- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HÁT DÂN CA TRONG CHƯƠNG TRÌNH CHÍNH KHÓA VÀ HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC được soạn dưới dạng file word gồm 29 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Âm nhạc là ngôn ngữ nghệ thuật âm thanh, mang đặc trưng của nghệ thuật biểu hiện, là ngôn ngữ biểu cảm, tình cảm. Do đó, âm nhạc cũng là một trong những môn học quan trọng giúp cho học sinh hình thành nhân cách, có lối sống lành mạnh, tư tưởng đạo đức đúng đắn, có lý tưởng hoài bão cao xa, tu dưỡng phẩm chất lành mạnh, tư tưởng tình cảm tốt đẹp…Giảng dạy âm nhạc nói chung và dân ca nói riêng cho học sinh Tiểu học, dưới bất kỳ hình thức giáo dục tư tưởng nào cũng cần đến cơ sở là tình cảm, nếu chỉ thuyết giảng suông hoặc truyền thụ lý luận cứng nhắc thì sẽ khó đạt hiệu quả như mong muốn.
Trong kho tàng âm nhạc dân gian của nước ta, dân ca được xem là di sản văn hóa của dân tộc. Ngoài nội dung biểu cảm phong phú, chuyển tải tâm tư tình cảm, có tác động mãnh liệt và sâu sắc đối với nhận thức của con người, giúp cho học sinh thông qua học tập phần nào hiểu rõ hơn về dân ca, nắm được kỹ năng âm nhạc nhất định. Các bài hát dân ca còn có khả năng tác động mạnh mẽ vào tâm tư, tình cảm của học sinh giúp các em phát triển các phẩm chất tư duy, trí tuệ, thể chất, những tình cảm đạo đức tốt đẹp và quan trọng hơn là hình thành ở học sinh ý thức dân tộc và tình yêu với âm nhạc truyền thống. Từ đó học sinh sẽ có ý thức giữ gìn và trân trọng bản sắc văn hóa dân tộc mình. Dạy hát dân ca cho học sinh là nhằm giáo dục cho học sinh những tình cảm tốt đẹp với văn hóa truyền thống. Khi các em được nghe, học hát các bài dân ca đã dần dần hình thành trong học sinh tình cảm yêu thích. Đó cũng là con đường ngắn nhất nhằm bồi dưỡng thị hiếu và tình cảm đạo đức đúng đắn cho học sinh.
Là quốc gia của một cộng đồng với 54 dân tộc anh em chung sống, mỗi dân tộc đều có đặc điểm địa lý, khí hậu, điều kiện, hoàn cảnh sống khác nhau. Điều đó đã sản sinh ra những bài dân ca mang hương sắc riêng, tô điểm thêm cho kho tàng dân ca Việt Nam. Cái hay, cái đẹp, cái tinh túy của dân ca đã được nhân dân ta chắt lọc, gọt giũa, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Dân ca đã gắn bó với cuộc sống con người, đi vào đời sống tinh thần, tham gia vào các sinh hoạt văn hóa, lao động hàng ngày của mỗi người dân lao động.
Ngay từ thuở ấu thơ, mỗi trẻ em trong cộng đồng dân tộc Việt đã được tắm mình trong những âm điệu ngọt ngào, thiết tha của những câu hát ru. Những làn điệu dân ca tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng miền đã làm rung động tâm hồn mỗi người dân Việt. Cho đến ngày nay, những di sản nghệ thuật quý báu ấy vẫn là những nguồn sữa dinh dưỡng để bồi bổ, nuôi dưỡng tâm hồn cho mỗi con người, nhất là trong bối cảnh của thời kì hội nhập và toàn cầu hóa, khi mà sự giao thoa và tiếp biến các giá trị văn hóa nói chung và văn hóa dân gian nói riêng đã tạo nên những trào lưu mới trong xã hội, và cũng tạo nên những ảnh hưởng không ít tới sự hình thành và phát triển những nét tâm lý, tính cách của thế hệ trẻ.
