- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP KIẾN TẠO LỚP HỌC HẠNH PHÚC TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM THPT NĂM 2023 được soạn dưới dạng file word gồm 59 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ...............
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP KIẾN TẠO LỚP HỌC HẠNH PHÚC TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
Lĩnh vực: CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
Tạ Khắc Định Trường THPT ............... Trần Thị Thu Hiền Trường THPT ............... Nguyễn Thị Hồng Thương Trường THPT ...............
Năm thực hiện: 2023
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
`1. Lý do chọn đề tài
Khi đề cập đến mục tiêu giáo dục của Việt Nam, luật Giáo dục năm 2019 khẳng định: giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Trên thực tế thì sao? Những sự việc đau lòng, câu chuyện học đường không vui như: tỉ lệ stress học đường tăng nhanh, bạo lực học đường đáng báo động, mối quan hệ thầy trò căng thẳng, Đó là những tệ nạn xã hội như xem phim ảnh cấm, trộm cắp, nghiện hút, ham điện tử thâu đêm… vô lễ, coi thường, chống đổi cả với thầy cô dạy mình. Bên cạnh đó đạo đức nhà giáo cũng cần phải cảnh tỉnh bằng một hồi chuông dài, đó là gian lận thi cử, đó là cư xử thô bạo với trẻ nhỏ… được phản ánh thường xuyên qua các kênh truyền thông, điều đó đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội nói chung và nền giáo dục nói riêng.
Câu hỏi đặt ra, làm sao để hiện thực hóa mục tiêu phát triển toàn diện? Làm thế nào để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui, giáo viên đến trường mỗi ngày là một niềm hạnh phúc, quan hệ thầy trò là động lực để học sinh vươn tới tri thức? Theo chúng tôi, xây dựng trường học hạnh phúc là biện pháp hiệu quả để phát triển toàn diện con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, là việc cấp thiết cần được các nhà giáo dục quan tâm lúc này. Ngày (24/9), tại Đà Năng Hội thảo "Thay đổi vì một trường học hạnh phúc" với chủ đề "Chọn Yêu thương - Chọn Hạnh phúc" đã được tổ chức với sự tham gia của 400 Hiệu trưởng.
Xây dựng trường học hạnh phúc, mỗi trường học đều hướng tới mục tiêu: xây dựng môi trường giáo dục đem đến niềm vui, hạnh phúc cho cả giáo viên và học sinh, thầy cô thân thiện, học sinh tích cực. Trường học hạnh phúc là nơi không có bạo lực học đường, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể nhà giáo và học sinh. Trường học hạnh phúc là nơi thầy cô và học sinh vui sống trong sẻ chia, cảm thông và yêu thương nhau. Đồng thời, nơi đó cũng là mái nhà chung mà mỗi ngày giáo viên và học sinh đến trường là một niềm hạnh phúc. Để kiến tạo được trường học hạnh phúc thì mỗi đơn vị lớp học trong nhà trường cũng cần xây dựng lớp học hạnh phúc. Nhưng thực tế thì sao? Hàng loạt câu chuyện không vui xuất hiện trong học đường vừa qua: tỉ lệ stress học đường tăng nhanh chóng, bạo lực học đường đáng báo động, mối quan hệ thầy trò căng thẳng,...tất cả những điều đó được phản ánh thường xuyên qua các kênh truyền thông, là một điều nhức nhối trong xã hội nói chung và nền giáo dục nói riêng.
Câu hỏi lớn đặt ra lúc này là: Làm thế nào để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui, giáo viên đến trường mỗi ngày là một niềm hạnh phúc, quan hệ thầy trò là động lực để học sinh vươn tới tri thức? Theo chúng tôi, xây dựng
trường học hạnh phúc là việc làm cấp thiết cần được các nhà giáo dục quan tâm lúc này. Muốn vậy, chúng ta cần xây dựng hạnh phúc từ chính lớp học của mình.
Hiện tại rất ít tài liệu bàn sâu và đưa ra các giải pháp cho vấn đề này, đồng nghiệp, nhà trường chưa có kinh nghiệm nhiều để giải quyết, khắc phục. Chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài:“ Một số biện pháp kiến tạo lớp học hạnh phúc thông qua công tác chủ nhiệm lớp” để tìm ra câu trả lời thiết thực nhất cho bản thân, cho đồng nghiệp và cho các em học sinh.
2. Mục đích đề tài
Chúng tôi nghiên cứu đề tài này, với mong muốn:
- Bản thân chúng tôi có điều kiện tự nhìn nhận, đánh giá lại phương pháp giáo dục của mình, khắc phục hạn chế, phát huy ưu điểm, nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở những năm học tiếp theo.
- Thông qua đề tài, chúng tôi có cơ hội để trao đổi về phương pháp chủ nhiệm cùng với đồng nghiệp. Trên cơ sở đó, chúng tôi có thể mở rộng và vận dụng tùy từng hoàn cảnh cụ thể của nhà trường, của từng lớp chủ nhiệm để đạt kết quả tốt hơn trong việc giáo dục học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và uy tín của nhà trường.
- Học sinh của lớp chủ nhiệm được giáo dục bằng tình yêu thương và sự tôn trọng. Từ đó, chúng tôi đưa ra biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc giúp học sinh lớp chủ nhiệm được phát triển toàn diện về năng lực, phẩm chất, đạo đức…
- Đề tài của chúng tôi cũng nhằm giúp cho mục tiêu xây dựng trường học hạnh phúc thành công, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ...............
