Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CỦA THẦY GIÁO TRONG NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 13 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xưa và nay, không ai còn phủ nhận vai trò quan trọng của thầy, cô giáo trong xã hội. Tuy nhiên “cơ chế thị trường” đang tác động mạnh đến các mối quan hệ có tính chất xã hội ở nhà trường: mối quan hệ giữa học sinh với thầy giáo, giữa học sinh với học sinh, giữa thầy giáo với thầy giáo…Trong đó, mối quan hệ giữa thầy – trò được coi là quan trọng trong giáo dục;đòi hỏi đáp ứng yêu cầu ngày càng caovề phẩm chất và năng lực ở người thầy, cô giáo. Đây là vấn đề mà đội ngũ giáo viên, những người quản lý giáo dục và dư luận luôn quan tâm.
Nghề dạy học đòi hỏi phẩm chất và năng lực rất cao ở người giáo viên. Vì thầy giáo phải dạy học và giáo dục bằng chính nhân cách của mình. Phẩm chất và năng lực là yếu tố vô cùng quan trọng giúp thầy giáo hoạt động có hiệu quả trong giảng dạy và trong giáo dục. Người thầy giáo có phẩm chất và năng lực luôn được đồng nghiệp, phụ huynh tín nhiệm, học sinh kính trọng và có ảnh hưởng đến học sinh. Họ là người có uy tín và ảnh hưởng mạnh đến người khác. Cũng có thể nói uy tín là toàn bộ cuộc sống của người thầy, cô giáo.
Nhiều năm nay, cả nước đang thi đua học tập và làm theo Tấm gương Đạo đức Hồ Chí Minh thì năng lực và phẩm chất của người thầy trong nhà trường hiện nay cần được đặt lên hàng đầu.Mỗi người giáo viên phải biết yêu cầu cao đối với chính mình trong quá trình học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất và năng lực.
II.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Cơ sở lý luận
Hiện nay, không ít giáo viên có những biểu hiện lệch lạc trong dạy học: dạy ở
trường, dạy ở nhà. Họ muốn chứng tỏ năng lực của mình bằng nhiều thủ thuật “ngoại giao, lấy lòng” với phụ huynh, với lãnh đạo… Họ thường tỏ thái độ bực dọc, khó chịu với những học sinh yếu kém, đi học chưa chuyên cần… Họ chưa xây dựng được tình cảm thân thiết với phụ huynh. Họ coi thường trong việc rèn nhân cách của chính mình và phát triển nhân cách cho học sinh. Điều đáng nói là những hiện tượng đó chưa được phê phán đến nơi đến chốn .Do đó nó có ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của nhà trường. Nhân cách của người giáo viên tiểu học bao gồm hệ thống các phẩm chất : năng lực tri thức, kỹ năng đáp ứng nhu cầu của hoạt động dạy và học, giáo dục, tự hoàn thiện và hoạt động xã hội.
Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Khác với các nghề nghiệp khác, nghề thầy giáo đòi hỏi cao ở tính khoa học, tính nghệ thuật và tính sáng tạo.
. Người giáo viên phải hiểu được tâm lý học sinh, để hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Vì thế, lao động sư phạm của giáo viên phải mang tính kế thừa có chọn lọc
. Công tác giáo dục và dạy học và giáo dục đòi hỏi người giáo viên phải khéo ứng xử sư phạm, vận dụng các phương pháp dạy học và giáo dục vào từng tình huống và con người cụ thể. Phải văn minh trong giao tiếp, tác động đến tâm lý học sinh.Do đó phải tiến hành một cách nghệ thuật.
