- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 được soạn dưới dạng file word gồm 16 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng xét sáng kiến Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình.
Chúng tôi là:
Là nhóm tác giả đề nghị công nhận sáng kiến cấp cơ sở năm học 2020-2021.
I. TÊN SÁNG KIẾN VÀ LĨNH VỰC ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN:
1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 - Trường Tiểu học Gia Hưng - Năm học 2020 - 2021”.
2. Lĩnh vực áp dụng và vấn đề mà sáng kiến giải quyết:
2.1. Lĩnh vực áp dụng:
Sáng kiến áp dụng trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 1.
2.2. Vấn đề mà sáng kiến giải quyết:
a) Thực trạng khó khăn cần giải quyết:
Trong những năm gần đây, đa số phụ huynh chỉ quan tâm đến kết quả học tập của con em mà chưa chú ý đến rèn các thói quen, kỹ năng tự phục vụ hàng ngày. Cụ thể:
- Đa số các bậc phụ huynh đều tìm thầy dạy kiến thức cho con vào hầu hết các ngày nghỉ trong tuần mà không dành thời gian cho con vui chơi giải trí, giao lưu chuyện trò cùng gia đình, bè bạn hay để các em tham gia làm một số công việc vừa sức cùng gia đình.
- Việc tham gia lao động vệ sinh trường lớp của các em được các bậc phụ huynh thuê người dọn.
- Việc vệ sinh cá nhân, tự chuẩn bị sách vở, đồ đùng học tập trước khi các em đến lớp cũng nhiều bố mẹ giúp đỡ,...
Chính vì thế một số kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng tự học, tự phục vụ, hoạt động vui chơi giải trí của học sinh còn nhiều hạn chế.
b) Vấn đề mà sáng kiến giải quyết được:
- Giúp các em không chỉ học giỏi về kiến thức mà rèn kĩ năng sống còn tạo cho các em một môi trường lành mạnh, an toàn, tích cực, vui vẻ để trang bị cho các em vốn kiến thức, kĩ năng sống, giá trị sống để các em tự tin hơn trong cuộc sống.
- Giúp cho học sinh thích ứng được với môi trường xã hội, tự giải quyết được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống như vấn đề sức khoẻ, môi trường, tệ nạn xã hội,...để các em có thể tự tin, chủ động không bị quá phụ thuộc vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình, tự đem lại lợi ích chính đáng, điều kiện thuận lợi cho bản thân mình rèn luyện, học tập phấn đấu vươn lên.
- Học sinh mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến cá nhân, đánh giá mình, đánh giá bạn, biết tư vấn giúp bạn và cùng hợp tác.
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
1. Giải pháp cũ thường làm.
1.1 Nội dung giải pháp cũ:
Qua thực tế giảng dạy, bản thân giáo viên thường áp dụng giải pháp nhằm rèn kỹ năng sống cho học sinh như:
- Hướng dẫn học sinh thực hiện các nội quy của lớp, của trường thông qua giờ chủ nhiệm lớp.
- Tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi tập thể lành mạnh, tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động văn nghệ thể thao.
- Giáo viên phối kết hợp với gia đình học sinh để liên hệ với phụ huynh trao đổi thông tin của học sinh về tình hình và kết quả học tập của các em.
- Giáo viên rèn kỹ năng sống cho các em thông qua các môn học nhưng chủ yếu qua môn Đạo đức.
1.2. Ưu, nhược điểm và những tồn tại của giải pháp cũ cần được khắc phục
1.2.1. Ưu điểm:
- Đa số các em ngoan, lễ phép với thầy cô giáo, chấp hành tốt nội quy trường lớp đề ra. Lắng nghe, tiếp thu và thực hiện khá tốt những nội dung tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện của giáo viên chủ nhiệm, thực hiện được các nội quy, quy định của lớp, của nhà trường.
- Các em tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các hoạt động từ thiện nhân đạo theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Đa số các em biết giữ gìn đồ dùng sạch sẽ, sắp xếp ngăn nắp gọn gàng.
- Một số em học sinh mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.
1.2.2. Nhược điểm:
- Một số học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và làm theo thầy cô giáo, tính tự giác chưa cao, chưa tích cực trong hoạt động tập thể.
- Học sinh chỉ có học kiến thức, khả năng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống kém, tính tự tin ít, tự ti nhiều, thường nóng nảy...
- Kỹ năng giao tiếp một số em còn hạn chế, còn nói tục, chửi bậy.
- Một số em chưa biết nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ và cũng chưa mạnh dạn xin lỗi khi mắc lỗi.
- Kỹ năng tự phục vụ, tự quản hạn chế; ý thức tự học, tự rèn không cao, nhiều em dựa vào cha mẹ hoàn toàn nên khi cô dặn ôn bài ở nhà các em hầu như không học. Khi được hỏi các em trả lời “Bố, mẹ em không dạy”.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng xét sáng kiến Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình.
