- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn ở trường THCS Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được soạn dưới dạng file word gồm 24 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Lúc sinh thời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là một nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Người giáo viên khi đã chọn nghề giáo là đã thể hiện lòng yêu nghề. Người dạy học là kỹ sư xây đắp tâm hồn và mục tiêu quan trọng là đào tạo ra những học sinh giỏi, những tài năng tương lai cho đất nước. Nhưng một trong những niềm vui sướng vinh dự, hạnh phúc nhất trong cuộc đời người giáo viên là đào tạo và bồi dưỡng được những học sinh giỏi. Để có được học sinh giỏi thì ngoài năng lực, tố chất của học sinh còn cần có công lao bồi dưỡng của người thầy là điều không thể phủ nhận được. Là một giáo viên văn đứng lớp giảng dạy nhiều năm và đã từng tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi qua một số năm học, tôi đã cảm nhận được điều đó. Mỗi môn học trong nhà trường, việc học và dạy đều có đặc thù riêng của nó. Môn Ngữ Văn cũng không nằm ngoài lệ đó. Phương pháp dạy và học Văn đã được nói và bàn luận rất nhiều từ trước đến nay. Học như thế nào cho tốt? Dạy như thế nào cho thật sự có hiệu quả? Đó là điều băn khoăn trăn trở của mỗi giáo viên dạy môn Ngữ Văn khi đứng lớp. Một tiết dạy bình thường trên lớp cũng cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng mới có thể dạy tốt được và mang lại hiệu quả cao. Nhưng một tiết dạy bồi dưỡng học sinh giỏi còn có yêu cầu cao hơn rất nhiều. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ nặng nề nhưng cũng rất đỗi vinh dự cho người giáo viên khi tham gia bồi dưỡng. Câu hỏi mà bất cứ ai khi tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi cũng luôn đặt ra là làm thế nào cho thật sự đạt kết quả tốt nhất? Làm sao để mang lại niềm vinh dự cho bản thân của các em và thành tích của nhà trường? Nỗi băn khoăn đó luôn thường trực trong suy nghĩ của tôi trong những năm qua.
Bằng tất cả mọi nỗ lực của mình trong suy nghĩ, tìm tòi, trao đổi, thảo luận với các đồng nghiệp trong trường và các đồng nghiệp khác trong ngành giáo dục cùng với việc cọ sát thực tế trong thực tiễn trải nghiệm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi văn qua một số năm học, tôi mạnh dạn chia sẻ một số ý kiến. suy nghĩ của mình. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là khá quan trọng và rất nặng trong thực tiễn giảng dạy. Mỗi giáo viên có một phương pháp, cách thức riêng của mình. Bản thân tôi cũng đã lắng nghe, suy ngẫm và trao đổi với một số thầy cô về công tác này. Nhưng đây là cái nhìn có những điểm giống và chưa giống với ý kiến của một số đồng nghiệp khác. Và thực tế đây chính là vấn đề cũng quan trọng nhưng chưa nhiều những sáng kiến kinh nghiệm đề cập tới. Vì vậy tôi mạnh dạn trình bày ý kiến của mình với hy vọng là chia sẻ cùng nhau để góp phần trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau. Bằng những trải nghiệm
của bản thân qua thực tiễn giảng dạy, tôi mạnh dạn viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn ở trường THCS”
II. Mục đích và yêu cầu của đề tài
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một công tác rất khó khăn và phức tạp. Vì vậy tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích thông qua chuyên đề này tạo một diễn đàn cùng các thầy cô dạy Ngữ Văn trao đổi kinh nghiệm làm cơ sở cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Đồng thời cũng là định hướng cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi Văn trong những năm tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn.
III. Đối tượng và thời gian thực hiện đề tài
1. Đối tượng
Đề tài này được áp dụng với học sinh lớp 8D, 8E, 9D, 9E của trường THCS Cổ Bi .
2. Thời gian
Đề tài nghiên cứu trong 4 năm học: 2019 - 2020; 2020 - 2021; 2021 - 2022; 2022 - 2023. Kết quả thực hiện đề tài này sẽ được rút kinh nghiệm bổ sung trong những năm học sau để hoàn thiện hơn.
