- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP GÂY HỨNG THÚ HỌC TIẾNG ANH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUA CÁC BÀI HÁT NGẮN KHỐI TIỂU HỌC được soạn dưới dạng file word gồm 19 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Cơ sở lí luận.................................................................................... Trang 2
Cơ sở thực tiễn................................................................................... Trang 2
Mục đích nghiên cứu.................................................................................. Trang 4
Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. Trang 4
Phương pháp nghiên cứu Trang 5
Phạm vi nghiên cứu ..... Trang 5
Một số vấn đề về cơ sở lí luận.................................................................................... Trang 6
Thực trạng và nguyên nhân................................................................................... Trang 7
Giải pháp thực hiện.................................................................................. Trang 8
Kết quả thực hiện Trang 13
Đảng và Nhà nước ta đã xác định, mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người toàn diện để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước. Trong đó, ngoại ngữ - môn tiếng Anh, là một trong những ngôn ngữ có vai trò như một phương tiện tích cực hỗ trợ hiệu quả nhất cho quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của đất nước.
Vì vậy nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng bộ môn tiếng Anh nói riêng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của sự nghiệp giáo dục hiện nay. Và điều đó được đặc biệt chú trọng hơn cho các đối tượng là học sinh ở bậc tiểu học - người mới bắt đầu tiếp cận với ngoại ngữ. Để thực hiện mục tiêu này cần có hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, của ngành giáo dục, nhất là đội ngũ các thầy cô giáo và sự góp sức của các bậc phụ huynh học sinh .
Hiện nay tình trạng xao lãng việc học, học sinh học đối phó học vẹt mà không biết tự học, học sinh yếu kém khá nhiều. Làm thế nào để khắc phục tình trạng này ? Làm thế nào để thu hút học sinh chú tâm vào việc học là vấn đề đòi hỏi người làm giáo dục, các thầy cô tâm huyết với nghề, hội đồng sư phạm nhà trường quan tâm hàng đầu, luôn nỗ lực đề ra kế hoạch, chương trình, hình thức, cải tiến phương pháp để dạy và học tốt hơn, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Tuy tiếng Anh ở bậc tiểu học hiện nay vẫn chỉ là môn học tự chọn. Song, nó có tính chất khởi đầu quan trọng trong các năm học tiếp theo ở cấp II. Vì thế nó giữ một vai trò không nhỏ trong quá trình học tập của các em. Nó trang bị cho các em vốn từ vựng, ngữ pháp và những mẫu câu tối thiểu, cơ bản, đơn giản nhất xoay quanh những chủ điểm rất gần gũi, được các em yêu thích và quen thuộc, là những chủ điểm giới thiệu bản thân, chủ điểm trường lớp bạn bè, chủ điểm gia đình, và chủ điểm khác (thế giới xung quanh các em). Chính vì thế việc gây hứng thú và củng cố kiến thức cho học sinh là một việc vô cùng quan trọng thường xuyên. Bởi điều này ảnh hưởng rất nhiều đến động cơ học tập của học sinh, một yếu tố tác động cơ bản đến quá trình học một ngôn ngữ: Không có động cơ trẻ sẽ không học - và việc củng cố kiến thức còn làm khắc sâu hơn
những ngữ liệu đã học trong các tiết học một cách có hệ thống, làm nền tảng vững chắc giúp các em học tốt hơn, tự tin hơn trong quá trình học tập sau này.
Có một thực tế là, phần lớn các em học sinh chưa chú tâm và đầu tư cho môn ngoại ngữ, chuẩn bị bài một cách sơ sài, đối phó trong khi các em học rất yếu môn này. Từ đó, một số em có tâm lý chán học bộ môn tiếng Anh. Trong các giờ học, đa số các em thường thụ động, thiếu sự linh hoạt, ngại việc đọc - nói tiếng Anh và ít tham gia phát biểu để tìm hiểu bài học.
Học sinh tiểu học là những trẻ em, mức độ nhận thức của các em còn thấp, chất lượng học tập bộ môn không đồng bộ. Thêm nữa, học sinh ở vùng nông thôn chỉ quen cách học cũ ít đọc thêm sách báo phù hợp lứa tuổi để mở rộng bổ sung, nâng cao kiến thức. Đồng thời đây là những năm đầu làm quen với một ngoại ngữ, trong khi vẫn có một số lượng không nhỏ học sinh còn chưa học tốt tiếng mẹ đẻ của mình.
Hơn nữa Tiếng Anh ở bậc tiểu học chỉ là môn học phụ tự chọn, thế nên bản thân học sinh và ngay cả phụ huynh cũng không quan tâm đến bộ môn này, họ chỉ đầu tư cho con mình học nâng cao môn Toán, Tiếng việt .
