàn xã hội trong việc giáo dục đạo đức học sinh những nhân tài tương lai của đất nước.
Đó là lối sống, đạo đức, ý thức của thế hệ trẻ đã và đang dần mất đi thuần phong mỹ tục, mất dần đi lòng tự hào tự tôn dân tộc, tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của toàn thể dân tộc ta đang bị thế hệ trẻ quên dần học sinh không còn tôn sư trọng đạo, ăn nói với người lớn thì lỗ mãng thiếu lịch sự, những vụ đánh nhau trong trường học trở nên khá phổ biến bên cạnh đó chúng ta vẫn thấy học sinh nói tục chửi thề, có em hỗn láo với cha mẹ, thầy cô, đánh nhau, trốn học những vấn đề này đang được quan tâm trong xã hội ta hiện nay nhất là trong nhà trường.
Vì vậy là một giáo viên đặc biệt lại là giáo viên dạy môn Ngữ văn chúng tôi luôn trăn trở làm sao truyền tải được hết kiến thức của mình cho các em để yêu thích môn Ngữ văn cũng như bồi dưỡng lòng yêu nước niềm tự hào dân tộc. Môn Ngữ văn từ lâu chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông với nội dung vô cùng phong phú và có tác dụng to lớn trong việc góp phần phát triển hoàn thiện nhân cách của học sinh. Chính thông qua các bài học Ngữ văn học sinh nắm được quy luật phát triển của xã hội hiểu về đạo lí, tình yêu đối với đất nước, con người, thiên nhiên...Giáo dục đạo đức cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục nói chung và của bộ môn Ngữ văn nói riêng. Thông qua các bài học đặc biệt là thông qua các văn bản được học trong chương trình Ngữ văn để gửi gắm những bài học đạo đức sâu sắc. Đặc biệt là đối với các em học sinh THCS đã nhận thức được về lí tưởng sống của thanh niên, trách nhiệm của bản thân đối với quê hương đất nước thì việc nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức là vô cùng cần thiết nhất là trong giai đoạn hiện nay khi phong trào vận động” Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đang ngày một triển khai thấm nhuần sâu rộng đến với tất cả các tầng lớp nhân dân trong xã hội.
Tuy nhiên vấn đề nóng bỏng hiện nay là sự xuống cấp về đạo đức trong học sinh, ý thức tinh thần trách nhiệm, sự tôn trọng những giá trị truyền thống ngày càng sa sút, những biểu hiện về tư tưởng lệch lạc sống không có lí tưởng, vô cảm thể hiện ngày càng nhiều, thêm vào đó là những tác động của mặt trái cơ chế thị trường trong thời kì hội nhập mở cửa, những tư tưởng xấu của văn hóa ngoại lai, các tệ nạn xã hội đang ngày ngày xâm nhập vào thế giới học đường, đâu đó còn có những hiện tượng suy thoái về đạo đức, chạy theo lối sống thực dụng của người lớn cũng có những tác động xấu đến các em học sinh, tình trạng số trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật có xu hướng ngày càng gia tăng đã gióng lên những hồi chuông báo động về thực trạng sự tha hóa nhân cách, sự băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống…là một nỗi lo cho xã hội và nó gây ảnh hưởng lớn đến công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Giáo dục đạo đức học sinh hiện nay là một vấn đề vô cùng quan trọng xã hội và đặc biệt được đề cao trong công tác giáo dục. Trong đó công tác giáo dục học sinh qua môn học Ngữ văn lại càng trở nên cần thiết. Bởi qua môn ngữ văn thế hệ trẻ sẽ hiểu những truyền thống tôn sư trọng đạo, truyền thống uống nước nhớ nguồn, tình yêu quê hương đất nước... để nhận thức đúng trong hiện tại và tương lai.
Trên cơ sở thực tế và lí luận giảng dạy môn Ngữ văn trong những năm qua chúng tôi thấy tình hình học sinh không còn yêu thích môn Ngữ văn và cảm thấy chán nản môn học này bên cạnh sự xem nhẹ việc học văn là đạo đức của học sinh đã và đang đi xuống ngày càng trở nên trầm trọng ở cấp trung học cở sở. Vì vậy mục đích nghiên cứu của chúng tôi là giáo dục đạo đức học sinh qua môn Ngữ văn để các em biết được giá trị của đạo đức để các em sống có ích, có ý nghĩa đồng thời các em có những tư tưởng hành vi nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội. Đồng thời học sinh luôn tin vào sự lãnh đạo của Đảng, phải biết yêu gia đình, anh chị em, yêu làng xóm quê hương đất nước, luôn luôn có lòng vị tha nhân ái tính cần cù. Giúp các em kiểm soát được hành vi của bản thân một cách tự giác có khả năng chống lại những biểu hiện lệch lạc của cuộc sống để các em phát triển toàn diện cả trí tuệ cũng như nhân cách con người xứng đáng là nhân tố quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Học sinh THCS trường THCS Trần Phú.