. Mỗi học sinh tiểu học là một nhân cách đang hình thành, khả năng phát triển còn bỏ ngỏ, sự phát triển lại nhanh chóng.Vì vậy lao động của người giáo viên không cho phép rập khuôn, máy móc mà đòi hỏi phải có nội dung phong phú, cách thức tiến hành sáng tạo ở từng tình huống và cá nhân cụ thể.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xưa và nay, không ai còn phủ nhận vai trò quan trọng của thầy, cô giáo trong xã hội. Tuy nhiên “cơ chế thị trường” đang tác động mạnh đến các mối quan hệ có tính chất xã hội ở nhà trường: mối quan hệ giữa học sinh với thầy giáo, giữa học sinh với học sinh, giữa thầy giáo với thầy giáo…Trong đó, mối quan hệ giữa thầy – trò được coi là quan trọng trong giáo dục;đòi hỏi đáp ứng yêu cầu ngày càng caovề phẩm chất và năng lực ở người thầy, cô giáo. Đây là vấn đề mà đội ngũ giáo viên, những người quản lý giáo dục và dư luận luôn quan tâm.
Nghề dạy học đòi hỏi phẩm chất và năng lực rất cao ở người giáo viên. Vì thầy giáo phải dạy học và giáo dục bằng chính nhân cách của mình. Phẩm chất và năng lực là yếu tố vô cùng quan trọng giúp thầy giáo hoạt động có hiệu quả trong giảng dạy và trong giáo dục. Người thầy giáo có phẩm chất và năng lực luôn được đồng nghiệp, phụ huynh tín nhiệm, học sinh kính trọng và có ảnh hưởng đến học sinh. Họ là người có uy tín và ảnh hưởng mạnh đến người khác. Cũng có thể nói uy tín là toàn bộ cuộc sống của người thầy, cô giáo.
Nhiều năm nay, cả nước đang thi đua học tập và làm theo Tấm gương Đạo đức Hồ Chí Minh thì năng lực và phẩm chất của người thầy trong nhà trường hiện nay cần được đặt lên hàng đầu.Mỗi người giáo viên phải biết yêu cầu cao đối với chính mình trong quá trình học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất và năng lực.
II.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Cơ sở lý luận
Hiện nay, không ít giáo viên có những biểu hiện lệch lạc trong dạy học: dạy ở
trường, dạy ở nhà. Họ muốn chứng tỏ năng lực của mình bằng nhiều thủ thuật “ngoại giao, lấy lòng” với phụ huynh, với lãnh đạo… Họ thường tỏ thái độ bực dọc, khó chịu với những học sinh yếu kém, đi học chưa chuyên cần… Họ chưa xây dựng được tình cảm thân thiết với phụ huynh. Họ coi thường trong việc rèn nhân cách của chính mình và phát triển nhân cách cho học sinh. Điều đáng nói là những hiện tượng đó chưa được phê phán đến nơi đến chốn .Do đó nó có ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của nhà trường. Nhân cách của người giáo viên tiểu học bao gồm hệ thống các phẩm chất : năng lực tri thức, kỹ năng đáp ứng nhu cầu của hoạt động dạy và học, giáo dục, tự hoàn thiện và hoạt động xã hội.
Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Khác với các nghề nghiệp khác, nghề thầy giáo đòi hỏi cao ở tính khoa học, tính nghệ thuật và tính sáng tạo.
. Người giáo viên phải hiểu được tâm lý học sinh, để hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Vì thế, lao động sư phạm của giáo viên phải mang tính kế thừa có chọn lọc
. Công tác giáo dục và dạy học và giáo dục đòi hỏi người giáo viên phải khéo ứng xử sư phạm, vận dụng các phương pháp dạy học và giáo dục vào từng tình huống và con người cụ thể. Phải văn minh trong giao tiếp, tác động đến tâm lý học sinh.Do đó phải tiến hành một cách nghệ thuật.
. Mỗi học sinh tiểu học là một nhân cách đang hình thành, khả năng phát triển còn bỏ ngỏ, sự phát triển lại nhanh chóng.Vì vậy lao động của người giáo viên không cho phép rập khuôn, máy móc mà đòi hỏi phải có nội dung phong phú, cách thức tiến hành sáng tạo ở từng tình huống và cá nhân cụ thể.