Để chất lượng môn học của các em đạt kết quả tốt nhất thì không phải là một chuyện dễ dàng. Vậy làm thế nào để các em hình thành và phát triển kỹ năng học tập toàn diện nhất ? Làm thế nào để các em yêu mến, khắc sâu vốn kiến thức văn hóa nước ngoài ? Bằng hình thức nào giúp học sinh nắm bài vững mà không nhàm chán, phải thật sự lôi cuốn, tạo không khí vui tươi thoải mái trong giờ học, gây hứng thú cho học sinh khi tiếp thu văn hoá nước ngoài mà bản thân các em chưa biết được tí gì.
Với nhiều nguyên nhân thực tế, lẫn khách quan như vậy, bằng nhiều nỗ lực của thầy và trò. Tôi đã sưu tầm, tìm hiểu trên mạng Internet, trong sách báo một số bài hát ngắn có giai điệu vui vẻ, dễ bắt chước và lồng vào đó một số câu, một số từ mà các em đã học để dạy các em vừa hát vui vừa học. Thật bất ngờ, các em rất thích hát và hát rất mạnh dạn, cởi mở hơn, không còn rụt rè nữa, các em cũng tham gia bài học tích cực hơn, trong thời gian gần đây học sinh có nhiều tiến bộ ở môn tiếng anh. Tuy kết quả chưa thật cao nhưng những tiến bộ bước đầu giúp tôi hưng phấn hơn trong công tác. Sau giờ học, một điều thật thú vị là tôi đã bắt gặp các em hát nghêu ngao những bài hát ngắn mà đã được tôi lồng các từ mới vào. Thật vậy, điều đó đã là một thành công.
Vì thế năm học này, tôi quyết định chọn đề tài “ Phương pháp gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học qua các bài hát ngắn” để nghiên cứu. Đây là những kinh nghiệm nhỏ của tôi, tôi đã thực hiện và đã đạt được kết quả rất tốt. Mong rằng những kinh nghiệm này góp phần bổ sung và làm phong phú hơn phương pháp dạy học của các bạn đồng nghiệp.
Mục đích của đề tài nhằm nghiên cứu về thực trạng dạy ngoại ngữ cho học sinh tiểu học và việc học ngoại ngữ của học sinh tiểu học, hứng thú của các em đối với môn học, phương pháp học ngoại ngữ của các em.
Qua đó tìm ra điểm mạnh điểm yếu trong phương pháp học của các em, cũng như trong phương pháp dạy của giáo viên , từ đó đề ra những giải pháp để nâng cao chất lượng môn ngoại ngữ ở bậc tiểu học.
Xuất phát từ mục đích trên, đề tài cần giải quyết những nhiệm vụ
Nghiên cưú cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của việc dạy và học môn
Tiếng Anh ở tiểu học
Thực trạng dạy Tiếng Anh ở tiểu học và nguyên nhân dẫn đến thực
trạng trên.
Điều chỉnh nội dung bài dạy, đề xuất hướng đổi mới phương pháp dạy và học. Nâng cao chất lượng dạy và học bằng hệ thống các bài hát liên quan đến mỗi nội dung bài học
Xác định tính hiệu quả và thực thi của việc gây hứng thú học Tiếng
Anh cho học sinh Tiểu học qua các bài hát ngắn
Đối tượng mà tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này là đối tượng học sinh khối 3 – Trường tiểu học Minh Tân, Thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
Trong đề tài này, tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
Đọc một số sách báo, tài liệu tham khảo, tìm trên mạng Internet các tài liệu liên quan đến việc sử dụng các bài hát Tiếng Anh trong các tiết học.
Phương pháp quan sát điều tra:
Để nghiên cứu đề tài một cách sâu sắc, tôi đã điều tra thực trạng dạy và học Tiếng Anh ở tiểu học, hứng thú của học sinh đối với môn học. Phỏng vấn và dự giờ giáo viên tổ Tiếng Anh, kết hợp với tổ nhóm chuyên môn và ban giám hiệu nhà trường.
Phương pháp dạy học thực nghiệm:
Tôi đã tiến hành dạy các tiết Tiếng Anh có sử dụng các bài hát liên quan
đến nội dung bài học.