IV. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cở sở lí thuyết: các tài liệu bồi ngfxx học sinh giỏi.
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
- Phương pháp phân tích ví dụ điển hình.
I. Cơ sở lý luận
Quán triệt Nghị quyết 29/NQ -TW của Đảng, với mục tiêu tổng quát là "Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả", việc triển khai dạy học các bộ môn nói chung và Ngữ văn nói riêng theo định hướng phát triển năng lực hiện nay là một yêu cầu bức thiết. Chuyển quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, trước hết, "cần nhận thức đúng vị trí, vai trò của môn Ngữ văn ở trường phổ thông là: hình thành và phát triển các năng lực cốt lõi và năng lực đặc thù của môn học; đặc biệt là năng lực giao tiếp (kiến thức Tiếng Việt cùng với 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết và khả năng ứng dụng các kiến thức và kĩ năng ấy vào các tình huống giao tiếp khác nhau trong cuộc sống) và năng lực cảm thụ, thưởng thức văn học; bồi dưỡng và nâng cao vốn văn hoá cho người học thông qua những hiểu biết về ngôn ngữ và văn học, góp phần tích cực vào việc giáo dục, hình thành và phát triển cho học sinh những tư tưởng, tình cảm nhân văn, trong sáng, cao đẹp". Theo đó, "định hướng dạy học theo năng lực đòi hỏi các môn học tích hợp một số nội dung tri thức và kĩ năng nhằm giải quyết các tình huống trong học tập và trong cuộc sống.
Về mục tiêu, Chương trình giáo dục phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã xác định yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung: "Môn Ngữ văn góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể" - đó là:
- Năng lực tự chủ và tự học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Chương trình giáo dục phổ thông cũng qui định các yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của học sinh, trong đó có năng lực ngôn ngữ (bao gồm năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực sử dụng ngoại ngữ; mỗi năng lực được thể hiện qua các hoạt động: đọc, viết, nói, nghe) và năng lực văn học.
1. Năng lực ngôn ngữ
1.1. Khái niệm năng lực ngôn ngữ
- Năng lực này phản ánh sự thông thạo ngôn ngữ và sử dụng từ ngữ, cách diễn đạt. Người có năng lực ngôn ngữ sẽ thể hiện sự nhạy cảm với nghĩa của từ và có khả năng sử dụng ngôn từ trong giao tiếp sao cho hiệu quả và hấp dẫn.
- Thích học và sử dụng các ngôn ngữ mới
- Thích làm việc với giấy tờ như đọc sách, kiểm tra nội dung, soạn thảo…
- Có khả năng dạy và hướng dẫn người khác bởi câu từ mạch lạc, rõ ràng. Thuyết phục người khác bằng lập luận của mình.
- Có sở thích tranh luận và thảo luận, sử dụng ngôn ngữ để bảo vệ cho ý kiến của mình.
- Có khả năng nói chuyện trước đám đông: dùng lời nói để trình bày ý tưởng trước mọi người.
- Sử dụng ngôn ngữ làm công cụ giao tiếp: Nói chuyện rõ ràng, mạch lạc, thu hút người nghe.
- Đọc và hiểu văn bản viết: có thể nhanh chóng hiểu được ý nghĩa của văn bản hoặc chỉ ra lỗi sai trong đó.
- Có khả năng nói chuyện trước đám đông. Sự tự tin, cách nói chuyện rõ ràng, mạch lạc và thu hút của bạn khiến mọi người tập trung và thích nghe bạn nói.
- Tham gia vào cuộc thảo luận, tranh luận. Đây là những lúc không thể thiếu sự xuất hiện của người có năng lực ngôn ngữ bởi sự tự tin, mạch lạc và khả năng lập luận của bạn sẽ giúp cuộc thảo luận sôi nổi hơn.
- Sử dụng ngoại ngữ: việc nghe, nói, đọc, viết một ngôn ngữ nào đó sẽ không là vấn đề đối với bạn.
