- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu học được soạn dưới dạng file word gồm 4 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Cơ sở khoa học
1.1. Cơ sở lí luận
Học sinh Tiểu học ở lứa tuổi từ 6 đến 11, đây là lứa tuổi rất nhạy cảm với âm nhạc. Cuộc sống của các em không thể thiếu được loại nghệ thuật này. Môn Âm nhạc giúp các em hướng tới cái đẹp, góp phần giáo dục các em trở thành những người có đạo đức. Ngoài ra nó còn giúp các em có tâm hồn phong phú và bớt mệt mỏi sau những giờ học căng thẳng.
Trong chương trình Âm nhạc ở Tiểu học, Học hát là nội dung trọng tâm, được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 5, đây cũng là phân môn học sinh yêu thích nhất. Phân môn Học hát có ba dạng bài là: bài hát thiếu nhi Việt Nam, dân ca và các bài hát nước ngoài.
Khả năng âm nhạc của học sinh Tiểu học có sự phát triển rõ rệt từ lớp 1 đến lớp 5. Ví dụ học sinh lớp 1, 2 có trí nhớ còn hạn chế, các em khó học thuộc những bài hát có lời ca tương đối dài hoặc có nhiều lời ca. Đến lớp 4, 5, khả năng ghi nhớ của học sinh đã được nâng cao hơn so với giai đoạn trước. Biểu hiện về năng lực âm nhạc của học sinh rất khác biệt, mỗi lớp thường có cả những em học khá giỏi, trung bình và học yếu. Cũng có những học sinh có năng khiếu ở mặt này nhưng lại yếu ở mặt khác, ví dụ: hát đúng về cao độ thì lại chưa vững về trường độ, có khả năng gõ đệm tốt nhưng lại yếu về vận động theo nhạc… Đa số học sinh có khả năng hát kết hợp các hoạt động khác như: vận động theo nhạc, gõ đệm, tham gia trò chơi… Hứng thú, sở thích âm nhạc của học sinh không hoàn toàn giống nhau, cảm nhận thẩm mĩ âm nhạc của các em cũng khác biệt.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Sau 11 năm dạy học Âm nhạc, tôi đã thực hiện hàng trăm tiết dạy bài dân ca cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 ở trường Tiểu học Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội và thu được nhiều kinh nghiệm sư phạm cũng như những phương pháp dạy học phù hợp. Nhờ tích luỹ được một số kinh nghiệm nên việc dạy hát dân ca cho các em ngày càng trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
2. Mục tiêu
- Trình bày những kinh nghiệm thu được sau quá trình nhiều năm dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu học.
- Trình bày hiệu quả thu được sau khi áp dụng những kĩ thuật dạy hát dân ca.
- Đề xuất một số kiến nghị với Ban giám hiệu trường Tiểu học Đồng Nhân và Phòng Giáo dục quận Hai Bà Trưng.
3. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề về dạy hát dân ca cho học sinh trường Tiểu học Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Tham khảo một số tài liệu về giáo dục Âm nhạc trong trường phổ thông ở Việt Nam.
- Thực tiễn dạy học Âm nhạc trong một số trường Tiểu học ở Hà Nội.
5. Kế hoạch nghiên cứu
- Thu thập tài liệu về dạy hát dân ca cho học sinh phổ thông.
- Vận dụng những kinh nghiệm của cá nhân vào các tiết dạy hát dân ca ở trường.
- Trao đổi với đồng nghiệp về những kết quả thu được, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế dạy học tại nhà trường.
- Viết báo cáo về kinh nghiệm dạy hát dân ca.
Phần II- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Theo sách giáo khoa hiện hành, học sinh Tiểu học được học 55 bài hát, trong đó có 11 bài dân ca, đó là:
- Quê hương tươi đẹp (dân ca Nùng)
- Lí cây xanh (dân ca Nam Bộ)
- Xoè hoa (dân ca Thái)
- Bắc kim thang (dân ca Nam Bộ)
- Gà gáy (dân ca Cống)
- Ngày mùa vui (dân ca Thái)
- Bạn ơi lắng nghe (dân ca Ba na)
- Cò lả (dân ca đồng bằng Bắc Bộ)
- Chim sáo (dân ca Khmer)
- Màu xanh quê hương (dân ca Khmer)
- Hát mừng (dân ca Hrê)
Ngày mới vào nghề, tôi thấy có nhiều khó khăn khi dạy bài hát dân ca cho học sinh, khó dạy hay được. Ví dụ: học sinh thường hát rất buồn, không biết hát những tiếng có luyến, hát sai giai điệu cả về cao độ và trường độ, các em chưa yêu thích bài dân ca… Trong quá trình dạy học, tôi đã suy nghĩ để tìm biện pháp khắc phục những hạn chế nào. Đến nay, việc dạy những bài này đã trở nên dễ dàng hơn, đó là nhờ việc áp dụng dạy bài hát dân ca với quy trình gồm 7 bước, kèm theo một số kĩ thuật cụ thể trong từng bước.
