- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm năm 2021-2022 được soạn dưới dạng file word gồm 16 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Xuất phát từ các lý do trên, tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm” để nghiên cứu.
II. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua HĐTN ở trường THCS, sáng kiến đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua HĐTN ở trường THCS.
III. Đối tượng nghiên cứu:
Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua HĐTN ở nhà trường.
Đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua HĐTN ở nhà trường.
V. Phạm vi và thời gian nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường trung học cơ sở.
Thời gian nghiên cứu trong 2 năm học 2019 -2020, 2020-2021.
VI. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc tài liệu, sách báo.
- Phương pháp điều tra: Ra câu hỏi, GV, HS trả lời.
- Phương pháp quan sát: Cách tổ chức, hoạt động của GV và HS qua các hoạt động.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Kết quả một số hoạt động ngoại khóa của nhà trường.
- Phương pháp xử lí số liệu.
Đa số giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm của nhà trường đã phần nào quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua việc giảng dạy theo phương pháp tích hợp vào các môn học tuy nhiên việc giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động trải nghiệm chưa được giáo viên tổ chức một cách thường xuyên và có bài bản. Một số ít giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, khi lên lớp chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức ở sách giáo khoa.
Tôi nhận thấy KNS của học sinh trường THCS nơi tôi công tác hiện nay còn thiếu khá nhiều các kỹ năng cơ bản đặc biệt kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ứng phó với các tình huống khó khăn trong cuộc sống. Nhưng để làm tốt công tác giáo dục KNS cho học sinh nhất là thông qua các HĐTN rất cần sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường. Có như vậy công tác GDKNS cho HS mới đem lại hiệu quả.
Về phía giáo viên, tỉ lệ nhận thức rõ sự cần thiết của việc đưa vào nội dung giáo dục KNS thông qua HĐTN và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được thể hiện trong biểu đồ sau:
2. Thực trạng nhận thức của học sinh và phụ huynh học sinh về giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm ở nhà trường:
Một số học sinh đã có ý thức trong việc rèn và tự rèn kỹ năng sống nhưng còn nhiều học sinh học tập thụ động chủ yếu chỉ nghe và làm theo thầy cô giáo ít sáng tạo nhiều em tính tự giác chưa cao, lười hoạt động.
Học sinh chỉ có kiến thức, khả năng ứng phó với các tình huống trong học tập và cuộc sống kém, tính tự tin ít, tự ti nhiều, thường nóng nảy, gây cổ lẫn nhau. Kỹ năng giao tiếp hạn chế, nhiều em hay nói tục chửi thề.
Nguyên nhân khiến đa phần học sinh khó tiếp cận được các hoạt động kỹ năng thực hành xã hội là do phụ huynh bao bọc con. Đa số phụ huynh cho rằng con em mình chỉ cần học giỏi kiến thức. Phụ huynh học sinh chỉ khuyến khích các con tìm hiểu kiến thức mà quên hướng cho con em mình làm tốt các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội và cách ứng xử trong gia đình. Nhiều gia đình phụ huynh giao tiếp xưng hô chưa chuẩn mực nên các em bắt chước và xưng hô thiếu thiện cảm.
3. Thực trạng nội dung giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm ở nhà trường:
Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý GD, nhà trường xác định rõ mục tiêu và nội dung giáo dục KNS cho HS thông qua HĐTN ở nhà trường dựa vào mục tiêu chung của ngành GD. Cụ thể mục tiêu được xác định: thông qua HĐTN, trang bị cho HS những kiến thức, kỹ năng, các giá trị và thái độ phù hợp. Từ đó hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống thực tiễn và hoạt động hàng ngày. Ngoài ra, tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về đạo đức và trí tuệ, thể chất và tinh thần. Về nội dung, nhà trường chú trọng giáo dục các kỹ năng cơ bản cho học sinh như:
Và qua hoạt động trải nghiệm, nội dung GDKNS cần chú trọng các kỹ năng tiêu biểu: kỹ năng giao triếp, kỹ năng đồng cảm chia sẻ, kỹ năng xử lý các tình huống trong cuộc sống.
Tuy nhiên, thực trạng áp dụng tại nhà trường đã thể hiện được tình hình triển khai các hoạt động giáo dục KNS thông qua trải nghiệm hiện nay vẫn còn chưa đạt được mục tiêu, nội dung giáo dục nói trên. Một số GV có năng lực thiết kế tổ chức các hoạt động tập thể đã xác định đúng mục tiêu giáo dục của nhà trường đồng thời thực hiện khá đều nội dung chương trình GDKNS theo kế hoạch đề ra.