Tuy nhiên mỗi khối học tính cách, tâm lý, thái độ, những hành vi ứng xử của các em đều có những thay đổi. Vì vậy trong mỗi tiết học Ngữ văn giáo viên phải biết và hiểu đối tượng học sinh để giáo dục các em đạt chất lượng. Giúp các em hoàn thiện nhân cách là những con ngoan trò giỏi có ích cho gia đình xã hội và đất nước.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Giáo dục đạo đức học sinh là nhiệm vụ quan trọng nhà trường nói riêng, của gia đình và xã hội nói chung. Đạo đức là yếu tố chi phối hoạt động của con người suốt thời gian tồn tại và phát triển. Bởi vậy, các thầy cô giáo nói chung, giáo viên Ngữ văn nói riêng cần chú trọng đến việc giáo dục đạo đức học sinh. Nhưng để giáo dục đạo đức học sinh, giáo viên dạy Ngữ văn phải vận dụng những phương pháp phù hợp, linh hoạt, nhuần nhuyễn, sáng tạo,phải biết kết hợp với nhiều bộ môn khác. Trong đó môn Ngữ văn có vai trò quan trọng nhưng nếu không biết vận dụng những phương pháp phù hợp thì khiến học sinh nhàm chán và việc giáo dục sẽ không có hiệu quả. Như qua các văn bản truyện, thơ,… không chỉ có tác dụng làm nổi bật nội dung, mà còn là nguồn tri thức không thể thiếu đựợc trong bài học. Nếu những văn bản, tranh ảnh được sử dụng tốt, sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan, sẽ kết hợp chặt chẽ hai hệ thống tín hiệu với nhau: tai nghe, mắt thấy, tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, gây được mối liên hệ thần kinh tạm thời khá phong phú, phát huy đựơc năng lực chú ý quan sát, hứng thú của học sinh.
Ngoài ra còn một số phương pháp như: Lồng ghép những câu chuyện mang tính giáo dục trong bài học; sử dụng lời nói sinh động của giáo viên, sử dụng đồ dùng trực quan; giáo dục học sinh qua những bài văn; phối hợp với giáo viên tổng phụ trách để đưa nội dung giáo dục vào trong những buổi sinh hoạt đội.
1.5. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Ở trong khuôn khổ Sáng kiến kinh nghiệm của chúng tôi đưa ra là để giáo dục đạo đức học sinh ở trung học cơ sở trường trung học cở sở Trần Phú, Nam Bình, Đăk Song, Đăk Nông, Với sáng kiến đưa giáo dục đạo đức học sinh trong môn học Ngữ văn ở bậc trung học cơ sở trong quá trình giảng dạy giáo dục đạo đức học sinh trên lớp đặc biệt khả năng học tập nhìn nhận, ứng xử, giao tiếp, tinh thần tự lực, tự cường của học sinh và sáng tạo chủ động trong quá trình lĩnh hội kiến thức của trò.
2. NỘI DUNG
2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
Hiện nay tình trạng học sinh không còn thích học môn Ngữ văn trở nên khá phổ biến thậm chí còn luôn luôn xem đó là môn không kiếm ra nhiều tiền, không mang lại của cải vật chất hàng ngày cho con người nó chỉ là những môn học học xong rồi quên ngay. Nhưng đây là một quan điểm sai lầm nghiêm trọng đối với thế hệ trẻ bây giờ bởi học Ngữ văn không mang lại sự tính toán, vật chất nhưng nó có những giá trị khác như: giúp học sinh giao tiếp tốt, giáo dục kĩ năng sống… đặc biệt là giáo dục học sinh về đạo đức. Mỗi một bài Ngữ văn đều mang tính giáo dục rất cao không chỉ vậy bên cạnh đó học sinh còn được rút ra được rất nhiều bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại và tương lai của sau này.
Mọi người đều thừa nhận rằng, tư tưởng và đạo đức là cái gốc của mỗi một con người, và đối với chúng ta, tư tưởng và đạo đức được sản sinh trong một môi trường cụ thể, đặt trong một bối cảnh cụ thể của một dân tộc và đất nước mà mình đang sống.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH QUA MÔN NGỮ VĂN”
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH QUA MÔN NGỮ VĂN”
1. MỞ ĐẦU
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong nhiều thập kỉ qua cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã tác động đến nền kinh tế- xã hội của thế giới trong đó có Việt Nam. Đất nước Việt Nam đã có những chuyển biến mạnh mẽ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Những thành tựu của khoa học kĩ thuật đã được ứng dụng rộng rãi trong đời sống của mỗi gia đình Việt Nam. Tuy nhiên bên cạnh những điểm tiến bộ đó thì những tệ nạn xã hội cũng diễn ra hàng ngày càng khá nhiều và phức tạp, những tệ nạn học đường cũng trở nên khá phổ biến đây cũng đang là nỗi lo của các bậc phụ huynh và toàn xã hội trong việc giáo dục đạo đức học sinh những nhân tài tương lai của đất nước.