Chúng tôi là:
Là nhóm tác giả đề nghị công nhận sáng kiến cấp cơ sở năm học 2020-2021.
I. TÊN SÁNG KIẾN VÀ LĨNH VỰC ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN:
1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 - Trường Tiểu học Gia Hưng - Năm học 2020 - 2021”.
2. Lĩnh vực áp dụng và vấn đề mà sáng kiến giải quyết:
2.1. Lĩnh vực áp dụng:
Sáng kiến áp dụng trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 1.
2.2. Vấn đề mà sáng kiến giải quyết:
a) Thực trạng khó khăn cần giải quyết:
Trong những năm gần đây, đa số phụ huynh chỉ quan tâm đến kết quả học tập của con em mà chưa chú ý đến rèn các thói quen, kỹ năng tự phục vụ hàng ngày. Cụ thể:
- Đa số các bậc phụ huynh đều tìm thầy dạy kiến thức cho con vào hầu hết các ngày nghỉ trong tuần mà không dành thời gian cho con vui chơi giải trí, giao lưu chuyện trò cùng gia đình, bè bạn hay để các em tham gia làm một số công việc vừa sức cùng gia đình.
- Việc tham gia lao động vệ sinh trường lớp của các em được các bậc phụ huynh thuê người dọn.
- Việc vệ sinh cá nhân, tự chuẩn bị sách vở, đồ đùng học tập trước khi các em đến lớp cũng nhiều bố mẹ giúp đỡ,...
Chính vì thế một số kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng tự học, tự phục vụ, hoạt động vui chơi giải trí của học sinh còn nhiều hạn chế.
b) Vấn đề mà sáng kiến giải quyết được:
- Giúp các em không chỉ học giỏi về kiến thức mà rèn kĩ năng sống còn tạo cho các em một môi trường lành mạnh, an toàn, tích cực, vui vẻ để trang bị cho các em vốn kiến thức, kĩ năng sống, giá trị sống để các em tự tin hơn trong cuộc sống.
- Giúp cho học sinh thích ứng được với môi trường xã hội, tự giải quyết được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống như vấn đề sức khoẻ, môi trường, tệ nạn xã hội,...để các em có thể tự tin, chủ động không bị quá phụ thuộc vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình, tự đem lại lợi ích chính đáng, điều kiện thuận lợi cho bản thân mình rèn luyện, học tập phấn đấu vươn lên.
- Học sinh mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến cá nhân, đánh giá mình, đánh giá bạn, biết tư vấn giúp bạn và cùng hợp tác.
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
1. Giải pháp cũ thường làm.
1.1 Nội dung giải pháp cũ:
Qua thực tế giảng dạy, bản thân giáo viên thường áp dụng giải pháp nhằm rèn kỹ năng sống cho học sinh như:
- Hướng dẫn học sinh thực hiện các nội quy của lớp, của trường thông qua giờ chủ nhiệm lớp.
- Tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi tập thể lành mạnh, tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động văn nghệ thể thao.
- Giáo viên phối kết hợp với gia đình học sinh để liên hệ với phụ huynh trao đổi thông tin của học sinh về tình hình và kết quả học tập của các em.
- Giáo viên rèn kỹ năng sống cho các em thông qua các môn học nhưng chủ yếu qua môn Đạo đức.
1.2. Ưu, nhược điểm và những tồn tại của giải pháp cũ cần được khắc phục
1.2.1. Ưu điểm:
- Đa số các em ngoan, lễ phép với thầy cô giáo, chấp hành tốt nội quy trường lớp đề ra. Lắng nghe, tiếp thu và thực hiện khá tốt những nội dung tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện của giáo viên chủ nhiệm, thực hiện được các nội quy, quy định của lớp, của nhà trường.
- Các em tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các hoạt động từ thiện nhân đạo theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Đa số các em biết giữ gìn đồ dùng sạch sẽ, sắp xếp ngăn nắp gọn gàng.
- Một số em học sinh mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.
1.2.2. Nhược điểm:
- Một số học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và làm theo thầy cô giáo, tính tự giác chưa cao, chưa tích cực trong hoạt động tập thể.
- Học sinh chỉ có học kiến thức, khả năng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống kém, tính tự tin ít, tự ti nhiều, thường nóng nảy...
- Kỹ năng giao tiếp một số em còn hạn chế, còn nói tục, chửi bậy.
- Một số em chưa biết nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ và cũng chưa mạnh dạn xin lỗi khi mắc lỗi.
- Kỹ năng tự phục vụ, tự quản hạn chế; ý thức tự học, tự rèn không cao, nhiều em dựa vào cha mẹ hoàn toàn nên khi cô dặn ôn bài ở nhà các em hầu như không học. Khi được hỏi các em trả lời “Bố, mẹ em không dạy”.