Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
85,989
Điểm
113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH VIỆC THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG DẠY HỌC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY THCS (GIẢI TỈNH 2024) được soạn dưới dạng file word gồm 46 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
GIỚI THIỆU CHUNG​

Tên sáng kiến kinh nghiệm: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH VIỆC THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG DẠY HỌC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
Tên tác giả
Thời gian thực hiện: Năm học 2023 - 2024
Thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Từ tháng 09/2023 đến tháng 05/2024

Không gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Học sinh lớp 6/5, 7/4, 7/5, 7/6



















NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ​
Phần nhận xét của tổ bộ môn
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................

..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................

Phần nhận xét của Ban giám hiệu
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................

Phần nhận xét của Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
MỤC LỤC​
Phần mở đầu...................................................... 6

Lý do chọn đề tài............................................ 6
Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài......................... 7
Đối tượng nghiên cứu..................................... 8
Giới hạn phạm vi nghiên cứu.......................... 8
Phương pháp nghiên cứu................................ 8
Phần nội dung.................................................... 9
Cơ sở lý luận................................................... 9
Thực trạng....................................................... 9
Thuận lợi
.............................................................................. 1
0
Khó khăn
.............................................................................. 1
1
Nội dung đề tài
.............................................................................. 1
2
Chuyển đổi số trong dạy học là gì?
.............................................................................. 1
2
Một số giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện chuyển đổi số trong

dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy
................................................................................. 1
2
Tăng cường sử dụng các phần mềm thiết kế bài giảng điện tử
trực
tuyến................................................................................ 1
2
Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá, củng cố kiến thức qua
các phần mềm, các hình thức ứng dụng công nghệ
thông tin.......................................................................... 1
6
Xây dựng hệ thống kho học liệu
số................................................................................ 2
0
Tăng cường sử dụng các phần mềm thí nghiệm ảo 22
Tăng cường dạy học trực tuyến và các phần mềm hỗ trợ dạy
học trực tuyến............................................................................... 25

2.4 Hiệu quả và mặt hạn chế của đề tài 26
Những bài học kinh nghiệm khi thực hiện đề tài 28
Kết luận
29
Tài liệu tham khảo 30

PHẦN MỞ ĐẦU
L
ý do chọn đề tài
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: “Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển mạnh mẽ, tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia”. Và khoa học và công nghệ được xác định là “động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại”, góp phần thực hiện các mục tiêu cụ thể của nước ta trong giai đoạn tới.
Hiện nay, trong bối cảnh mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư của thế giới còn được gọi là “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” diễn ra từ đầu thế kỉ XXI và đang tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực kinh tế, đời sống, xã hội. Điều đó vô

hình chung đang đòi hỏi một nguồn nhân lực trong thời đại mới đáp ứng được các yêu cầu có tay nghề cao, có đầy đủ kĩ năng và tri thức là vô cùng quan trọng nhằm phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. Thời đại ngày nay với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và internet, nó đang dần phổ biến và đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống con người. Chính vì vậy, việc đào tạo ra một thế hệ học sinh – những mầm non tương lai của đất nước – với đầy đủ bản lĩnh, kĩ năng, tri thức là vô cùng quan trọng. Do đó, nhiệm vụ cấp bách hiện nay là phải nâng cao chất lượng học tập của học sinh, tạo cho các em một nền tảng kiến thức vững chắc, để trở thành những ‘người chủ tương lai’ đáng tin cậy với đầy đủ bản lĩnh và năng lực, có tay nghề cao đáp ứng được yêu cầu hiện nay, và một trong các kĩ năng quan trọng cần có là kĩ năng về công nghệ thông tin.
Đảng và Nhà nước ta luôn xem giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, xem việc đầu tư cho giáo dục là hướng chính của đầu tư phát triển, luôn tạo điều kiện cho giáo dục đi trước. Với tốc độ phát triển vượt bậc, internet đã trở thành phương tiện phổ biến trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Việc thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục là xu thế tất yếu, là bước đi then chốt trong việc đẩy nhanh sự phát triển của hoạt động dạy và học trong tương lai. Việc thực hiện chuyển đổi số trong