Bước 1: Giới thiệu bài hát
Bước 2: Nghe hát mẫu
Bước 3: Đọc lời ca
Bước 4: Khởi động giọng
Bước 5: Tập hát từng câu
Bước 6: Hát cả bài
Bước 7: Củng cố, kiểm tra
Một số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu học
Sáng kiến kinh nghiệm
Môn Âm nhạc
Một số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu học
Phần I- Đặt vấn đề
Sáng kiến kinh nghiệm
Môn Âm nhạc
Một số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu học
Phần I- Đặt vấn đề
1. Cơ sở khoa học
1.1. Cơ sở lí luận
Học sinh Tiểu học ở lứa tuổi từ 6 đến 11, đây là lứa tuổi rất nhạy cảm với âm nhạc. Cuộc sống của các em không thể thiếu được loại nghệ thuật này. Môn Âm nhạc giúp các em hướng tới cái đẹp, góp phần giáo dục các em trở thành những người có đạo đức. Ngoài ra nó còn giúp các em có tâm hồn phong phú và bớt mệt mỏi sau những giờ học căng thẳng.
Trong chương trình Âm nhạc ở Tiểu học, Học hát là nội dung trọng tâm, được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 5, đây cũng là phân môn học sinh yêu thích nhất. Phân môn Học hát có ba dạng bài là: bài hát thiếu nhi Việt Nam, dân ca và các bài hát nước ngoài.
Khả năng âm nhạc của học sinh Tiểu học có sự phát triển rõ rệt từ lớp 1 đến lớp 5. Ví dụ học sinh lớp 1, 2 có trí nhớ còn hạn chế, các em khó học thuộc những bài hát có lời ca tương đối dài hoặc có nhiều lời ca. Đến lớp 4, 5, khả năng ghi nhớ của học sinh đã được nâng cao hơn so với giai đoạn trước. Biểu hiện về năng lực âm nhạc của học sinh rất khác biệt, mỗi lớp thường có cả những em học khá giỏi, trung bình và học yếu. Cũng có những học sinh có năng khiếu ở mặt này nhưng lại yếu ở mặt khác, ví dụ: hát đúng về cao độ thì lại chưa vững về trường độ, có khả năng gõ đệm tốt nhưng lại yếu về vận động theo nhạc… Đa số học sinh có khả năng hát kết hợp các hoạt động khác như: vận động theo nhạc, gõ đệm, tham gia trò chơi… Hứng thú, sở thích âm nhạc của học sinh không hoàn toàn giống nhau, cảm nhận thẩm mĩ âm nhạc của các em cũng khác biệt.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Sau 11 năm dạy học Âm nhạc, tôi đã thực hiện hàng trăm tiết dạy bài dân ca cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 ở trường Tiểu học Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội và thu được nhiều kinh nghiệm sư phạm cũng như những phương pháp dạy học phù hợp. Nhờ tích luỹ được một số kinh nghiệm nên việc dạy hát dân ca cho các em ngày càng trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
2. Mục tiêu
- Trình bày những kinh nghiệm thu được sau quá trình nhiều năm dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu học.
- Trình bày hiệu quả thu được sau khi áp dụng những kĩ thuật dạy hát dân ca.
- Đề xuất một số kiến nghị với Ban giám hiệu trường Tiểu học Đồng Nhân và Phòng Giáo dục quận Hai Bà Trưng.
3. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề về dạy hát dân ca cho học sinh trường Tiểu học Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Tham khảo một số tài liệu về giáo dục Âm nhạc trong trường phổ thông ở Việt Nam.
- Thực tiễn dạy học Âm nhạc trong một số trường Tiểu học ở Hà Nội.
5. Kế hoạch nghiên cứu
- Thu thập tài liệu về dạy hát dân ca cho học sinh phổ thông.
- Vận dụng những kinh nghiệm của cá nhân vào các tiết dạy hát dân ca ở trường.
- Trao đổi với đồng nghiệp về những kết quả thu được, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế dạy học tại nhà trường.
- Viết báo cáo về kinh nghiệm dạy hát dân ca.
Phần II- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Theo sách giáo khoa hiện hành, học sinh Tiểu học được học 55 bài hát, trong đó có 11 bài dân ca, đó là:
- Quê hương tươi đẹp (dân ca Nùng)
- Lí cây xanh (dân ca Nam Bộ)
- Xoè hoa (dân ca Thái)
- Bắc kim thang (dân ca Nam Bộ)
- Gà gáy (dân ca Cống)
- Ngày mùa vui (dân ca Thái)
- Bạn ơi lắng nghe (dân ca Ba na)
- Cò lả (dân ca đồng bằng Bắc Bộ)
- Chim sáo (dân ca Khmer)
- Màu xanh quê hương (dân ca Khmer)
- Hát mừng (dân ca Hrê)
Ngày mới vào nghề, tôi thấy có nhiều khó khăn khi dạy bài hát dân ca cho học sinh, khó dạy hay được. Ví dụ: học sinh thường hát rất buồn, không biết hát những tiếng có luyến, hát sai giai điệu cả về cao độ và trường độ, các em chưa yêu thích bài dân ca… Trong quá trình dạy học, tôi đã suy nghĩ để tìm biện pháp khắc phục những hạn chế nào. Đến nay, việc dạy những bài này đã trở nên dễ dàng hơn, đó là nhờ việc áp dụng dạy bài hát dân ca với quy trình gồm 7 bước, kèm theo một số kĩ thuật cụ thể trong từng bước.
Bước 1: Giới thiệu bài hát
Bước 2: Nghe hát mẫu
Bước 3: Đọc lời ca
Bước 4: Khởi động giọng
Bước 5: Tập hát từng câu
Bước 6: Hát cả bài
Bước 7: Củng cố, kiểm tra