Hát dân ca là một trong những tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam, đã và đang được gìn giữ, phát triển. Đối với giáo dục, các bài hát dân ca đã được đưa vào trong chương trình học của các bậc học. Tuy nhiên, trong chương trình môn Âm nhạc của bậc Tiểu học thì các bài hát dân ca còn chưa nhiều. Do vậy sự hiểu biết của các em học sinh Tiểu học về dân ca chưa thật sự sâu rộng. Mặt khác sự xâm nhập nhanh chóng của những dòng nhạc hiện đại, nhạc giải trí đã khiến cho các em, tuy còn nhưng cũng theo thị hiếu bắt nhập vàít nhiều bị thu hút theo dòng nhạc hiện đại này.
Trong những năm qua, cùng với phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”, trường tôi đã kết hợp với phòng giáo dục và đào tạo Quận đã tổ chức nhiều Hội diễn văn nghệ các cấp, thi tự thiết kế và biểu diễn thời trang các dân tộc, thi biểu diễn văn nghệ giữa các chi đội chào mừng các ngày lễ do nhà trường tổ chức như ngày 20/11, 8/3, 26/3, hội chợ xuân ... Qua đấy lồng ghép các bài hát dân ca những điệu múa dân tộc như múa sạp, múa ô ... được dàn dựng công phu, đặc sắc, mang những nét đặc trưng của từng vùng miền, cũng thông qua hội diễn nhằm phát triển phong trào ca hát nói chung và yêu thích dân ca nói riêng trong các trường Tiểu học. Tuy nhiên , để phong trào đó mãi được duy trì như mục tiêu đã định thì đòi hỏi nhà trường và giáo viên cần phải có những hoạt động thường xuyên hơn, tích cực hơn. Vì vậy, là một giáo viên Âm nhạc, tôi luôn trăn trở và đặt cho mình câu hỏi: Phải làm gì, và làm như thế nào để duy trì và phát triển được phong trào hát dân ca trong trường Tiểu học, học sinh đam mê tìm hiểu, yêu thích học hát các bài dân ca? Từ thực tế học tập của học sinh và qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy, trao đổi với đồng nghiệp cũng như nghiên cứu trên các tài liệu, phương tiện thông tin đại chúng, tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm trao đổi với mong muốn nâng cao định hướng thị hiếu thưởng thức âm nhạc cho học sinh, đồng thời góp phần lưu giữ giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, giúp cho học sinh Tiểu học yêu thích học hát, hát hay, hát đúng các bài dân ca, góp phần bảo tồn và phát huy được những giá trị văn hóa to lớn của dân tộc, thông qua đề tài :
“Một số kinh nghiệm dạy hát dân ca trong chương trình chính khóa và hoạt động tập thể cho học sinh Tiểu học”
2. Thời gian: Từ tháng 9/2019đến tháng 3/2020
3. Đối tượng: Học sinh Tiểu học
4. Phạm vi nghiên cứu: Một số kinh nghiệm dạy hát dân ca trong chương trình chính khóa và hoạt động tập thể cho học sinh Tiểu học.
5. Ứng dụng: Dạy Âm nhạc và hoạt động tập thể trong trường Tiểu học.
1. Cơ sở lý luận:
Học sinh Tiểu học ở lứa tuổi từ 6 đến 11, đây là lứa tuổi rất nhạy cảm với Âm nhạc. Với nhận thức của học sinh Tiểu học thì hát dân ca chiếm vị trí quan trọng trong nghệ thuật âm nhạc. Âm nhạc dân gian giúp các em hướng tới cái “Chân - Thiện - Mỹ”. Việc đưa dân ca vào trường học không chỉ đơn thuần là dạy dân ca, hát dân ca mà quan trọng là giúp học sinh nhận ra được những giá trị to lớn của dân ca, từ đó các em biết trân trọng, yêu quý, biết lưu giữ điệu hồn dân tộc, góp phần giáo dục các em trở thành những người phát triển toàn diện. Ngoài ra, còn giúp các em có tâm hồn phong phú và bớt mệt mỏi sau những giờ học căng thẳng.
