- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CÁC CHỦ ĐỀ STEM MÔN VẬT LÍ THCS NĂM 2022-2023 được soạn dưới dạng file word gồm 32 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ảnh hưởng sâu rộng vào mọi mặt đời sống, xã hội, giáo dục cũng không ngoại lệ. Vì thế đòi hỏi giáo viên phải thay đổi phương pháp, học sinh phải thay đổi cách học. Do vậy, vai trò của giáo viên phải chuyển đổi từ “dạy cái gì”, “điều gì” sang dạy cho học sinh “phải làm gì” và “làm như thế nào”. Phương pháp dạy học STEM đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới đó. Hiện nay phương pháp dạy học STEM đang là sự lựa chọn của nhiều nước có nền giáo dục hiện đại vì thông qua quá trình học giúp các em tự lĩnh hội được kiến thức, kĩ năng và có khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề thực tế. Nhưng làm thế nào để vận dụng phương pháp dạy học STEM vào trường THCS của ta để mang lại hiệu quả? Qua thời gian tập huấn, tìm hiểu tôi vận dụng lồng ghép STEM với dạy học truyền thống, xây dựng một số chủ đề dạy học theo điều kiện của nhà trường và đã mang lại hiệu quả khả quan, nên tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài “Phương pháp giảng dạy chủ đề STEM”.
II/ Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là giúp giáo viên có bước cách dạy tổng quát một chủ đề STEM, giúp học sinh không chỉ biết làm ra một sản phẩm STEM mà còn nắm được quy trình từ xác định vấn đề, nêu được kiến thức liên quan, dự kiến cách làm, dự trù vật liệu, thiết kế chế tạo mẫu, trao đổi thảo luận….
III/ Nhiệm vụ nghiên cứu
Qua đề tài “Phương pháp giảng dạy các chủ đề STEM” sẽ giúp học sinh có ý thức tự giác, có tinh thần trách nhiệm, có kĩ năng nhận thức, có cách ứng xử đúng đắn, tích cực với các vấn đề thực tiễn nảy sinh. Biết sử dụng sản phẩm tái chế, Đồng thời sẽ có hành động cụ thể để bảo vệ, cải tạo môi trường, tuyên truyền, vận động mọi người cùng chung tay bảo vệ và cải tạo môi trường trong gia đình, nhà trường và cộng đồng.
Việc dạy học vật lý không những hình thành cho học sinh những tri thức về các hiện tượng vật lý, kỹ năng và kỹ xảo nhất định mà còn phải đảm bảo tối đa sự phát triển trí tuệ, làm cho hoạt động tư duy của học sinh phát triển tích cực, độc lập, sáng tạo. Việc giúp học sinh nắm được cách giải các bài tập thực tế. Thông qua hoạt động STEM giúp rèn luyện kỹ năng tính toán, rèn luyện sự phát triển độc lập, sáng tạo của học sinh.
IV/ Đối tượng viết đề tài
Đề tài “Phương pháp giảng dạy chủ đề STEM” được nghiên cứu và viết dựa vào đặc điểm tâm sinh lí của các đối tượng học sinh các khối lớp 6,7,8,9 THCS và dựa vào hoạt động dạy của thầy và học của học sinh, nội dung chương trình môn học.
V/ Phương pháp nghiên cứu
- Dựa vào thực tế giảng dạy, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm của các đồng nghiệp, thông qua tham khảo sách báo, các thông tin đại chúng.
- Dựa vào công tác điều tra, khảo sát, tham quan, nghiên cứu tình hình môi trường ở địa phương, thảo luận phương án xử lí.
- Dựa vào kinh nghiệm thực tế, các hoạt động thực tiễn, từ đó phân tích, tổng hợp để đưa ra các giải pháp giáo dục STEM.
VI/ Phạm vi và thời gian thực hiên đề tài:
Đề tài được thực hiện ở môn Vật Lí tại trường THCS trong năm học 2022 - 2023
I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN
Vật lí là môn khoa học nghiên cứu về thế giới vô cùng gần gũi với đời sống hằng ngày của con người. Bên cạnh đó, môn Vật lý cũng có mối quan hệ chặt chẽ với các môn học khác như Công nghệ, Hóa học, Toán học,… nên có thể vận dụng kiến thức của các môn học này vào giải thích các hiện tượng, quy luật tự nhiên. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, kiến thức vật lý ngày càng được bổ sung nhiều hơn và ngày càng rút ngắn khoảng cách giữa lí thuyết và ứng dụng. Chính vì thế các chủ đề STEM trong môn Vật lý khá phong phú và đa dạng, từ những chủ đề liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe bản thân, gia đình đến những chủ đề giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường....