Nhưng bên cạnh đó, còn không ít GVCN xác định đúng mục tiêu nhưng chưa thực hiện đúng và đầy đủ nội dung GDKNS thông qua HĐTN của nhà trường. Lý giải nguyên nhân của thực trạng trên chủ yếu là do thiếu các hướng dẫn cụ thể cũng như các định hướng mang tính bắt buộc của ngành Giáo dục. Các văn bản chủ yếu đều có lưu ý “khuyến khích các HĐTN” song chưa có yêu cầu cụ thể đối với từng bộ môn, từng kỹ năng sống cần phải giáo dục, đào tạo cho học sinh. Đặc biệt trong công tác quản lý của nhà trường từ khâu xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình GDKNS thông qua HĐTN đến khâu kiểm tra đánh giá chưa cụ thể và thường xuyên, chưa có tiêu chí rõ ràng cũng như chưa đề ra quy định về đánh giá thi đua đối với nhiệm vụ giáo dục này.
Theo đó, các HĐTN đã có nhưng chưa lồng ghép được nhiều nội dung giáo dục KNS cho học sinh, chưa phát huy được hiệu quả đối với các hoạt động được triển khai thường niên. Đồng thời, các hoạt động đó được coi là hoạt động tập thể, chưa có những đánh giá, những quy chuẩn cụ thể để đánh giá xếp loại học sinh. Chính vì vậy, chưa thực sự khuyến khích được tất cả học sinh tham gia.
4. Thực trạng hình thức, cách thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở nhà trường:
Về giáo dục KNS thông qua các HĐTN, theo kết quả khảo sát hình thức được tổ chức chủ yếu tại nhà trường gồm trò chơi, hội thi – cuộc thi và sinh hoạt dưới cờ theo chủ điểm…. Các hình thức sinh hoạt theo chủ điểm và sinh hoạt tập thể được tổ chức thường xuyên hơn cả. Các hình thức khác chủ yếu ở mức độ thỉnh thoảng.
5. Thực trạng kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở nhà trường:
Trong những năm học vừa qua, công tác giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường có sự biến chuyển nhất định. Riêng năm 2018-2019, CB, GV nhà trường đã tham gia một số lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ thực hiện hoạt động GDKNS như phòng chống tai nạn thương tích (tai nạn đuối nước), công tác tư vấn tâm lý học đường, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên…
Giáo viên đã nắm vững được các nội dung lồng ghép cho học sinh trong các tiết dạy. Công tác giáo dục kỹ năng sống được chú trọng và triển khai có hiệu quả qua từng năm học. Một số đồng chí giáo viên đã chủ động tham gia các khóa học kỹ năng sống online… để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm cho chính mình.
Bằng hình thức tuyên truyền, thông qua các buổi họp mặt Cha mẹ học sinh, nhà trường, các đồng chí GVCN đã phối hợp hiệu quả với Ban đại diện cha mẹ học sinh và cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Học sinh đã có sự thay đổi tích cực về mặt nhận thức, kỹ năng và thái độ. Từng bước hiểu rõ và thực hiện tương đối tốt các kỹ năng đã được học như: Không phá cây xanh trong sân trường và nơi công cộng; sử dụng điện năng an toàn, tuyên truyền sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, học sinh không hút thuốc lá… Đặc biệt các em đã chủ động hơn trong bày tỏ quan điểm, tự tin thể hiện khả năng của bản thân…
Tuy nhiên, giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường còn một số hạn chế:
- Về phía giáo viên: đa phần giáo viên không có chuyên môn nên nhiều nội dung giáo dục kỹ năng sống không thực hiện được do thiếu chuyên môn, phương pháp.
- Về phía cha mẹ học sinh: một bộ phận cha mẹ học sinh chưa chú trọng đến công tác giáo dục kỹ năng sống cho con em mình.
- Về phía học sinh: một số học sinh còn nhút nhát, chưa tích cực tham gia các hoạt động giáo dục kỹ năng sống của giáo viên và nhà trường
Kết quả GD KNS cho học sinh theo đánh giá chung chưa cao. KNS của nhiều học sinh chưa tốt, nhất là các hiểu biết về thực tế. Sau đây là đánh giá của CBQL, GV và học sinh năm học 2018-2019.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
Xuất phát từ các lý do trên, tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm” để nghiên cứu.
II. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua HĐTN ở trường THCS, sáng kiến đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua HĐTN ở trường THCS.
III. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh của nhà trường trong các năm học 2019 – 2020 và năm học 2020 – 2021.
- IV. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua HĐTN ở nhà trường.
Đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua HĐTN ở nhà trường.
V. Phạm vi và thời gian nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường trung học cơ sở.
Thời gian nghiên cứu trong 2 năm học 2019 -2020, 2020-2021.
VI. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc tài liệu, sách báo.
- Phương pháp điều tra: Ra câu hỏi, GV, HS trả lời.
- Phương pháp quan sát: Cách tổ chức, hoạt động của GV và HS qua các hoạt động.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Kết quả một số hoạt động ngoại khóa của nhà trường.
- Phương pháp xử lí số liệu.
- PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- I. Khảo sát thực tế:
- Thực trạng trước khi nghiên cứu và áp dụng đề tài:
Đa số giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm của nhà trường đã phần nào quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua việc giảng dạy theo phương pháp tích hợp vào các môn học tuy nhiên việc giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động trải nghiệm chưa được giáo viên tổ chức một cách thường xuyên và có bài bản. Một số ít giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, khi lên lớp chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức ở sách giáo khoa.
Tôi nhận thấy KNS của học sinh trường THCS nơi tôi công tác hiện nay còn thiếu khá nhiều các kỹ năng cơ bản đặc biệt kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ứng phó với các tình huống khó khăn trong cuộc sống. Nhưng để làm tốt công tác giáo dục KNS cho học sinh nhất là thông qua các HĐTN rất cần sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường. Có như vậy công tác GDKNS cho HS mới đem lại hiệu quả.
Về phía giáo viên, tỉ lệ nhận thức rõ sự cần thiết của việc đưa vào nội dung giáo dục KNS thông qua HĐTN và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được thể hiện trong biểu đồ sau:
2. Thực trạng nhận thức của học sinh và phụ huynh học sinh về giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm ở nhà trường:
Một số học sinh đã có ý thức trong việc rèn và tự rèn kỹ năng sống nhưng còn nhiều học sinh học tập thụ động chủ yếu chỉ nghe và làm theo thầy cô giáo ít sáng tạo nhiều em tính tự giác chưa cao, lười hoạt động.
Học sinh chỉ có kiến thức, khả năng ứng phó với các tình huống trong học tập và cuộc sống kém, tính tự tin ít, tự ti nhiều, thường nóng nảy, gây cổ lẫn nhau. Kỹ năng giao tiếp hạn chế, nhiều em hay nói tục chửi thề.
Nguyên nhân khiến đa phần học sinh khó tiếp cận được các hoạt động kỹ năng thực hành xã hội là do phụ huynh bao bọc con. Đa số phụ huynh cho rằng con em mình chỉ cần học giỏi kiến thức. Phụ huynh học sinh chỉ khuyến khích các con tìm hiểu kiến thức mà quên hướng cho con em mình làm tốt các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội và cách ứng xử trong gia đình. Nhiều gia đình phụ huynh giao tiếp xưng hô chưa chuẩn mực nên các em bắt chước và xưng hô thiếu thiện cảm.
3. Thực trạng nội dung giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm ở nhà trường:
Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý GD, nhà trường xác định rõ mục tiêu và nội dung giáo dục KNS cho HS thông qua HĐTN ở nhà trường dựa vào mục tiêu chung của ngành GD. Cụ thể mục tiêu được xác định: thông qua HĐTN, trang bị cho HS những kiến thức, kỹ năng, các giá trị và thái độ phù hợp. Từ đó hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống thực tiễn và hoạt động hàng ngày. Ngoài ra, tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về đạo đức và trí tuệ, thể chất và tinh thần. Về nội dung, nhà trường chú trọng giáo dục các kỹ năng cơ bản cho học sinh như:
Và qua hoạt động trải nghiệm, nội dung GDKNS cần chú trọng các kỹ năng tiêu biểu: kỹ năng giao triếp, kỹ năng đồng cảm chia sẻ, kỹ năng xử lý các tình huống trong cuộc sống.
Tuy nhiên, thực trạng áp dụng tại nhà trường đã thể hiện được tình hình triển khai các hoạt động giáo dục KNS thông qua trải nghiệm hiện nay vẫn còn chưa đạt được mục tiêu, nội dung giáo dục nói trên. Một số GV có năng lực thiết kế tổ chức các hoạt động tập thể đã xác định đúng mục tiêu giáo dục của nhà trường đồng thời thực hiện khá đều nội dung chương trình GDKNS theo kế hoạch đề ra.