Phương pháp tổng kết, đúc rút kinh nghiệm:
Sau mỗi tiết dạy sử dụng hình thức dạy học trong đề tài, tôi thường tổng kết, rút kinh nghiệm riêng từng tiết; tiếp tục có sự thay đổi, đổi mới cho phù hợp ở những tiết học sau. Sau mỗi giai đoạn cũng đều so sánh, tổng kết để rút ra kinh nghiệm chung.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP GÂY HỨNG THÚ HỌC TIẾNG ANH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUA CÁC BÀI HÁT NGẮNMỤC LỤC
PHẦN I: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................................................. Trang 2
PHẦN I: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................................................. Trang 2
Cơ sở lí luận.................................................................................... Trang 2
Cơ sở thực tiễn................................................................................... Trang 2
Mục đích nghiên cứu.................................................................................. Trang 4
Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. Trang 4
Phương pháp nghiên cứu Trang 5
Phạm vi nghiên cứu ..... Trang 5
PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI.............................................................................................. Trang 6
Một số vấn đề về cơ sở lí luận.................................................................................... Trang 6
Thực trạng và nguyên nhân................................................................................... Trang 7
Giải pháp thực hiện.................................................................................. Trang 8
Kết quả thực hiện Trang 13
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................................. Trang 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. Trang 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. Trang 21
PHẦN I
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
CƠ SỞ LÍ LUẬN
Đảng và Nhà nước ta đã xác định, mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người toàn diện để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước. Trong đó, ngoại ngữ - môn tiếng Anh, là một trong những ngôn ngữ có vai trò như một phương tiện tích cực hỗ trợ hiệu quả nhất cho quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của đất nước.
Vì vậy nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng bộ môn tiếng Anh nói riêng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của sự nghiệp giáo dục hiện nay. Và điều đó được đặc biệt chú trọng hơn cho các đối tượng là học sinh ở bậc tiểu học - người mới bắt đầu tiếp cận với ngoại ngữ. Để thực hiện mục tiêu này cần có hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, của ngành giáo dục, nhất là đội ngũ các thầy cô giáo và sự góp sức của các bậc phụ huynh học sinh .
Hiện nay tình trạng xao lãng việc học, học sinh học đối phó học vẹt mà không biết tự học, học sinh yếu kém khá nhiều. Làm thế nào để khắc phục tình trạng này ? Làm thế nào để thu hút học sinh chú tâm vào việc học là vấn đề đòi hỏi người làm giáo dục, các thầy cô tâm huyết với nghề, hội đồng sư phạm nhà trường quan tâm hàng đầu, luôn nỗ lực đề ra kế hoạch, chương trình, hình thức, cải tiến phương pháp để dạy và học tốt hơn, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
CƠ SỞ THỰC TIỄN
Tuy tiếng Anh ở bậc tiểu học hiện nay vẫn chỉ là môn học tự chọn. Song, nó có tính chất khởi đầu quan trọng trong các năm học tiếp theo ở cấp II. Vì thế nó giữ một vai trò không nhỏ trong quá trình học tập của các em. Nó trang bị cho các em vốn từ vựng, ngữ pháp và những mẫu câu tối thiểu, cơ bản, đơn giản nhất xoay quanh những chủ điểm rất gần gũi, được các em yêu thích và quen thuộc, là những chủ điểm giới thiệu bản thân, chủ điểm trường lớp bạn bè, chủ điểm gia đình, và chủ điểm khác (thế giới xung quanh các em). Chính vì thế việc gây hứng thú và củng cố kiến thức cho học sinh là một việc vô cùng quan trọng thường xuyên. Bởi điều này ảnh hưởng rất nhiều đến động cơ học tập của học sinh, một yếu tố tác động cơ bản đến quá trình học một ngôn ngữ: Không có động cơ trẻ sẽ không học - và việc củng cố kiến thức còn làm khắc sâu hơn
những ngữ liệu đã học trong các tiết học một cách có hệ thống, làm nền tảng vững chắc giúp các em học tốt hơn, tự tin hơn trong quá trình học tập sau này.
Có một thực tế là, phần lớn các em học sinh chưa chú tâm và đầu tư cho môn ngoại ngữ, chuẩn bị bài một cách sơ sài, đối phó trong khi các em học rất yếu môn này. Từ đó, một số em có tâm lý chán học bộ môn tiếng Anh. Trong các giờ học, đa số các em thường thụ động, thiếu sự linh hoạt, ngại việc đọc - nói tiếng Anh và ít tham gia phát biểu để tìm hiểu bài học.
Học sinh tiểu học là những trẻ em, mức độ nhận thức của các em còn thấp, chất lượng học tập bộ môn không đồng bộ. Thêm nữa, học sinh ở vùng nông thôn chỉ quen cách học cũ ít đọc thêm sách báo phù hợp lứa tuổi để mở rộng bổ sung, nâng cao kiến thức. Đồng thời đây là những năm đầu làm quen với một ngoại ngữ, trong khi vẫn có một số lượng không nhỏ học sinh còn chưa học tốt tiếng mẹ đẻ của mình.
Hơn nữa Tiếng Anh ở bậc tiểu học chỉ là môn học phụ tự chọn, thế nên bản thân học sinh và ngay cả phụ huynh cũng không quan tâm đến bộ môn này, họ chỉ đầu tư cho con mình học nâng cao môn Toán, Tiếng việt .