dạy học được thực hiện với hai nội dung cơ bản là chuyển đổi số trong giảng dạy và chuyển đổi số trong công tác kiểm tra, đánh giá.
Việc chuyển đổi số trong các phương thức giảng dạy và ứng dụng công nghệ trong lớp học sẽ giúp tạo ra mô hình giáo dục thông minh. Bên cạnh đó, Khoa học tự nhiên là một môn học mới, tích hợp kiến thức trên nhiều lĩnh vực như vật lí, hóa học, sinh học, thiên văn học, khoa học trái đất và được ứng dụng rất nhiều trong thực tiễn đời sống. Việc từng bước thực hiện chuyển đổi số trong môn Khoa học tự nhiên nói riêng và trong công tác giảng dạy nói chung bằng nhiều phương pháp có thể kể đến như: tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, các phương pháp dạy học tích cực, đa dạng hình thức kiểm tra đánh giá, phương tiện dạy học hiện đại với nhiều hình ảnh trực quan sinh động, ... sẽ giúp học sinh dễ dàng tiếp cận kiến thức hơn, làm kiến thức trở nên trực quan, sinh động, tạo được sự hứng thú cho người học hơn, giúp học sinh chủ động hơn trong học tập.
Việc tổ chức tổ chức các hội thi về khoa học kĩ thuật như Hội thi khéo tay kĩ thuật, cụ thể là Crocodile Physics và Crocodile chemistry của Phòng Giáo dục trong những năm gần đây đã tạo ra một sân chơi lành mạnh, tăng hiệu quả học tập,

giúp học sinh rèn luyện kĩ năng, nâng cao năng lực, làm việc học trở nên thú vị và nhẹ nhàng hơn.
Chính vì lẽ đó, sau quá trình công tác, thông qua tìm hiểu và đúc kết kinh nghiệm của bản thân cũng như học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp giúp tôi nhận thấy tầm quan trọng trong việc từng bước thực hiện chuyển đổi số trong công tác giảng dạy là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Đây cũng là lí do tôi lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện chuyển đổi số trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy”.
M
ục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Giới thiệu về một số giải pháp, phần mềm hỗ trợ việc thực hiện chuyển đổi số trong công tác giảng dạy.
Hướng dẫn về cách sử dụng và hình thành kĩ năng sử dụng một số phần mềm, công cụ, phương tiện hiện đại hỗ trợ giảng dạy theo hướng đề cao việc thực hiện chuyển đổi số.
Tạo nên sự hứng thú, thu hút học sinh học tập bộ môn.
Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
Giáo viên không ngừng tự học và rèn luyện nâng cao tay nghề, tìm tòi và học hỏi các phương pháp mới để tăng

cường rèn luyện các kĩ năng tin học cho học sinh, giúp các em tiếp cận với các phương tiện học tập hiện đại.
Đ
ối tượng nghiên cứu
Các phần mềm, ứng dụng tổ chức dạy học hiện đại, các phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến.
Các phần mềm, chương trình, trò chơi hỗ trợ ôn tập, củng cố kiến thức, kiểm tra đánh giá và vận dụng kiến thức.
Học sinh học khối 6, 7 trường THCS Vĩnh Lộc B
G
iới hạn phạm vi nghiên cứu
Các phầm mềm, trò chơi, ứng dụng hỗ trợ dạy học và kiểm tra đánh giá.
Các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại.
Học sinh các lớp 6/5, 7/4, 7/5, 7/6 tại Trường THCS Vĩnh Lộc B.
P
hương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức
Phương pháp trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp
Kết quả giảng dạy của bản thân

Trao đổi, giao lưu với học sinh






PHẦN NỘI DUNG
Cơ sở lý luận
Theo quyết định số 749/QĐ-TTg quyết định về việc phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” ngày 03/06/2020 với giáo dục là một trong những lĩnh vực ưu tiên thực hiện chuyển đổi số. Cụ thể: “Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa”.
Căn cứ Quyết định số 1270/QĐ-SGDĐT ngày 24 tháng 05 năm 2022 của Sở GDĐT về việc ban hành Kế hoạch Triển khai Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số của Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ hướng dẫn số 5496/SGDĐT-VP ngày 26/09/2023 của Sở Giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin, chuyển đổi số và thống kê giáo dục năm học 2023 – 2024.
Thực trạng
Trong những năm qua, vượt trên những khó khăn về cơ sở vật chất, về công tác phòng chống dịch bệnh tại trường học với số lượng học sinh gần như đông nhất Huyện, bằng sự cố gắng và nỗ lực của cả thầy và trò trường Trung học cơ sở Vĩnh Lộc B đã có nhiều tiến bộ đáng kể về chất lượng giáo dục với nhiều thành tích. Thậm chí, đợt dịch Covid-19 bùng phát năm học 2021 – 2022 với tình trạng cách li, phong tỏa kéo dài đã gây ra vô vàng khó khăn đối với ngành giáo dục. Dù lễ khai giảng được diễn ra bằng hình thức online, công tác giảng dạy được tổ chức thực hiện dưới hình thức trực tuyến, dù cà thầy và trò chỉ gặp nhau qua màn hình máy tính, điện thoại, dù nhiều khó khăn thách thức, nhưng với phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”, việc thực hiện chuyển đổi số trong gia đoạn này lại được thực hiện mạnh mẽ nhất. Vượt qua tất cả khó khăn và thách thức nhưng đồng thời đó cũng là bước đệm nhảy vọt cho việc đẩy mạnh triển khai thực hiện chuyển đổi số trong công tác giáo dục.

