Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGĂN NGỪA HỌC SINH VI PHẠM “HAI KHÔNG” được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 5 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Lý do chọn đề tài
Trong suốt một thời gian khá dài, ngành Giáo dục quan tâm nhiều đến thành tích, đôi lúc lãng quên đến chất lượng giáo dục, từ đó đã làm cho ý thức học tập của học sinh ngày càng giảm sút, tình trạng học sinh ngồi nhằm lớp, đặc biệt là số lượng học sinh vi phạm nội quy trong trong kiểm tra và thi cử ngày càng nhiều và gia tăng nhanh chóng, gây ra những ảnh hưởng xấu trong phụ huynh, trong học sinh và trong toàn xã hội.
2. Thực trạng ban đầu
Năm học 2008 – 2009 số học sinh trường THPT Duyên Hải bị đưa ra hội đồng kỉ luật là 70 em, trong đó có 47 học sinh vi phạm “hai không” chiếm tỷ lệ 67%. Trong năm học 2009 – 2010, số học sinh vi phạm hai không bị đưa ra hội đồng giáo dục vẫn còn nhiều 20 em, trong số học sinh vi phạm hai không là 12 chiếm tỷ lệ 60%, năm học 2010 – 2011 số học sinh vi phạm hai không đã giảm nhưng vẫn còn cao là 8 trường hợp chiếm tỷ lệ 50%. Nếu cứ theo cái đà nầy không khéo thầy, trò trường THPT Duyên Hải cùng một lúc phá vỡ hai chủ đề của hai năm học là không vi phạm “hai không” và “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế
Học sinh thiếu ý thức trong học tập, ỷ lại, trông chờ vào việc trao đổi, xem tài liệu trong kiểm tra và thi cử.
Giáo viên đôi khi còn lơ là, làm việc riêng hay không chủ ý ngăn ngừa học sinh khi thấy các em có dấu hiệu sử dụng tài liệu trong lúc coi kiểm tra và coi thi, việc phổ biến quy chế thi chưa được coi trọng vì cho rằng đó chỉ là kì thi học kì hay là kiểm tra bình thường.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Các cơ sở khoa học, cơ sở lý luận
Đứng trước chất lượng giáo dục ngày càng suy giảm, ý thức học tập của hoc sinh ngày càng mất dần, tình trạng học sinh ngồi nhằm lớp, đặc biệt là số lượng học sinh vi phạm nội quy trong trong kiểm tra và thi cử ngày càng nhiều và gia tăng nhanh chóng.
Trong những năm gần đây ngành Giáo dục – đào tạo đã có nhiều thay đổi phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, của thời đại. Gắn với mỗi năm học ngành đưa ra một chủ đề cụ thể như: Năm học không vi phạm “hai không”, “Xây dưng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, Năm học “ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập”, “Đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”. Tất cả các chủ đề năm học đã được giáo viên, học sinh và toàn bộ xã hội hưởng ứng nhiệt tình, từng bước khẳng định vị thế của ngành trong việc giáo dục học sinh một cách toàn diện cả về đạo đức và tri thức.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều học sinh chưa ý thức được nhiệm vụ học tập của bản thân, từ đó dễ dẫn đến việc vi phạm nội quy học sinh mà cụ thể là vi phạm hai không.
Vấn đề cấp thiết đặt ra đối với Ban giám hiệu, với giáo viên trường là phải ngăn chặn và giảm tối đa số học sinh vi phạm hai không, một việc tưởng chừng vô cùng khó khăn, nhưng lại rất dễ thực hiện.
2. Quá trình thực hiện giải pháp mới
Trên phương diện là một giáo viên làm nhiệm vụ coi kiểm tra hay coi thi, chắc chắn rằng không ai muốn lập biên bản học sinh vi phạm “hai không” vì ít nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, hạnh kiểm và tình cảm của thầy – trò, gây ra nhiều phiền phức cho giáo viên chủ nhiệm lớp, cho Ban giám hiệu trường và cả đối với phụ huynh học sinh.