Đó là lối sống, đạo đức, ý thức của thế hệ trẻ đã và đang dần mất đi thuần phong mỹ tục, mất dần đi lòng tự hào tự tôn dân tộc, tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của toàn thể dân tộc ta đang bị thế hệ trẻ quên dần học sinh không còn tôn sư trọng đạo, ăn nói với người lớn thì lỗ mãng thiếu lịch sự, những vụ đánh nhau trong trường học trở nên khá phổ biến bên cạnh đó chúng ta vẫn thấy học sinh nói tục chửi thề, có em hỗn láo với cha mẹ, thầy cô, đánh nhau, trốn học những vấn đề này đang được quan tâm trong xã hội ta hiện nay nhất là trong nhà trường.
Vì vậy là một giáo viên đặc biệt lại là giáo viên dạy môn Ngữ văn chúng tôi luôn trăn trở làm sao truyền tải được hết kiến thức của mình cho các em để yêu thích môn Ngữ văn cũng như bồi dưỡng lòng yêu nước niềm tự hào dân tộc. Môn Ngữ văn từ lâu chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông với nội dung vô cùng phong phú và có tác dụng to lớn trong việc góp phần phát triển hoàn thiện nhân cách của học sinh. Chính thông qua các bài học Ngữ văn học sinh nắm được quy luật phát triển của xã hội hiểu về đạo lí, tình yêu đối với đất nước, con người, thiên nhiên...Giáo dục đạo đức cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục nói chung và của bộ môn Ngữ văn nói riêng. Thông qua các bài học đặc biệt là thông qua các văn bản được học trong chương trình Ngữ văn để gửi gắm những bài học đạo đức sâu sắc. Đặc biệt là đối với các em học sinh THCS đã nhận thức được về lí tưởng sống của thanh niên, trách nhiệm của bản thân đối với quê hương đất nước thì việc nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức là vô cùng cần thiết nhất là trong giai đoạn hiện nay khi phong trào vận động” Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đang ngày một triển khai thấm nhuần sâu rộng đến với tất cả các tầng lớp nhân dân trong xã hội.
Tuy nhiên vấn đề nóng bỏng hiện nay là sự xuống cấp về đạo đức trong học sinh, ý thức tinh thần trách nhiệm, sự tôn trọng những giá trị truyền thống ngày càng sa sút, những biểu hiện về tư tưởng lệch lạc sống không có lí tưởng, vô cảm thể hiện ngày càng nhiều, thêm vào đó là những tác động của mặt trái cơ chế thị trường trong thời kì hội nhập mở cửa, những tư tưởng xấu của văn hóa ngoại lai, các tệ nạn xã hội đang ngày ngày xâm nhập vào thế giới học đường, đâu đó còn có những hiện tượng suy thoái về đạo đức, chạy theo lối sống thực dụng của người lớn cũng có những tác động xấu đến các em học sinh, tình trạng số trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật có xu hướng ngày càng gia tăng đã gióng lên những hồi chuông báo động về thực trạng sự tha hóa nhân cách, sự băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống…là một nỗi lo cho xã hội và nó gây ảnh hưởng lớn đến công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Giáo dục đạo đức học sinh hiện nay là một vấn đề vô cùng quan trọng xã hội và đặc biệt được đề cao trong công tác giáo dục. Trong đó công tác giáo dục học sinh qua môn học Ngữ văn lại càng trở nên cần thiết. Bởi qua môn ngữ văn thế hệ trẻ sẽ hiểu những truyền thống tôn sư trọng đạo, truyền thống uống nước nhớ nguồn, tình yêu quê hương đất nước... để nhận thức đúng trong hiện tại và tương lai.