2. Năng lực văn học
2.1 Khái niệm năng lực văn học
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tàiĐẶT VẤN ĐỀ
Lúc sinh thời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là một nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Người giáo viên khi đã chọn nghề giáo là đã thể hiện lòng yêu nghề. Người dạy học là kỹ sư xây đắp tâm hồn và mục tiêu quan trọng là đào tạo ra những học sinh giỏi, những tài năng tương lai cho đất nước. Nhưng một trong những niềm vui sướng vinh dự, hạnh phúc nhất trong cuộc đời người giáo viên là đào tạo và bồi dưỡng được những học sinh giỏi. Để có được học sinh giỏi thì ngoài năng lực, tố chất của học sinh còn cần có công lao bồi dưỡng của người thầy là điều không thể phủ nhận được. Là một giáo viên văn đứng lớp giảng dạy nhiều năm và đã từng tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi qua một số năm học, tôi đã cảm nhận được điều đó. Mỗi môn học trong nhà trường, việc học và dạy đều có đặc thù riêng của nó. Môn Ngữ Văn cũng không nằm ngoài lệ đó. Phương pháp dạy và học Văn đã được nói và bàn luận rất nhiều từ trước đến nay. Học như thế nào cho tốt? Dạy như thế nào cho thật sự có hiệu quả? Đó là điều băn khoăn trăn trở của mỗi giáo viên dạy môn Ngữ Văn khi đứng lớp. Một tiết dạy bình thường trên lớp cũng cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng mới có thể dạy tốt được và mang lại hiệu quả cao. Nhưng một tiết dạy bồi dưỡng học sinh giỏi còn có yêu cầu cao hơn rất nhiều. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ nặng nề nhưng cũng rất đỗi vinh dự cho người giáo viên khi tham gia bồi dưỡng. Câu hỏi mà bất cứ ai khi tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi cũng luôn đặt ra là làm thế nào cho thật sự đạt kết quả tốt nhất? Làm sao để mang lại niềm vinh dự cho bản thân của các em và thành tích của nhà trường? Nỗi băn khoăn đó luôn thường trực trong suy nghĩ của tôi trong những năm qua.
Bằng tất cả mọi nỗ lực của mình trong suy nghĩ, tìm tòi, trao đổi, thảo luận với các đồng nghiệp trong trường và các đồng nghiệp khác trong ngành giáo dục cùng với việc cọ sát thực tế trong thực tiễn trải nghiệm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi văn qua một số năm học, tôi mạnh dạn chia sẻ một số ý kiến. suy nghĩ của mình. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là khá quan trọng và rất nặng trong thực tiễn giảng dạy. Mỗi giáo viên có một phương pháp, cách thức riêng của mình. Bản thân tôi cũng đã lắng nghe, suy ngẫm và trao đổi với một số thầy cô về công tác này. Nhưng đây là cái nhìn có những điểm giống và chưa giống với ý kiến của một số đồng nghiệp khác. Và thực tế đây chính là vấn đề cũng quan trọng nhưng chưa nhiều những sáng kiến kinh nghiệm đề cập tới. Vì vậy tôi mạnh dạn trình bày ý kiến của mình với hy vọng là chia sẻ cùng nhau để góp phần trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau. Bằng những trải nghiệm
của bản thân qua thực tiễn giảng dạy, tôi mạnh dạn viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn ở trường THCS”
II. Mục đích và yêu cầu của đề tài
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một công tác rất khó khăn và phức tạp. Vì vậy tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích thông qua chuyên đề này tạo một diễn đàn cùng các thầy cô dạy Ngữ Văn trao đổi kinh nghiệm làm cơ sở cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Đồng thời cũng là định hướng cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi Văn trong những năm tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn.
III. Đối tượng và thời gian thực hiện đề tài
1. Đối tượng
Đề tài này được áp dụng với học sinh lớp 8D, 8E, 9D, 9E của trường THCS Cổ Bi .
2. Thời gian
Đề tài nghiên cứu trong 4 năm học: 2019 - 2020; 2020 - 2021; 2021 - 2022; 2022 - 2023. Kết quả thực hiện đề tài này sẽ được rút kinh nghiệm bổ sung trong những năm học sau để hoàn thiện hơn.
IV. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cở sở lí thuyết: các tài liệu bồi ngfxx học sinh giỏi.
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
- Phương pháp phân tích ví dụ điển hình.