1. Lý do chọn đề tài
Trong suốt một thời gian khá dài, ngành Giáo dục quan tâm nhiều đến thành tích, đôi lúc lãng quên đến chất lượng giáo dục, từ đó đã làm cho ý thức học tập của học sinh ngày càng giảm sút, tình trạng học sinh ngồi nhằm lớp, đặc biệt là số lượng học sinh vi phạm nội quy trong trong kiểm tra và thi cử ngày càng nhiều và gia tăng nhanh chóng, gây ra những ảnh hưởng xấu trong phụ huynh, trong học sinh và trong toàn xã hội.
2. Thực trạng ban đầu
Năm học 2008 – 2009 số học sinh trường THPT Duyên Hải bị đưa ra hội đồng kỉ luật là 70 em, trong đó có 47 học sinh vi phạm “hai không” chiếm tỷ lệ 67%. Trong năm học 2009 – 2010, số học sinh vi phạm hai không bị đưa ra hội đồng giáo dục vẫn còn nhiều 20 em, trong số học sinh vi phạm hai không là 12 chiếm tỷ lệ 60%, năm học 2010 – 2011 số học sinh vi phạm hai không đã giảm nhưng vẫn còn cao là 8 trường hợp chiếm tỷ lệ 50%. Nếu cứ theo cái đà nầy không khéo thầy, trò trường THPT Duyên Hải cùng một lúc phá vỡ hai chủ đề của hai năm học là không vi phạm “hai không” và “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế
Học sinh thiếu ý thức trong học tập, ỷ lại, trông chờ vào việc trao đổi, xem tài liệu trong kiểm tra và thi cử.
Giáo viên đôi khi còn lơ là, làm việc riêng hay không chủ ý ngăn ngừa học sinh khi thấy các em có dấu hiệu sử dụng tài liệu trong lúc coi kiểm tra và coi thi, việc phổ biến quy chế thi chưa được coi trọng vì cho rằng đó chỉ là kì thi học kì hay là kiểm tra bình thường.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Các cơ sở khoa học, cơ sở lý luận
Đứng trước chất lượng giáo dục ngày càng suy giảm, ý thức học tập của hoc sinh ngày càng mất dần, tình trạng học sinh ngồi nhằm lớp, đặc biệt là số lượng học sinh vi phạm nội quy trong trong kiểm tra và thi cử ngày càng nhiều và gia tăng nhanh chóng.
Trong những năm gần đây ngành Giáo dục – đào tạo đã có nhiều thay đổi phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, của thời đại. Gắn với mỗi năm học ngành đưa ra một chủ đề cụ thể như: Năm học không vi phạm “hai không”, “Xây dưng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, Năm học “ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập”, “Đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”. Tất cả các chủ đề năm học đã được giáo viên, học sinh và toàn bộ xã hội hưởng ứng nhiệt tình, từng bước khẳng định vị thế của ngành trong việc giáo dục học sinh một cách toàn diện cả về đạo đức và tri thức.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều học sinh chưa ý thức được nhiệm vụ học tập của bản thân, từ đó dễ dẫn đến việc vi phạm nội quy học sinh mà cụ thể là vi phạm hai không.
Vấn đề cấp thiết đặt ra đối với Ban giám hiệu, với giáo viên trường là phải ngăn chặn và giảm tối đa số học sinh vi phạm hai không, một việc tưởng chừng vô cùng khó khăn, nhưng lại rất dễ thực hiện.
2. Quá trình thực hiện giải pháp mới
Trên phương diện là một giáo viên làm nhiệm vụ coi kiểm tra hay coi thi, chắc chắn rằng không ai muốn lập biên bản học sinh vi phạm “hai không” vì ít nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, hạnh kiểm và tình cảm của thầy – trò, gây ra nhiều phiền phức cho giáo viên chủ nhiệm lớp, cho Ban giám hiệu trường và cả đối với phụ huynh học sinh.