Trên cơ sở thực tế và lí luận giảng dạy môn Ngữ văn trong những năm qua chúng tôi thấy tình hình học sinh không còn yêu thích môn Ngữ văn và cảm thấy chán nản môn học này bên cạnh sự xem nhẹ việc học văn là đạo đức của học sinh đã và đang đi xuống ngày càng trở nên trầm trọng ở cấp trung học cở sở. Vì vậy mục đích nghiên cứu của chúng tôi là giáo dục đạo đức học sinh qua môn Ngữ văn để các em biết được giá trị của đạo đức để các em sống có ích, có ý nghĩa đồng thời các em có những tư tưởng hành vi nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội. Đồng thời học sinh luôn tin vào sự lãnh đạo của Đảng, phải biết yêu gia đình, anh chị em, yêu làng xóm quê hương đất nước, luôn luôn có lòng vị tha nhân ái tính cần cù. Giúp các em kiểm soát được hành vi của bản thân một cách tự giác có khả năng chống lại những biểu hiện lệch lạc của cuộc sống để các em phát triển toàn diện cả trí tuệ cũng như nhân cách con người xứng đáng là nhân tố quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Học sinh THCS trường THCS Trần Phú.
Tuy nhiên mỗi khối học tính cách, tâm lý, thái độ, những hành vi ứng xử của các em đều có những thay đổi. Vì vậy trong mỗi tiết học Ngữ văn giáo viên phải biết và hiểu đối tượng học sinh để giáo dục các em đạt chất lượng. Giúp các em hoàn thiện nhân cách là những con ngoan trò giỏi có ích cho gia đình xã hội và đất nước.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Giáo dục đạo đức học sinh là nhiệm vụ quan trọng nhà trường nói riêng, của gia đình và xã hội nói chung. Đạo đức là yếu tố chi phối hoạt động của con người suốt thời gian tồn tại và phát triển. Bởi vậy, các thầy cô giáo nói chung, giáo viên Ngữ văn nói riêng cần chú trọng đến việc giáo dục đạo đức học sinh. Nhưng để giáo dục đạo đức học sinh, giáo viên dạy Ngữ văn phải vận dụng những phương pháp phù hợp, linh hoạt, nhuần nhuyễn, sáng tạo,phải biết kết hợp với nhiều bộ môn khác. Trong đó môn Ngữ văn có vai trò quan trọng nhưng nếu không biết vận dụng những phương pháp phù hợp thì khiến học sinh nhàm chán và việc giáo dục sẽ không có hiệu quả. Như qua các văn bản truyện, thơ,… không chỉ có tác dụng làm nổi bật nội dung, mà còn là nguồn tri thức không thể thiếu đựợc trong bài học. Nếu những văn bản, tranh ảnh được sử dụng tốt, sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan, sẽ kết hợp chặt chẽ hai hệ thống tín hiệu với nhau: tai nghe, mắt thấy, tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, gây được mối liên hệ thần kinh tạm thời khá phong phú, phát huy đựơc năng lực chú ý quan sát, hứng thú của học sinh.
Ngoài ra còn một số phương pháp như: Lồng ghép những câu chuyện mang tính giáo dục trong bài học; sử dụng lời nói sinh động của giáo viên, sử dụng đồ dùng trực quan; giáo dục học sinh qua những bài văn; phối hợp với giáo viên tổng phụ trách để đưa nội dung giáo dục vào trong những buổi sinh hoạt đội.
1.5. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Ở trong khuôn khổ Sáng kiến kinh nghiệm của chúng tôi đưa ra là để giáo dục đạo đức học sinh ở trung học cơ sở trường trung học cở sở Trần Phú, Nam Bình, Đăk Song, Đăk Nông, Với sáng kiến đưa giáo dục đạo đức học sinh trong môn học Ngữ văn ở bậc trung học cơ sở trong quá trình giảng dạy giáo dục đạo đức học sinh trên lớp đặc biệt khả năng học tập nhìn nhận, ứng xử, giao tiếp, tinh thần tự lực, tự cường của học sinh và sáng tạo chủ động trong quá trình lĩnh hội kiến thức của trò.
2. NỘI DUNG
2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
Hiện nay tình trạng học sinh không còn thích học môn Ngữ văn trở nên khá phổ biến thậm chí còn luôn luôn xem đó là môn không kiếm ra nhiều tiền, không mang lại của cải vật chất hàng ngày cho con người nó chỉ là những môn học học xong rồi quên ngay. Nhưng đây là một quan điểm sai lầm nghiêm trọng đối với thế hệ trẻ bây giờ bởi học Ngữ văn không mang lại sự tính toán, vật chất nhưng nó có những giá trị khác như: giúp học sinh giao tiếp tốt, giáo dục kĩ năng sống… đặc biệt là giáo dục học sinh về đạo đức. Mỗi một bài Ngữ văn đều mang tính giáo dục rất cao không chỉ vậy bên cạnh đó học sinh còn được rút ra được rất nhiều bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại và tương lai của sau này.
Mọi người đều thừa nhận rằng, tư tưởng và đạo đức là cái gốc của mỗi một con người, và đối với chúng ta, tư tưởng và đạo đức được sản sinh trong một môi trường cụ thể, đặt trong một bối cảnh cụ thể của một dân tộc và đất nước mà mình đang sống.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!