Với mục tiêu của việc dạy học là làm sao để học sinh vận dụng được các kiến thức vào thực tiễn nên tôi tiếp cận với các quan điểm dạy học định hướng tích hợp giáo dục STEM.
Khi vận dụng phương pháp này các em sẽ thấy một chỉnh thể của khoa học trong đó Vật lý không tách rời các bộ môn khoa học khác. Qua đó các em có sự thay đổi phần nào trong cảm nhận về các môn KHTN – những bộ môn thường bị cho rằng khô khan và khó học, nặng lý thuyết và không có liên hệ thực tế thì nay trở thành một niềm hấp dẫn mới mẻ, khơi gợi cảm hứng, niềm yêu thích và say mê khoa học với nhiều em học sinh. Và qua việc học theo định hướng STEM, có khá nhiều em học sinh chia sẻ sẽ lựa chọn khoa học là con đường tương lai cho bản thân mình.
Sau đó trên các diễn đàn dạy học tích cực, qua các cuộc tập huấn tôi đã biết đến giáo dục STEM. Tôi đã tìm ra câu trả lời cho những trăn trở của mình nên mạnh dạn áp dụng vào dạy học trong thời gian vừa qua và đã mang lại những tín hiệu đáng mừng. Tôi mạnh dạn trình bày những sáng kiến cũng như kinh nghiệm của bản thân và mong muốn cùng với các đồng nghiệp tạo ra những tiết học lí thú, truyền cảm hứng cho học sinh qua chủ đề cụ thể. Trong đề tài này tôi đề cập đến chủ đề “Chế tạo nam châm điện” thích hợp cho việc thiết kế và tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho học sinh trường THCS hiện nay.
II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN
- Môn Vật lý là một trong những môn khoa học cơ bản, hằng năm thường không chọn để thi tuyển sinh vào THPT nên đa phần các em còn xem nhẹ.
- Bên cạnh những kiến thức gắn liền với thực tế cuộc sống thì vẫn còn nhiều phần mang tính chất hàn lâm, khó học, khó nắm bắt, kiến thức nặng nhiều về lý thuyết. Trong khi đó cơ sở phòng thực hành của các trường đa số thiếu thiết bị thực hành, chi phí cho việc mua các vật mẫu thực hành cao nên HS chưa được trải nghiệm thực hành nhiều mà chủ yếu nắm bắt lý thuyết và quan sát thực hành qua các thí nghiệm ảo do giáo viên thuyết trình. Vì vậy đa số các em không hứng thú với môn học và ít nhận thấy vai trò ứng dụng của vào đời sống. Học sinh không được trải nghiệm thực tế, nên việc đưa kiến thức khoa học trở nên nặng nề.
- Việc tổ chức dạy học theo hướng giáo dục STEM ở các trường hiện nay bắt đầu đang nở rộ nhưng nói chung còn hạn chế, các trường chủ yếu còn giao nhiệm vụ cho tổ nhóm tạo ra 1 sản phẩm STEM chứ chưa mang tính tự giác. Đó cũng là lí do các em học chủ yếu là để đối phó với các kì kiểm tra còn yếu tố đam mê yêu thích rất ít.
- Dạy học gắn với STEM khi nói đến thì ai cũng nói được là có gì đâu: Làm dưa chua, đó là STEM. Làm cái quạt giấy, đó là STEM, làm sữa chua, đó là STEM. Làm một cái hộp, làm cầu bập bênh, làm đèn lồng... đó là STEM. Nhưng dạy STEM như thế nào cho có bài bản để khi dạy tất cả các chủ đề STEM của tất cả các môn ta đều làm như vậy thì không phải ai cũng nói được.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ảnh hưởng sâu rộng vào mọi mặt đời sống, xã hội, giáo dục cũng không ngoại lệ. Vì thế đòi hỏi giáo viên phải thay đổi phương pháp, học sinh phải thay đổi cách học. Do vậy, vai trò của giáo viên phải chuyển đổi từ “dạy cái gì”, “điều gì” sang dạy cho học sinh “phải làm gì” và “làm như thế nào”. Phương pháp dạy học STEM đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới đó. Hiện nay phương pháp dạy học STEM đang là sự lựa chọn của nhiều nước có nền giáo dục hiện đại vì thông qua quá trình học giúp các em tự lĩnh hội được kiến thức, kĩ năng và có khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề thực tế. Nhưng làm thế nào để vận dụng phương pháp dạy học STEM vào trường THCS của ta để mang lại hiệu quả? Qua thời gian tập huấn, tìm hiểu tôi vận dụng lồng ghép STEM với dạy học truyền thống, xây dựng một số chủ đề dạy học theo điều kiện của nhà trường và đã mang lại hiệu quả khả quan, nên tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài “Phương pháp giảng dạy chủ đề STEM”.