Tuy hiện nay, dịch bệnh đã được kiểm soát, việc học đã dần đi vào quỹ đạo nhưng đã có sự thay đổi lớn trong phương pháp và cách thức dạy học. Tính đến thời điểm hiện tại, trường đã trang bị 100% ti vi trình chiếu ở phòng học của các lớp, 100% các môn thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, các giáo viên tích cực, chủ động hơn trong việc ứng dụng công nghệ trong giảng dạy. Các kho học liệu được xây dựng nhiều hơn, các hình thức ôn tập, kiểm tra, đánh giá trực tuyến vẫn được duy trì sử dụng và có sự gia tăng đáng kể so với giai đoạn trước dịch. Hiện tại trường cũng đã và đang thực hiện kết hợp dạy học trực tuyến và trực tiếp.
Đối với bộ môn Khoa học tự nhiên nói riêng, nếu trong dạy học truyền thống, không gian học tập của học sinh chỉ giới hạn trong không gian phòng học, trong sách vở in đầy chữ thì ngày nay nó được thay thế bằng rất nhiều hình ảnh, âm thanh trực quan sinh động, video hấp dẫn, những ‘phòng’ thí nghiệm ảo, các thí nghiệm mô phỏng hiện tượng được thay thế bằng các video hiện tượng thực tế giúp học sinh dễ dàng nắm vững, hiểu sâu, hiểu rõ kiến thức.
Thời gian học tập của học sinh cũng trở nên linh động hơn, không bó buộc, bị động. Học sinh có thể học mọi lúc mọi nơi

miễn có sự trang bị của các thiết bị công nghệ hiện đại như điện thoại thông minh, máy tính bảng, latop,….
Thuận lợi
Đảng và Nhà nước ta luôn xem giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, xem việc đầu tư cho giáo dục là hướng chính của đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước và phục vụ đắc lực sự phát triển kinh tế - xã hội.
Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học sinh tiếp thu kiến thức mới, đầu tư cho cơ sở vật chất như mỗi phòng học và phòng chức năng đều được trang bị máy chiếu hoặc ti vi để phục vụ công tác giảng dạy, trình chiếu các thí nghiệm ảo; thư viện trường có trang bị máy tính hỗ trợ cho việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh.
Đa số phụ huynh luôn quan tâm đến việc học của con em mình và cố gắng tạo điều kiện học tập tốt nhất giúp các em tiếp cận các phương tiện học tập hiện đại.
Đa số học sinh năng động, sáng tạo, ham học hỏi, chủ động tìm tòi khám phá tri thức.
Khó khăn
Khó khăn về cơ sở vật chất: phòng học, các trang thiết bị hiện đại phục vụ dạy học.

Một số phần mềm chưa được áp dụng rộng rãi và các tài liệu nghiên cứu về phần mềm còn hạn chế.
Một số phụ huynh vì bận rộn với cuộc sống mà có phần lơ là, chưa quan tâm nhiều đến vấn đề học tập của con em mình. Bên cạnh đó, do điều kiện kinh tế gia đình, hoàn cảnh một số em còn gặp nhiều khó khăn, chỉ được đến trường đã là sự nỗ lực rất lớn đối với các em nên một số em không có điều kiện tiếp cận với các thiết bị điện tử hiện đại để tìm kiếm thông tin, tham gia học tập trực tuyến.
Học sinh khối 6, 7 còn nhỏ, chưa có sự hiểu biết nhiều về công nghệ thông tin và kĩ năng sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, … cần sự hỗ trợ từ người lớn. Một số học sinh còn yếu về công nghệ thông tin và kĩ năng sử dụng máy tính.
Một số học sinh có ý thức học tập chưa cao, chưa có ý thức tự giác trong học tập.
Môn Khoa học tự nhiên là một môn học mới tích hợp kiến thức trên nhiều lĩnh vực, độ phủ kiến thức rộng trên cá lĩnh vực, tìm hiểu về sự vật hiện tượng trong thực tế gây khó khăn rất lớn trong việc truyền tải cô đọng, chính xác và thu hút học sinh cũng như công tác kiểm tra đánh giá mức độ hiểu biết của các em.