Nhưng bên cạnh đó, còn không ít GVCN xác định đúng mục tiêu nhưng chưa thực hiện đúng và đầy đủ nội dung GDKNS thông qua HĐTN của nhà trường. Lý giải nguyên nhân của thực trạng trên chủ yếu là do thiếu các hướng dẫn cụ thể cũng như các định hướng mang tính bắt buộc của ngành Giáo dục. Các văn bản chủ yếu đều có lưu ý “khuyến khích các HĐTN” song chưa có yêu cầu cụ thể đối với từng bộ môn, từng kỹ năng sống cần phải giáo dục, đào tạo cho học sinh. Đặc biệt trong công tác quản lý của nhà trường từ khâu xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình GDKNS thông qua HĐTN đến khâu kiểm tra đánh giá chưa cụ thể và thường xuyên, chưa có tiêu chí rõ ràng cũng như chưa đề ra quy định về đánh giá thi đua đối với nhiệm vụ giáo dục này.
Theo đó, các HĐTN đã có nhưng chưa lồng ghép được nhiều nội dung giáo dục KNS cho học sinh, chưa phát huy được hiệu quả đối với các hoạt động được triển khai thường niên. Đồng thời, các hoạt động đó được coi là hoạt động tập thể, chưa có những đánh giá, những quy chuẩn cụ thể để đánh giá xếp loại học sinh. Chính vì vậy, chưa thực sự khuyến khích được tất cả học sinh tham gia.
4. Thực trạng hình thức, cách thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở nhà trường:
Về giáo dục KNS thông qua các HĐTN, theo kết quả khảo sát hình thức được tổ chức chủ yếu tại nhà trường gồm trò chơi, hội thi – cuộc thi và sinh hoạt dưới cờ theo chủ điểm…. Các hình thức sinh hoạt theo chủ điểm và sinh hoạt tập thể được tổ chức thường xuyên hơn cả. Các hình thức khác chủ yếu ở mức độ thỉnh thoảng.
5. Thực trạng kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở nhà trường:
Trong những năm học vừa qua, công tác giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường có sự biến chuyển nhất định. Riêng năm 2018-2019, CB, GV nhà trường đã tham gia một số lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ thực hiện hoạt động GDKNS như phòng chống tai nạn thương tích (tai nạn đuối nước), công tác tư vấn tâm lý học đường, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên…
Giáo viên đã nắm vững được các nội dung lồng ghép cho học sinh trong các tiết dạy. Công tác giáo dục kỹ năng sống được chú trọng và triển khai có hiệu quả qua từng năm học. Một số đồng chí giáo viên đã chủ động tham gia các khóa học kỹ năng sống online… để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm cho chính mình.
Bằng hình thức tuyên truyền, thông qua các buổi họp mặt Cha mẹ học sinh, nhà trường, các đồng chí GVCN đã phối hợp hiệu quả với Ban đại diện cha mẹ học sinh và cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Học sinh đã có sự thay đổi tích cực về mặt nhận thức, kỹ năng và thái độ. Từng bước hiểu rõ và thực hiện tương đối tốt các kỹ năng đã được học như: Không phá cây xanh trong sân trường và nơi công cộng; sử dụng điện năng an toàn, tuyên truyền sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, học sinh không hút thuốc lá… Đặc biệt các em đã chủ động hơn trong bày tỏ quan điểm, tự tin thể hiện khả năng của bản thân…
Tuy nhiên, giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường còn một số hạn chế:
- Về phía giáo viên: đa phần giáo viên không có chuyên môn nên nhiều nội dung giáo dục kỹ năng sống không thực hiện được do thiếu chuyên môn, phương pháp.
- Về phía cha mẹ học sinh: một bộ phận cha mẹ học sinh chưa chú trọng đến công tác giáo dục kỹ năng sống cho con em mình.
- Về phía học sinh: một số học sinh còn nhút nhát, chưa tích cực tham gia các hoạt động giáo dục kỹ năng sống của giáo viên và nhà trường
Kết quả GD KNS cho học sinh theo đánh giá chung chưa cao. KNS của nhiều học sinh chưa tốt, nhất là các hiểu biết về thực tế. Sau đây là đánh giá của CBQL, GV và học sinh năm học 2018-2019.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!