Để chất lượng môn học của các em đạt kết quả tốt nhất thì không phải là một chuyện dễ dàng. Vậy làm thế nào để các em hình thành và phát triển kỹ năng học tập toàn diện nhất ? Làm thế nào để các em yêu mến, khắc sâu vốn kiến thức văn hóa nước ngoài ? Bằng hình thức nào giúp học sinh nắm bài vững mà không nhàm chán, phải thật sự lôi cuốn, tạo không khí vui tươi thoải mái trong giờ học, gây hứng thú cho học sinh khi tiếp thu văn hoá nước ngoài mà bản thân các em chưa biết được tí gì.
Với nhiều nguyên nhân thực tế, lẫn khách quan như vậy, bằng nhiều nỗ lực của thầy và trò. Tôi đã sưu tầm, tìm hiểu trên mạng Internet, trong sách báo một số bài hát ngắn có giai điệu vui vẻ, dễ bắt chước và lồng vào đó một số câu, một số từ mà các em đã học để dạy các em vừa hát vui vừa học. Thật bất ngờ, các em rất thích hát và hát rất mạnh dạn, cởi mở hơn, không còn rụt rè nữa, các em cũng tham gia bài học tích cực hơn, trong thời gian gần đây học sinh có nhiều tiến bộ ở môn tiếng anh. Tuy kết quả chưa thật cao nhưng những tiến bộ bước đầu giúp tôi hưng phấn hơn trong công tác. Sau giờ học, một điều thật thú vị là tôi đã bắt gặp các em hát nghêu ngao những bài hát ngắn mà đã được tôi lồng các từ mới vào. Thật vậy, điều đó đã là một thành công.
Vì thế năm học này, tôi quyết định chọn đề tài “ Phương pháp gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học qua các bài hát ngắn” để nghiên cứu. Đây là những kinh nghiệm nhỏ của tôi, tôi đã thực hiện và đã đạt được kết quả rất tốt. Mong rằng những kinh nghiệm này góp phần bổ sung và làm phong phú hơn phương pháp dạy học của các bạn đồng nghiệp.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích của đề tài nhằm nghiên cứu về thực trạng dạy ngoại ngữ cho học sinh tiểu học và việc học ngoại ngữ của học sinh tiểu học, hứng thú của các em đối với môn học, phương pháp học ngoại ngữ của các em.
Qua đó tìm ra điểm mạnh điểm yếu trong phương pháp học của các em, cũng như trong phương pháp dạy của giáo viên , từ đó đề ra những giải pháp để nâng cao chất lượng môn ngoại ngữ ở bậc tiểu học.
sau:
Xuất phát từ mục đích trên, đề tài cần giải quyết những nhiệm vụ
Nghiên cưú cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của việc dạy và học môn
Tiếng Anh ở tiểu học
Thực trạng dạy Tiếng Anh ở tiểu học và nguyên nhân dẫn đến thực
trạng trên.
Điều chỉnh nội dung bài dạy, đề xuất hướng đổi mới phương pháp dạy và học. Nâng cao chất lượng dạy và học bằng hệ thống các bài hát liên quan đến mỗi nội dung bài học
Xác định tính hiệu quả và thực thi của việc gây hứng thú học Tiếng
Anh cho học sinh Tiểu học qua các bài hát ngắn
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng mà tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này là đối tượng học sinh khối 3 – Trường tiểu học Minh Tân, Thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong đề tài này, tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
Đọc một số sách báo, tài liệu tham khảo, tìm trên mạng Internet các tài liệu liên quan đến việc sử dụng các bài hát Tiếng Anh trong các tiết học.
Phương pháp quan sát điều tra:
Để nghiên cứu đề tài một cách sâu sắc, tôi đã điều tra thực trạng dạy và học Tiếng Anh ở tiểu học, hứng thú của học sinh đối với môn học. Phỏng vấn và dự giờ giáo viên tổ Tiếng Anh, kết hợp với tổ nhóm chuyên môn và ban giám hiệu nhà trường.
Phương pháp dạy học thực nghiệm:
Tôi đã tiến hành dạy các tiết Tiếng Anh có sử dụng các bài hát liên quan
đến nội dung bài học.
Phương pháp tổng kết, đúc rút kinh nghiệm:
Sau mỗi tiết dạy sử dụng hình thức dạy học trong đề tài, tôi thường tổng kết, rút kinh nghiệm riêng từng tiết; tiếp tục có sự thay đổi, đổi mới cho phù hợp ở những tiết học sau. Sau mỗi giai đoạn cũng đều so sánh, tổng kết để rút ra kinh nghiệm chung.