Nội dung đề tài
Chuyển đổi số trong dạy học là gì?
Để trả lời được được câu hỏi này có lẽ đầu tiên chúng ta phải hiểu được “Thế nào là chuyển đổi số?” “Chuyển đổi số trong giáo dục là gì?”.
Rất khó để có thể định nghĩa một cách chính xác và rõ ràng về chuyển đổi số, bởi quá trình áp dụng chuyển đổi số sẽ có sự khác biệt ở từng lĩnh vực khác nhau. Ta có thể hiểu Chuyển đổi số (Digital Transformation) là việc tích hợp và ứng dụng công nghệ kỹ thuật số 4.0 hỗ trợ trong nhiều hoạt động.
Chuyển đổi số trong giáo dục là quá trình áp dụng sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại vào giảng dạy. Từ đó đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng cao của học sinh. Đồng thời thúc đẩy hiệu quả cho các phương pháp dạy học của giáo viên.​
Chuyển đổi số trong hoạt động giảng dạy của giáo viên hiểu theo cách đơn giản nghĩa là việc chuyển từ giảng dạy bằng bảng đen phấn trắng qua thực hiện các hoạt động giảng dạy trên các nền tảng mạng trực tuyến, vận dụng những thiết bị điện tử hiện đại như: bảng điện tử, máy chiếu ... mà ở đó người dạy và người học có thể tương tác trực tiếp với nhau.
Việc thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục đã mang lại nhiều lợi ích đối với ngành giáo dục, giúp nâng cao khả năng tự

chủ trong học tập của học sinh, tăng tính linh hoạt của việc học, học sinh không bị giới hạn, bị động trong việc tiếp thu kiến thức.​
  • Một số giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện chuyển đổi số trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy
Tăng cường sử dụng các phần mềm thiết kế bài giảng điện tử trực tuyến
Khoa học tự nhiên là một môn học mới, là cầu nối giữa các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học của cấp tiểu học với các môn Vật lí, Hoá học và Sinh học của cấp Trung học phổ thông. Đây là môn học tích hợp các kiến thức về Vật lí, Hoá học, Sinh học, Thiên văn học, khoa học trái đất. Học sinh được khám phá khoa học dựa trên các sự vật, hiện tượng của cuộc sống để vận dụng tri thức đã được học vào chính các tình huống thực tế của cuộc sống, từ trong gia đình, đến trường học và cộng đồng. Đây là môn học đặc thù, có sự kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành nên các bài học là một chuỗi hoạt động học tập đa dạng từ quan sát, tìm tòi, khám phá, đưa ra dự đoán khoa học, thực hiện phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán đến vận dụng kiến thức vào việc giải các bài toán lí thuyết của môn học, cũng như những tình huống thực tế của cuộc sống. Do đó để truyền tải kiến thức của môn học này một cách tốt nhất đến học sinh đòi hỏi những kiến thức, thí nghiệm, hiện tượng khoa học phải

được cung cấp bằng nhiều kênh hình, kênh chữ, âm thanh, số liệu …. đảm bảo được tính thực tế, xác thực và cụ thể nhất. Và bài giảng điện tử là công cụ hiệu quả nhất.
Việc thiết kế và sử dụng các bài giảng điện tử trong dạy học góp phần làm mỗi bài giảng sống động; góp phần phát huy một cách tối đa các giác quan của người học. Thay vì đọc sách và phải tưởng tượng ra sự vật, hiện tượng đã học thì bài giảng điện tử giúp tạo ra một không gian học tập trở nên sinh động, hấp dẫn và dễ tiếp thu hơn qua các hình ảnh, âm thanh, video, trò chơi, phim tài liệu,... Ở đó học sinh được mắt thấy, tai nghe, tay làm và óc nghĩ sẽ góp phần rất lớn giúp các em dễ thấy, dễ tiếp thu, hiểu kĩ, nhớ lâu và vận dụng tốt kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tế liên quan đến kiến thức đã tìm hiểu, đặc biệt là trong môn Khoa học tự nhiên – môn học tìm hiểu về các hiện tượng và quy luật tự nhiên.
Nhờ sự quan tâm và đầu tư cho cơ sở vật chất từ phía nhà trường để phục vụ công tác chuyển đổi số mà từ vài năm trở lại đây, 100% các phòng học tại trường được đầu tư tivi nên việc đẩy mạnh thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong trường là tất yếu. Nếu việc giảng dạy truyền thống ngày xưa là theo hình thức “đọc – chép”, các hiện tượng đa số được mô tả lại để học sinh tự tưởng tượng nhưng nó không thật sự hiệu quả. Trên