TRƯỜNG THPT ...............
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP KIẾN TẠO LỚP HỌC HẠNH PHÚC TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
Lĩnh vực: CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
-----------------------
Nhóm tác giả:
Nhóm tác giả:
Tạ Khắc Định Trường THPT ............... Trần Thị Thu Hiền Trường THPT ............... Nguyễn Thị Hồng Thương Trường THPT ...............
Năm thực hiện: 2023
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
`1. Lý do chọn đề tài
Khi đề cập đến mục tiêu giáo dục của Việt Nam, luật Giáo dục năm 2019 khẳng định: giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Trên thực tế thì sao? Những sự việc đau lòng, câu chuyện học đường không vui như: tỉ lệ stress học đường tăng nhanh, bạo lực học đường đáng báo động, mối quan hệ thầy trò căng thẳng, Đó là những tệ nạn xã hội như xem phim ảnh cấm, trộm cắp, nghiện hút, ham điện tử thâu đêm… vô lễ, coi thường, chống đổi cả với thầy cô dạy mình. Bên cạnh đó đạo đức nhà giáo cũng cần phải cảnh tỉnh bằng một hồi chuông dài, đó là gian lận thi cử, đó là cư xử thô bạo với trẻ nhỏ… được phản ánh thường xuyên qua các kênh truyền thông, điều đó đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội nói chung và nền giáo dục nói riêng.
Câu hỏi đặt ra, làm sao để hiện thực hóa mục tiêu phát triển toàn diện? Làm thế nào để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui, giáo viên đến trường mỗi ngày là một niềm hạnh phúc, quan hệ thầy trò là động lực để học sinh vươn tới tri thức? Theo chúng tôi, xây dựng trường học hạnh phúc là biện pháp hiệu quả để phát triển toàn diện con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, là việc cấp thiết cần được các nhà giáo dục quan tâm lúc này. Ngày (24/9), tại Đà Năng Hội thảo "Thay đổi vì một trường học hạnh phúc" với chủ đề "Chọn Yêu thương - Chọn Hạnh phúc" đã được tổ chức với sự tham gia của 400 Hiệu trưởng.
Xây dựng trường học hạnh phúc, mỗi trường học đều hướng tới mục tiêu: xây dựng môi trường giáo dục đem đến niềm vui, hạnh phúc cho cả giáo viên và học sinh, thầy cô thân thiện, học sinh tích cực. Trường học hạnh phúc là nơi không có bạo lực học đường, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể nhà giáo và học sinh. Trường học hạnh phúc là nơi thầy cô và học sinh vui sống trong sẻ chia, cảm thông và yêu thương nhau. Đồng thời, nơi đó cũng là mái nhà chung mà mỗi ngày giáo viên và học sinh đến trường là một niềm hạnh phúc. Để kiến tạo được trường học hạnh phúc thì mỗi đơn vị lớp học trong nhà trường cũng cần xây dựng lớp học hạnh phúc. Nhưng thực tế thì sao? Hàng loạt câu chuyện không vui xuất hiện trong học đường vừa qua: tỉ lệ stress học đường tăng nhanh chóng, bạo lực học đường đáng báo động, mối quan hệ thầy trò căng thẳng,...tất cả những điều đó được phản ánh thường xuyên qua các kênh truyền thông, là một điều nhức nhối trong xã hội nói chung và nền giáo dục nói riêng.
Câu hỏi lớn đặt ra lúc này là: Làm thế nào để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui, giáo viên đến trường mỗi ngày là một niềm hạnh phúc, quan hệ thầy trò là động lực để học sinh vươn tới tri thức? Theo chúng tôi, xây dựng
1
trường học hạnh phúc là việc làm cấp thiết cần được các nhà giáo dục quan tâm lúc này. Muốn vậy, chúng ta cần xây dựng hạnh phúc từ chính lớp học của mình.
Hiện tại rất ít tài liệu bàn sâu và đưa ra các giải pháp cho vấn đề này, đồng nghiệp, nhà trường chưa có kinh nghiệm nhiều để giải quyết, khắc phục. Chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài:“ Một số biện pháp kiến tạo lớp học hạnh phúc thông qua công tác chủ nhiệm lớp” để tìm ra câu trả lời thiết thực nhất cho bản thân, cho đồng nghiệp và cho các em học sinh.
2. Mục đích đề tài
Chúng tôi nghiên cứu đề tài này, với mong muốn:
- Bản thân chúng tôi có điều kiện tự nhìn nhận, đánh giá lại phương pháp giáo dục của mình, khắc phục hạn chế, phát huy ưu điểm, nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở những năm học tiếp theo.
- Thông qua đề tài, chúng tôi có cơ hội để trao đổi về phương pháp chủ nhiệm cùng với đồng nghiệp. Trên cơ sở đó, chúng tôi có thể mở rộng và vận dụng tùy từng hoàn cảnh cụ thể của nhà trường, của từng lớp chủ nhiệm để đạt kết quả tốt hơn trong việc giáo dục học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và uy tín của nhà trường.
- Học sinh của lớp chủ nhiệm được giáo dục bằng tình yêu thương và sự tôn trọng. Từ đó, chúng tôi đưa ra biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc giúp học sinh lớp chủ nhiệm được phát triển toàn diện về năng lực, phẩm chất, đạo đức…
- Đề tài của chúng tôi cũng nhằm giúp cho mục tiêu xây dựng trường học hạnh phúc thành công, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho