- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số biện pháp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập môn tin học tiểu học NĂM 2022-2023 được soạn dưới dạng file word gồm 27 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay với sự phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ nói chung, của ngành tin học nói riêng, với những tính năng ưu việt. Đây được coi là một phần không thể thiếu được của nhiều ngành trong cuộc sống xây dựng và phát triển xã hội, mà Đảng và Nhà nước đã xác định rõ, ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học và CNTT, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng CNTT. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng và thế giới nói chung.
Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Ngành Giáo dục đã đưa môn Tin học vào trong nhà trường và ngay từ bậc tiểu học, học sinh được tiếp xúc với môn Tin học để làm quen dần với lĩnh vực CNTT, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo.
Trong những năm gần đây, việc thay sách giáo khoa và mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn đồng thời là việc bồi dưỡng phương pháp giảng dạy mới đã hoàn chỉnh từ cấp Tiểu học. Trong các phương pháp được giới thiệu bồi dưỡng, tập huấn, đáng chú ý hơn cả là phương pháp: Thảo luận nhóm trong lớp học.
Vì thế để tạo cho học sinh tham gia một cách chủ động và tích cực trong việc học thì cần đẩy mạnh việc dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm” thông qua việc cho học sinh thảo luận nhóm ngay trong lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Đối với môn Tin học thì điều đó lại càng cần thiết, vì có những kiến thức trừu tượng, khó hiểu, mà các em lại không có nhiều thời gian cho môn học này, và cũng vì các em phải tập trung cho các môn học chính. Nhưng làm sao vận dụng tốt phương pháp thảo luận nhóm để giảng dạy môn Tin học? Sẽ được tổ chức như thế nào? Mục tiêu của bài là gì? Cách thực hiện ra sao?... Quả là một vấn đề đang đặt ra nhiều thử thách mà người giáo viên cần phải nghiên cứu giải quyết.
Trường Tiểu học ..........................đã đạt chuẩn quốc gia mức độ I và đang ra sức phấn đấu xây dựng trường lên mức độ II, các danh hiệu học sinh giỏi cấp huyện cấp thành phố ngày càng cao. Các thầy cô giáo đã và đang tự hào về thành tích dạy tốt và có được những thế hệ học trò giỏi và thành đạt là niềm vinh dự, tự hào. Hạnh phúc nhất trong cuộc đời giáo viên là đào tạo được những học sinh giỏi. Cá nhân tôi với nhiều năm nay được dạy ở mái trường TH ..........................tôi luôn tâm đắc điều này. Song tôi cũng cho rằng, người thầy cũng sẽ tìm được niềm vui cũng như vị thế của mình khi chú trọng đến việc làm thế nào để giúp các em học sinh có thể tiếp thu được bài và học tập tốt hơn.
Là một giáo viên tin học, tôi đã luôn chứng kiến cảnh học sinh chưa biết về máy tính, chưa hiểu về cách sử dụng máy tính, bên cạnh các em chăm ngoan học tốt, vẫn có khá nhiều em gặp khó khăn trong việc học môn tin học. Đặc biệt là học sinh lớp 4C Trường TH Tản Hồng, nhiều em chưa có hứng thú trong học tập, còn thụ động trong việc học môn Tin học vì vậy tôi mạnh dạn chia sẽ một số ý kiến, suy nghĩ của mình qua sáng kiến; “Một số biện pháp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập môn tin học tiểu học”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Làm rõ thực trạng, khả năng tiếp thu bài của học sinh để rút ra bài học kinh nghiệm dạy học cho bản thân, từ đó có sự thay đổi phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học của mình.
Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu này cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn về việc dạy học môn tin học.
Thao giảng, dạy thử nghiệm.
Trao đổi, rút kinh nghiệm.
Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm.
Kiểm tra, đánh giá kết quả.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài xoay quanh việc làm thế nào để phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập môn tin học tiểu học.
4. Phạm vi – thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu về hoạt động thảo luận nhóm trong môn tin học tiểu học của học sinh lớp trường Tiểu học ..........................xã ..........................huyện ..........................Thành phố Hà Nội trong năm học 2022-2023.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
Đối với phương pháp thảo luận nhóm thì nó đã được hình thành rất lâu. Trong số các phương pháp dạy học đang sử dụng, phương pháp dạy học thảo luận nhóm có nhiều ưu thế trong thực hiện mục tiêu giáo dục hiện nay tránh được lối học thụ động trên lớp, giáo viên thường đưa ra nhiều biện pháp để kích thích khả năng tư duy và sáng tạo của học sinh.
Học tập chịu sự tác động của các tác nhân nhận thức, xã hội, văn hoá, nhân cách do vậy dạy học phải tổ chức các dạng như tác động đa dạng cho học sinh tham gia, phải tạo ra các hoạt động dạy học đa dạng như tác động nhận thức cá nhân (tự phát hiện, tìm tòi và lĩnh hội); tác động xã hội, văn hoá (như gắn việc học với hoàn cảnh cụ thể, với bối cảnh văn hoá và xã hội, thời đại); phải tạo ra các tác động tâm lí (sự hợp tác, gắn kết, chia sẽ trách nhiệm và lợi ích).
Có thể nói, mô hình thảo luận nhóm sẽ giúp cho học sinh cố gắng tìm hiểu và phát biểu trong nhóm của mình để trình bày cho cả lớp, đồng thời tinh thần hợp tác trong nhóm sẽ được phát huy và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm.
Như thế, khi một vấn đề được đem ra thảo luận trách nhiệm nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề sẽ được thông qua trong nhóm và dù cho vấn đề được giải quyết đúng hay sai trước khi có nhận xét của nhóm khác và sau cùng là của giáo viên, vấn đề đó đương nhiên đã tạo sự chú ý và cố gắng tìm hiểu ở mỗi thành viên và việc học tập do vậy sẽ tích cực hơn. Do đó, việc học tập sẽ mang lại kết quả tốt hơn, tránh được học sinh chỉ biết ngồi nghe giáo viên một cách thụ động và dĩ nhiên trong trường hợp như thế kết quả học tập sẽ không mang lại như ý muốn.
Khi nhóm thảo luận hoạt động dưới sự giám sát của giáo viên, những thói quen xấu như nói chuyện riêng, thiếu tập trung, đùa giỡn,…ít nhiều sẽ bị loại trừ. Động lực trong nhóm sẽ được phát huy và những động lực tiềm tàng ở mỗi cá nhân có dịp được bộc lộ.
Trong khi thảo luận nhóm, việc giao lưu giữa các học sinh đương nhiên diễn ra. Thông thường thì trong một nhóm trình độ học sinh không khi nào tuyệt đối bằng nhau, trong nhóm chắc chắn sẽ có những học sinh khá hơn những học sinh còn lại. Đây cũng chính là cơ hội để cho học sinh học tập lẫn nhau (học thầy không tày học bạn) và khi được giáo viên tổng kết giải đáp học sinh sẽ hiểu bài hơn, nhớ lâu hơn và vì vậy việc học tập mang lại kết quả tốt hơn.
Như vậy, phương pháp thảo luận nhóm một mặt vừa chú trọng phát huy tính tích cực cao, tính chủ động, sáng tạo của học sinh; mặt khác lại chú trọng sự phối hợp, hợp tác giữa các học sinh trong quá trình học tập, cần kết hợp năng lực cạnh tranh và năng lực hợp tác ở học sinh. Để sử dụng có hiệu quả phương pháp thảo luận nhóm, giáo viên cần phải chú trọng xây dựng trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm nhóm, xây dựng vị thế của mỗi học sinh trong nhóm và trong lớp, hình thành kĩ năng làm việc nhóm cho học sinh.
2. Thực trạng
Trong các hoạt động dạy học môn tin học ở các trường tiểu học hiện nay, thì người giáo viên ít được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ sư phạm về môn tin học tiểu học và học sinh mới được tiếp xúc về máy vi tính.
Do đó người giáo viên cần phải không ngừng tìm tòi khám phá, khai thác, xây dựng hoạt động, vận dụng, sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học trong các giờ học sao cho phù hợp với từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh, xây dựng cho học sinh một hướng tư duy chủ động, sáng tạo. Giáo viên phải có sự học tập, sự say mê cùng với lòng quyết tâm cao mới có thể đạt được yêu cầu của công việc, bởi vì học sinh ít khi được tiếp xúc với máy tính. Vì vậy, với chuyên đề này tôi đưa ra những suy nghĩ của mình với mong muốn, góp phần trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ học tập lẫn nhau để cùng tiến bộ. Đó cũng là nội dung, mục đích hướng tới của sáng kiến kinh nghiệm này.
Tin học là ngành nghiên cứu về việc tự động hóa xử lý thông tin bởi một hệ thống máy tính cụ thể hoặc trừu tượng. Với cách hiểu hiện nay, tin học bao hàm tất cả các nghiên cứu và kỹ thuật có liên quan đến việc xử lý thông tin. Trong nghĩa thông dụng, tin học còn có thể bao hàm cả những gì liên quan đến các thiết bị máy tính hay các ứng dụng tin học văn phòng.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay với sự phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ nói chung, của ngành tin học nói riêng, với những tính năng ưu việt. Đây được coi là một phần không thể thiếu được của nhiều ngành trong cuộc sống xây dựng và phát triển xã hội, mà Đảng và Nhà nước đã xác định rõ, ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học và CNTT, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng CNTT. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng và thế giới nói chung.
Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Ngành Giáo dục đã đưa môn Tin học vào trong nhà trường và ngay từ bậc tiểu học, học sinh được tiếp xúc với môn Tin học để làm quen dần với lĩnh vực CNTT, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo.
Trong những năm gần đây, việc thay sách giáo khoa và mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn đồng thời là việc bồi dưỡng phương pháp giảng dạy mới đã hoàn chỉnh từ cấp Tiểu học. Trong các phương pháp được giới thiệu bồi dưỡng, tập huấn, đáng chú ý hơn cả là phương pháp: Thảo luận nhóm trong lớp học.
Vì thế để tạo cho học sinh tham gia một cách chủ động và tích cực trong việc học thì cần đẩy mạnh việc dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm” thông qua việc cho học sinh thảo luận nhóm ngay trong lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Đối với môn Tin học thì điều đó lại càng cần thiết, vì có những kiến thức trừu tượng, khó hiểu, mà các em lại không có nhiều thời gian cho môn học này, và cũng vì các em phải tập trung cho các môn học chính. Nhưng làm sao vận dụng tốt phương pháp thảo luận nhóm để giảng dạy môn Tin học? Sẽ được tổ chức như thế nào? Mục tiêu của bài là gì? Cách thực hiện ra sao?... Quả là một vấn đề đang đặt ra nhiều thử thách mà người giáo viên cần phải nghiên cứu giải quyết.
Trường Tiểu học ..........................đã đạt chuẩn quốc gia mức độ I và đang ra sức phấn đấu xây dựng trường lên mức độ II, các danh hiệu học sinh giỏi cấp huyện cấp thành phố ngày càng cao. Các thầy cô giáo đã và đang tự hào về thành tích dạy tốt và có được những thế hệ học trò giỏi và thành đạt là niềm vinh dự, tự hào. Hạnh phúc nhất trong cuộc đời giáo viên là đào tạo được những học sinh giỏi. Cá nhân tôi với nhiều năm nay được dạy ở mái trường TH ..........................tôi luôn tâm đắc điều này. Song tôi cũng cho rằng, người thầy cũng sẽ tìm được niềm vui cũng như vị thế của mình khi chú trọng đến việc làm thế nào để giúp các em học sinh có thể tiếp thu được bài và học tập tốt hơn.
Là một giáo viên tin học, tôi đã luôn chứng kiến cảnh học sinh chưa biết về máy tính, chưa hiểu về cách sử dụng máy tính, bên cạnh các em chăm ngoan học tốt, vẫn có khá nhiều em gặp khó khăn trong việc học môn tin học. Đặc biệt là học sinh lớp 4C Trường TH Tản Hồng, nhiều em chưa có hứng thú trong học tập, còn thụ động trong việc học môn Tin học vì vậy tôi mạnh dạn chia sẽ một số ý kiến, suy nghĩ của mình qua sáng kiến; “Một số biện pháp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập môn tin học tiểu học”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Làm rõ thực trạng, khả năng tiếp thu bài của học sinh để rút ra bài học kinh nghiệm dạy học cho bản thân, từ đó có sự thay đổi phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học của mình.
Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu này cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn về việc dạy học môn tin học.
Thao giảng, dạy thử nghiệm.
Trao đổi, rút kinh nghiệm.
Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm.
Kiểm tra, đánh giá kết quả.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài xoay quanh việc làm thế nào để phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập môn tin học tiểu học.
4. Phạm vi – thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu về hoạt động thảo luận nhóm trong môn tin học tiểu học của học sinh lớp trường Tiểu học ..........................xã ..........................huyện ..........................Thành phố Hà Nội trong năm học 2022-2023.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
Đối với phương pháp thảo luận nhóm thì nó đã được hình thành rất lâu. Trong số các phương pháp dạy học đang sử dụng, phương pháp dạy học thảo luận nhóm có nhiều ưu thế trong thực hiện mục tiêu giáo dục hiện nay tránh được lối học thụ động trên lớp, giáo viên thường đưa ra nhiều biện pháp để kích thích khả năng tư duy và sáng tạo của học sinh.
Học tập chịu sự tác động của các tác nhân nhận thức, xã hội, văn hoá, nhân cách do vậy dạy học phải tổ chức các dạng như tác động đa dạng cho học sinh tham gia, phải tạo ra các hoạt động dạy học đa dạng như tác động nhận thức cá nhân (tự phát hiện, tìm tòi và lĩnh hội); tác động xã hội, văn hoá (như gắn việc học với hoàn cảnh cụ thể, với bối cảnh văn hoá và xã hội, thời đại); phải tạo ra các tác động tâm lí (sự hợp tác, gắn kết, chia sẽ trách nhiệm và lợi ích).
Có thể nói, mô hình thảo luận nhóm sẽ giúp cho học sinh cố gắng tìm hiểu và phát biểu trong nhóm của mình để trình bày cho cả lớp, đồng thời tinh thần hợp tác trong nhóm sẽ được phát huy và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm.
Như thế, khi một vấn đề được đem ra thảo luận trách nhiệm nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề sẽ được thông qua trong nhóm và dù cho vấn đề được giải quyết đúng hay sai trước khi có nhận xét của nhóm khác và sau cùng là của giáo viên, vấn đề đó đương nhiên đã tạo sự chú ý và cố gắng tìm hiểu ở mỗi thành viên và việc học tập do vậy sẽ tích cực hơn. Do đó, việc học tập sẽ mang lại kết quả tốt hơn, tránh được học sinh chỉ biết ngồi nghe giáo viên một cách thụ động và dĩ nhiên trong trường hợp như thế kết quả học tập sẽ không mang lại như ý muốn.
Khi nhóm thảo luận hoạt động dưới sự giám sát của giáo viên, những thói quen xấu như nói chuyện riêng, thiếu tập trung, đùa giỡn,…ít nhiều sẽ bị loại trừ. Động lực trong nhóm sẽ được phát huy và những động lực tiềm tàng ở mỗi cá nhân có dịp được bộc lộ.
Trong khi thảo luận nhóm, việc giao lưu giữa các học sinh đương nhiên diễn ra. Thông thường thì trong một nhóm trình độ học sinh không khi nào tuyệt đối bằng nhau, trong nhóm chắc chắn sẽ có những học sinh khá hơn những học sinh còn lại. Đây cũng chính là cơ hội để cho học sinh học tập lẫn nhau (học thầy không tày học bạn) và khi được giáo viên tổng kết giải đáp học sinh sẽ hiểu bài hơn, nhớ lâu hơn và vì vậy việc học tập mang lại kết quả tốt hơn.
Như vậy, phương pháp thảo luận nhóm một mặt vừa chú trọng phát huy tính tích cực cao, tính chủ động, sáng tạo của học sinh; mặt khác lại chú trọng sự phối hợp, hợp tác giữa các học sinh trong quá trình học tập, cần kết hợp năng lực cạnh tranh và năng lực hợp tác ở học sinh. Để sử dụng có hiệu quả phương pháp thảo luận nhóm, giáo viên cần phải chú trọng xây dựng trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm nhóm, xây dựng vị thế của mỗi học sinh trong nhóm và trong lớp, hình thành kĩ năng làm việc nhóm cho học sinh.
2. Thực trạng
Trong các hoạt động dạy học môn tin học ở các trường tiểu học hiện nay, thì người giáo viên ít được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ sư phạm về môn tin học tiểu học và học sinh mới được tiếp xúc về máy vi tính.
Do đó người giáo viên cần phải không ngừng tìm tòi khám phá, khai thác, xây dựng hoạt động, vận dụng, sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học trong các giờ học sao cho phù hợp với từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh, xây dựng cho học sinh một hướng tư duy chủ động, sáng tạo. Giáo viên phải có sự học tập, sự say mê cùng với lòng quyết tâm cao mới có thể đạt được yêu cầu của công việc, bởi vì học sinh ít khi được tiếp xúc với máy tính. Vì vậy, với chuyên đề này tôi đưa ra những suy nghĩ của mình với mong muốn, góp phần trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ học tập lẫn nhau để cùng tiến bộ. Đó cũng là nội dung, mục đích hướng tới của sáng kiến kinh nghiệm này.
Tin học là ngành nghiên cứu về việc tự động hóa xử lý thông tin bởi một hệ thống máy tính cụ thể hoặc trừu tượng. Với cách hiểu hiện nay, tin học bao hàm tất cả các nghiên cứu và kỹ thuật có liên quan đến việc xử lý thông tin. Trong nghĩa thông dụng, tin học còn có thể bao hàm cả những gì liên quan đến các thiết bị máy tính hay các ứng dụng tin học văn phòng.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!