thực tế, có một số hiện tượng tự nhiên chỉ xảy ra ở những khu vực nhất định nên việc học sinh có thể quan sát từ thực tế cũng rất khó khăn như hiện tượng cực quang hay một số hiện tượng xảy ra trong những điều kiện gây nguy hiểm để quan sát gần và trực tiếp. Chính vì lẽ đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong bài dạy sẽ mang đến hiệu quả rất lớn cho việc giảng dạy


của bộ môn Khoa học tự nhiên. Thông qua việc soạn giảng các bài giảng điện tử, ta có thể lồng ghép để học sinh quan sát, tìm hiểu và nhận biết được tất cả các hiện tượng thông qua các kênh hình, kênh chữ, âm thanh,.... góp phần làm một tiết học khô khan, cứng nhắc, nặng nề trở nên thú vị, hấp dẫn và học tập thoải mái hơn.
Hình ảnh hiện tượng cực quang
Ngoài ra, chúng ta có thể lồng ghép vào đó các trò chơi trong bài giảng nhằm giúp việc học tập trở nên nhẹ nhàng hơn, không còn là nhưng giờ học căng thẳng. Để học sinh giảm bớt áp lực và yêu thích môn học thì việc tạo cho các em một không

gian học. tập thoải mái, gần gũi, vui vẻ thì việc tiếp thu kiến thức sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn.

Từ xưa đến nay, giáo viên thường sử dụng các phần mềm thiết kế bài giảng điện tử có sẵn trên máy tính như Powerpoint. Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng các phần mềm, ứng dụng thiết kế bài giảng điện tử trực tuyến đang trở thành xu hướng mới vì giao diện thân thiện, dễ thao tác với nhiều hiệu ứng hình ảnh, chuyển động được lập trình sẵn mà hoàn toàn miễn phí như: Canva, Google Slides,…