Trong chương trình Âm nhạc ở Tiểu học, học hát là nội dung trọng tâm, được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 5, đây cũng là phân môn học sinh yêu thích nhất. Phân môn Học hát có ba dạng bài là: Bài hát thiếu nhi Việt Nam, dân ca và các bài hát nước ngoài. Việc dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu học là rất khó so với dạy các bài hát thiếu nhi trong chương trình sách giáo khoa. Bởi mỗi bài dân ca trong chương trình đều gắn liền với đời sống sinh hoạt, những truyền thống văn hóa tốt đẹp của một vùng, hoặc của đặc thù riêng một dân tộc, có cách nói, cách diễn đạt khác nhau giữa vùng này với vùng khác, hơn nữa đặc điểm riêng biệt của dân ca là sử dụng tiếng hát có luyến, láy rất nhiều. Từ thực tiễn đó đã trở thành động cơ để tôi tìm tòi khám phá, thử nghiệm bằng kinh nghiệm và năng lực nghiệp vụ của mình để tìm ra kinh nghiệm sư phạm, những phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù của dạy hát dân ca, giúp các em nhanh tiếp cận với văn hóa âm nhạc dân gian, nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
2. Thực trạng của vấn đề.
a. Thuận lợi – khó khăn
* Thuận lợi:
Từ nhiều năm nay, Bộ giáo dục đã đưa chương trình dạy dân ca vào các trường học phổ thông từ cấp học Mầm non với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Do vậy, học sinh sớm được làm quen với các bài hát dân ca, nên khi bước sang Tiểu học, nội dung học hát này không còn lạ đối với các em. Theo đó, những điệu hò man mát xa khơi, những tiếng ru vời vợi trưa hè, những bài ca thấm đẫm tình đất, tình người…đã trở nên quen thuộc đối với nhiều học sinh, góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách các em ngay từ nhỏ.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Âm nhạc là ngôn ngữ nghệ thuật âm thanh, mang đặc trưng của nghệ thuật biểu hiện, là ngôn ngữ biểu cảm, tình cảm. Do đó, âm nhạc cũng là một trong những môn học quan trọng giúp cho học sinh hình thành nhân cách, có lối sống lành mạnh, tư tưởng đạo đức đúng đắn, có lý tưởng hoài bão cao xa, tu dưỡng phẩm chất lành mạnh, tư tưởng tình cảm tốt đẹp…Giảng dạy âm nhạc nói chung và dân ca nói riêng cho học sinh Tiểu học, dưới bất kỳ hình thức giáo dục tư tưởng nào cũng cần đến cơ sở là tình cảm, nếu chỉ thuyết giảng suông hoặc truyền thụ lý luận cứng nhắc thì sẽ khó đạt hiệu quả như mong muốn.
Trong kho tàng âm nhạc dân gian của nước ta, dân ca được xem là di sản văn hóa của dân tộc. Ngoài nội dung biểu cảm phong phú, chuyển tải tâm tư tình cảm, có tác động mãnh liệt và sâu sắc đối với nhận thức của con người, giúp cho học sinh thông qua học tập phần nào hiểu rõ hơn về dân ca, nắm được kỹ năng âm nhạc nhất định. Các bài hát dân ca còn có khả năng tác động mạnh mẽ vào tâm tư, tình cảm của học sinh giúp các em phát triển các phẩm chất tư duy, trí tuệ, thể chất, những tình cảm đạo đức tốt đẹp và quan trọng hơn là hình thành ở học sinh ý thức dân tộc và tình yêu với âm nhạc truyền thống. Từ đó học sinh sẽ có ý thức giữ gìn và trân trọng bản sắc văn hóa dân tộc mình. Dạy hát dân ca cho học sinh là nhằm giáo dục cho học sinh những tình cảm tốt đẹp với văn hóa truyền thống. Khi các em được nghe, học hát các bài dân ca đã dần dần hình thành trong học sinh tình cảm yêu thích. Đó cũng là con đường ngắn nhất nhằm bồi dưỡng thị hiếu và tình cảm đạo đức đúng đắn cho học sinh.