PHẦN II
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. Cơ sở lý luận
Quán triệt Nghị quyết 29/NQ -TW của Đảng, với mục tiêu tổng quát là "Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả", việc triển khai dạy học các bộ môn nói chung và Ngữ văn nói riêng theo định hướng phát triển năng lực hiện nay là một yêu cầu bức thiết. Chuyển quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, trước hết, "cần nhận thức đúng vị trí, vai trò của môn Ngữ văn ở trường phổ thông là: hình thành và phát triển các năng lực cốt lõi và năng lực đặc thù của môn học; đặc biệt là năng lực giao tiếp (kiến thức Tiếng Việt cùng với 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết và khả năng ứng dụng các kiến thức và kĩ năng ấy vào các tình huống giao tiếp khác nhau trong cuộc sống) và năng lực cảm thụ, thưởng thức văn học; bồi dưỡng và nâng cao vốn văn hoá cho người học thông qua những hiểu biết về ngôn ngữ và văn học, góp phần tích cực vào việc giáo dục, hình thành và phát triển cho học sinh những tư tưởng, tình cảm nhân văn, trong sáng, cao đẹp". Theo đó, "định hướng dạy học theo năng lực đòi hỏi các môn học tích hợp một số nội dung tri thức và kĩ năng nhằm giải quyết các tình huống trong học tập và trong cuộc sống.
Về mục tiêu, Chương trình giáo dục phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã xác định yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung: "Môn Ngữ văn góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể" - đó là:
- Năng lực tự chủ và tự học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Chương trình giáo dục phổ thông cũng qui định các yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của học sinh, trong đó có năng lực ngôn ngữ (bao gồm năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực sử dụng ngoại ngữ; mỗi năng lực được thể hiện qua các hoạt động: đọc, viết, nói, nghe) và năng lực văn học.
1. Năng lực ngôn ngữ
1.1. Khái niệm năng lực ngôn ngữ
- Năng lực này phản ánh sự thông thạo ngôn ngữ và sử dụng từ ngữ, cách diễn đạt. Người có năng lực ngôn ngữ sẽ thể hiện sự nhạy cảm với nghĩa của từ và có khả năng sử dụng ngôn từ trong giao tiếp sao cho hiệu quả và hấp dẫn.
1.2. Biểu hiện của năng lực ngôn ngữ
- Có sở thích viết văn và viết báo- Thích học và sử dụng các ngôn ngữ mới
- Thích làm việc với giấy tờ như đọc sách, kiểm tra nội dung, soạn thảo…
- Có khả năng dạy và hướng dẫn người khác bởi câu từ mạch lạc, rõ ràng. Thuyết phục người khác bằng lập luận của mình.
- Có sở thích tranh luận và thảo luận, sử dụng ngôn ngữ để bảo vệ cho ý kiến của mình.
- Có khả năng nói chuyện trước đám đông: dùng lời nói để trình bày ý tưởng trước mọi người.
- Sử dụng ngôn ngữ làm công cụ giao tiếp: Nói chuyện rõ ràng, mạch lạc, thu hút người nghe.
- Đọc và hiểu văn bản viết: có thể nhanh chóng hiểu được ý nghĩa của văn bản hoặc chỉ ra lỗi sai trong đó.
1.3. Điểm mạnh của năng lực ngôn ngữ
- Dễ dàng diễn đạt suy nghĩ và ý tưởng thành văn viết như thơ, văn… và mọi người rất thích đọc những gì bạn viết.- Có khả năng nói chuyện trước đám đông. Sự tự tin, cách nói chuyện rõ ràng, mạch lạc và thu hút của bạn khiến mọi người tập trung và thích nghe bạn nói.
- Tham gia vào cuộc thảo luận, tranh luận. Đây là những lúc không thể thiếu sự xuất hiện của người có năng lực ngôn ngữ bởi sự tự tin, mạch lạc và khả năng lập luận của bạn sẽ giúp cuộc thảo luận sôi nổi hơn.
- Sử dụng ngoại ngữ: việc nghe, nói, đọc, viết một ngôn ngữ nào đó sẽ không là vấn đề đối với bạn.
2. Năng lực văn học
2.1 Khái niệm năng lực văn học
THẦY CÔ TẢI NHÉ!