Bên cạnh đó, các phần mềm này ngoại trừ có đầy đủ các tính năng thiết kế ra các bài giảng điện tử như các phần mềm thiết kế bài giảng điện từ truyền thống thì nó còn cho phép chia sẻ nội dung bài giảng thiết kế để xây dựng bài giảng theo tổ - nhóm chuyên môn, mọi người có thể vào đóng góp xây dựng và hoàn thiện bài giảng. Đây là công cụ r
1711952031014.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn--SKKNCAPTINH 2024.docx
    1.8 MB · Lượt tải : 4
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    báo cáo sáng kiến kinh nghiệm thcs biên bản chấm sáng kiến kinh nghiệm thcs kế hoạch chấm sáng kiến kinh nghiệm trường thcs kho sáng kiến kinh nghiệm thcs kho sáng kiến kinh nghiệm tin học thcs phiếu đánh giá sáng kiến kinh nghiệm thcs sáng kiến giải pháp sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc thcs sáng kiến kinh nghiệm anh văn thcs sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi thcs sáng kiến kinh nghiệm cấp 3 sáng kiến kinh nghiệm cấp huyện sáng kiến kinh nghiệm cấp thcs sáng kiến kinh nghiệm cấp tiểu học sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp bậc thcs sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm thcs violet sáng kiến kinh nghiệm công tác quản lý thcs sáng kiến kinh nghiệm công tác quản lý trường thcs sáng kiến kinh nghiệm của hiệu trưởng trường thcs sáng kiến kinh nghiệm của kế toán trường thcs sáng kiến kinh nghiệm của phó hiệu trưởng thcs sáng kiến kinh nghiệm dạy từ vựng tiếng anh thcs sáng kiến kinh nghiệm elearning sáng kiến kinh nghiệm gdcd cấp thcs sáng kiến kinh nghiệm gdcd thcs sáng kiến kinh nghiệm giáo dục công dân thcs sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm giỏi thcs sáng kiến kinh nghiệm giáo viên thcs sáng kiến kinh nghiệm gvcn thcs sáng kiến kinh nghiệm hay thcs sáng kiến kinh nghiệm hóa học thcs sáng kiến kinh nghiệm hóa học thcs violet sáng kiến kinh nghiệm hóa thcs sáng kiến kinh nghiệm kế toán trường thcs sáng kiến kinh nghiệm lịch sử thcs sáng kiến kinh nghiệm lịch sử thcs violet sáng kiến kinh nghiệm mĩ thuật thcs 2020 sáng kiến kinh nghiệm mĩ thuật thcs violet sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc thcs sáng kiến kinh nghiệm môn bóng chuyền thcs sáng kiến kinh nghiệm môn gdcd thcs violet sáng kiến kinh nghiệm môn giáo dục công dân thcs sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử bậc thcs violet sáng kiến kinh nghiệm mon mi thuat bậc thcs sáng kiến kinh nghiệm môn sử thcs sáng kiến kinh nghiệm môn the dục thcs violet sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh lớp 6 thcs sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh thcs mới nhất sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh thcs thí điểm sáng kiến kinh nghiệm môn văn thcs sáng kiến kinh nghiệm môn đá cầu thcs sáng kiến kinh nghiệm môn đá cầu thcs violet sáng kiến kinh nghiệm môn địa lý thcs violet sáng kiến kinh nghiệm phổ cập giáo dục thcs sáng kiến kinh nghiệm phó hiệu trưởng thcs sáng kiến kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh thcs sáng kiến kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh thcs violet sáng kiến kinh nghiệm quản lý chuyên môn thcs violet sáng kiến kinh nghiệm quản lý giáo dục thcs sáng kiến kinh nghiệm quản lý thcs sáng kiến kinh nghiệm sinh học thcs sáng kiến kinh nghiệm sinh thcs sáng kiến kinh nghiệm thcs sáng kiến kinh nghiệm thcs môn công nghệ 6 sáng kiến kinh nghiệm thcs môn lịch sử sáng kiến kinh nghiệm thcs môn ngữ văn sáng kiến kinh nghiệm thcs môn ngữ văn 6 sáng kiến kinh nghiệm thcs môn ngữ văn 6 violet sáng kiến kinh nghiệm thcs môn ngữ văn 8 sáng kiến kinh nghiệm thcs môn ngữ văn 8 violet sáng kiến kinh nghiệm thcs môn sinh sáng kiến kinh nghiệm thcs môn sinh 6 sáng kiến kinh nghiệm thcs môn thể dục sáng kiến kinh nghiệm thcs môn tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm thcs môn tin học sáng kiến kinh nghiệm thcs môn toán sáng kiến kinh nghiệm thcs môn toán 6 sáng kiến kinh nghiệm thcs môn toán 8 sáng kiến kinh nghiệm thcs môn vật lý sáng kiến kinh nghiệm thcs về công tác chủ nhiệm sáng kiến kinh nghiệm thcs violet sáng kiến kinh nghiệm thcs đạt giải cấp tỉnh sáng kiến kinh nghiệm thể dục thcs sáng kiến kinh nghiệm thiết bị dạy học thcs sáng kiến kinh nghiệm thiết bị thcs violet sáng kiến kinh nghiệm thpt sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh thcs sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh thcs violet sáng kiến kinh nghiệm tiểu học 2020 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học 2021 sáng kiến kinh nghiệm tin học thcs sáng kiến kinh nghiệm tin học thcs lớp 7 sáng kiến kinh nghiệm tin học thcs violet sáng kiến kinh nghiệm tin thcs sáng kiến kinh nghiệm toán thcs sáng kiến kinh nghiệm toán thcs violet sáng kiến kinh nghiệm tổng phụ trách đội thcs sáng kiến kinh nghiệm trung học cơ sở sáng kiến kinh nghiệm trung học phổ thông sáng kiến kinh nghiệm trường mầm non sáng kiến kinh nghiệm văn thcs sáng kiến kinh nghiệm vật lý thcs sáng kiến kinh nghiệm vật lý thcs violet sáng kiến kinh nghiệm y tế trường học thcs sáng kiến kinh nghiệm đại học sáng kiến kinh nghiệm địa lí thcs sáng kiến kinh nghiệm địa lý thcs sáng kiến môn mĩ thuật thcs sáng kiến môn tin học thcs sáng kiến năm 2020 sáng kiến thcs sáng kiến thể dục thcs sáng kiến thư viện thcs sáng kiến tin học thcs sáng kiến trong giáo dục sáng kiến vật lý thcs
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top