Là quốc gia của một cộng đồng với 54 dân tộc anh em chung sống, mỗi dân tộc đều có đặc điểm địa lý, khí hậu, điều kiện, hoàn cảnh sống khác nhau. Điều đó đã sản sinh ra những bài dân ca mang hương sắc riêng, tô điểm thêm cho kho tàng dân ca Việt Nam. Cái hay, cái đẹp, cái tinh túy của dân ca đã được nhân dân ta chắt lọc, gọt giũa, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Dân ca đã gắn bó với cuộc sống con người, đi vào đời sống tinh thần, tham gia vào các sinh hoạt văn hóa, lao động hàng ngày của mỗi người dân lao động.
Ngay từ thuở ấu thơ, mỗi trẻ em trong cộng đồng dân tộc Việt đã được tắm mình trong những âm điệu ngọt ngào, thiết tha của những câu hát ru. Những làn điệu dân ca tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng miền đã làm rung động tâm hồn mỗi người dân Việt. Cho đến ngày nay, những di sản nghệ thuật quý báu ấy vẫn là những nguồn sữa dinh dưỡng để bồi bổ, nuôi dưỡng tâm hồn cho mỗi con người, nhất là trong bối cảnh của thời kì hội nhập và toàn cầu hóa, khi mà sự giao thoa và tiếp biến các giá trị văn hóa nói chung và văn hóa dân gian nói riêng đã tạo nên những trào lưu mới trong xã hội, và cũng tạo nên những ảnh hưởng không ít tới sự hình thành và phát triển những nét tâm lý, tính cách của thế hệ trẻ.
Hát dân ca là một trong những tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam, đã và đang được gìn giữ, phát triển. Đối với giáo dục, các bài hát dân ca đã được đưa vào trong chương trình học của các bậc học. Tuy nhiên, trong chương trình môn Âm nhạc của bậc Tiểu học thì các bài hát dân ca còn chưa nhiều. Do vậy sự hiểu biết của các em học sinh Tiểu học về dân ca chưa thật sự sâu rộng. Mặt khác sự xâm nhập nhanh chóng của những dòng nhạc hiện đại, nhạc giải trí đã khiến cho các em, tuy còn nhưng cũng theo thị hiếu bắt nhập vàít nhiều bị thu hút theo dòng nhạc hiện đại này.
Trong những năm qua, cùng với phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”, trường tôi đã kết hợp với phòng giáo dục và đào tạo Quận đã tổ chức nhiều Hội diễn văn nghệ các cấp, thi tự thiết kế và biểu diễn thời trang các dân tộc, thi biểu diễn văn nghệ giữa các chi đội chào mừng các ngày lễ do nhà trường tổ chức như ngày 20/11, 8/3, 26/3, hội chợ xuân ... Qua đấy lồng ghép các bài hát dân ca những điệu múa dân tộc như múa sạp, múa ô ... được dàn dựng công phu, đặc sắc, mang những nét đặc trưng của từng vùng miền, cũng thông qua hội diễn nhằm phát triển phong trào ca hát nói chung và yêu thích dân ca nói riêng trong các trường Tiểu học. Tuy nhiên , để phong trào đó mãi được duy trì như mục tiêu đã định thì đòi hỏi nhà trường và giáo viên cần phải có những hoạt động thường xuyên hơn, tích cực hơn. Vì vậy, là một giáo viên Âm nhạc, tôi luôn trăn trở và đặt cho mình câu hỏi: Phải làm gì, và làm như thế nào để duy trì và phát triển được phong trào hát dân ca trong trường Tiểu học, học sinh đam mê tìm hiểu, yêu thích học hát các bài dân ca? Từ thực tế học tập của học sinh và qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy, trao đổi với đồng nghiệp cũng như nghiên cứu trên các tài liệu, phương tiện thông tin đại chúng, tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm trao đổi với mong muốn nâng cao định hướng thị hiếu thưởng thức âm nhạc cho học sinh, đồng thời góp phần lưu giữ giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, giúp cho học sinh Tiểu học yêu thích học hát, hát hay, hát đúng các bài dân ca, góp phần bảo tồn và phát huy được những giá trị văn hóa to lớn của dân tộc, thông qua đề tài :
“Một số kinh nghiệm dạy hát dân ca trong chương trình chính khóa và hoạt động tập thể cho học sinh Tiểu học”
2. Thời gian: Từ tháng 9/2019đến tháng 3/2020
3. Đối tượng: Học sinh Tiểu học
4. Phạm vi nghiên cứu: Một số kinh nghiệm dạy hát dân ca trong chương trình chính khóa và hoạt động tập thể cho học sinh Tiểu học.
5. Ứng dụng: Dạy Âm nhạc và hoạt động tập thể trong trường Tiểu học.
PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
Học sinh Tiểu học ở lứa tuổi từ 6 đến 11, đây là lứa tuổi rất nhạy cảm với Âm nhạc. Với nhận thức của học sinh Tiểu học thì hát dân ca chiếm vị trí quan trọng trong nghệ thuật âm nhạc. Âm nhạc dân gian giúp các em hướng tới cái “Chân - Thiện - Mỹ”. Việc đưa dân ca vào trường học không chỉ đơn thuần là dạy dân ca, hát dân ca mà quan trọng là giúp học sinh nhận ra được những giá trị to lớn của dân ca, từ đó các em biết trân trọng, yêu quý, biết lưu giữ điệu hồn dân tộc, góp phần giáo dục các em trở thành những người phát triển toàn diện. Ngoài ra, còn giúp các em có tâm hồn phong phú và bớt mệt mỏi sau những giờ học căng thẳng.
Trong chương trình Âm nhạc ở Tiểu học, học hát là nội dung trọng tâm, được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 5, đây cũng là phân môn học sinh yêu thích nhất. Phân môn Học hát có ba dạng bài là: Bài hát thiếu nhi Việt Nam, dân ca và các bài hát nước ngoài. Việc dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu học là rất khó so với dạy các bài hát thiếu nhi trong chương trình sách giáo khoa. Bởi mỗi bài dân ca trong chương trình đều gắn liền với đời sống sinh hoạt, những truyền thống văn hóa tốt đẹp của một vùng, hoặc của đặc thù riêng một dân tộc, có cách nói, cách diễn đạt khác nhau giữa vùng này với vùng khác, hơn nữa đặc điểm riêng biệt của dân ca là sử dụng tiếng hát có luyến, láy rất nhiều. Từ thực tiễn đó đã trở thành động cơ để tôi tìm tòi khám phá, thử nghiệm bằng kinh nghiệm và năng lực nghiệp vụ của mình để tìm ra kinh nghiệm sư phạm, những phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù của dạy hát dân ca, giúp các em nhanh tiếp cận với văn hóa âm nhạc dân gian, nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
2. Thực trạng của vấn đề.
a. Thuận lợi – khó khăn
* Thuận lợi:
Từ nhiều năm nay, Bộ giáo dục đã đưa chương trình dạy dân ca vào các trường học phổ thông từ cấp học Mầm non với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Do vậy, học sinh sớm được làm quen với các bài hát dân ca, nên khi bước sang Tiểu học, nội dung học hát này không còn lạ đối với các em. Theo đó, những điệu hò man mát xa khơi, những tiếng ru vời vợi trưa hè, những bài ca thấm đẫm tình đất, tình người…đã trở nên quen thuộc đối với nhiều học sinh, góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách các em ngay từ nhỏ.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!