II/ Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là giúp giáo viên có bước cách dạy tổng quát một chủ đề STEM, giúp học sinh không chỉ biết làm ra một sản phẩm STEM mà còn nắm được quy trình từ xác định vấn đề, nêu được kiến thức liên quan, dự kiến cách làm, dự trù vật liệu, thiết kế chế tạo mẫu, trao đổi thảo luận….
III/ Nhiệm vụ nghiên cứu
Qua đề tài “Phương pháp giảng dạy các chủ đề STEM” sẽ giúp học sinh có ý thức tự giác, có tinh thần trách nhiệm, có kĩ năng nhận thức, có cách ứng xử đúng đắn, tích cực với các vấn đề thực tiễn nảy sinh. Biết sử dụng sản phẩm tái chế, Đồng thời sẽ có hành động cụ thể để bảo vệ, cải tạo môi trường, tuyên truyền, vận động mọi người cùng chung tay bảo vệ và cải tạo môi trường trong gia đình, nhà trường và cộng đồng.
Việc dạy học vật lý không những hình thành cho học sinh những tri thức về các hiện tượng vật lý, kỹ năng và kỹ xảo nhất định mà còn phải đảm bảo tối đa sự phát triển trí tuệ, làm cho hoạt động tư duy của học sinh phát triển tích cực, độc lập, sáng tạo. Việc giúp học sinh nắm được cách giải các bài tập thực tế. Thông qua hoạt động STEM giúp rèn luyện kỹ năng tính toán, rèn luyện sự phát triển độc lập, sáng tạo của học sinh.
IV/ Đối tượng viết đề tài
Đề tài “Phương pháp giảng dạy chủ đề STEM” được nghiên cứu và viết dựa vào đặc điểm tâm sinh lí của các đối tượng học sinh các khối lớp 6,7,8,9 THCS và dựa vào hoạt động dạy của thầy và học của học sinh, nội dung chương trình môn học.
V/ Phương pháp nghiên cứu
- Dựa vào thực tế giảng dạy, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm của các đồng nghiệp, thông qua tham khảo sách báo, các thông tin đại chúng.
- Dựa vào công tác điều tra, khảo sát, tham quan, nghiên cứu tình hình môi trường ở địa phương, thảo luận phương án xử lí.
- Dựa vào kinh nghiệm thực tế, các hoạt động thực tiễn, từ đó phân tích, tổng hợp để đưa ra các giải pháp giáo dục STEM.
VI/ Phạm vi và thời gian thực hiên đề tài:
Đề tài được thực hiện ở môn Vật Lí tại trường THCS trong năm học 2022 - 2023
B/ NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN
Vật lí là môn khoa học nghiên cứu về thế giới vô cùng gần gũi với đời sống hằng ngày của con người. Bên cạnh đó, môn Vật lý cũng có mối quan hệ chặt chẽ với các môn học khác như Công nghệ, Hóa học, Toán học,… nên có thể vận dụng kiến thức của các môn học này vào giải thích các hiện tượng, quy luật tự nhiên. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, kiến thức vật lý ngày càng được bổ sung nhiều hơn và ngày càng rút ngắn khoảng cách giữa lí thuyết và ứng dụng. Chính vì thế các chủ đề STEM trong môn Vật lý khá phong phú và đa dạng, từ những chủ đề liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe bản thân, gia đình đến những chủ đề giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường....
Với mục tiêu của việc dạy học là làm sao để học sinh vận dụng được các kiến thức vào thực tiễn nên tôi tiếp cận với các quan điểm dạy học định hướng tích hợp giáo dục STEM.
Khi vận dụng phương pháp này các em sẽ thấy một chỉnh thể của khoa học trong đó Vật lý không tách rời các bộ môn khoa học khác. Qua đó các em có sự thay đổi phần nào trong cảm nhận về các môn KHTN – những bộ môn thường bị cho rằng khô khan và khó học, nặng lý thuyết và không có liên hệ thực tế thì nay trở thành một niềm hấp dẫn mới mẻ, khơi gợi cảm hứng, niềm yêu thích và say mê khoa học với nhiều em học sinh. Và qua việc học theo định hướng STEM, có khá nhiều em học sinh chia sẻ sẽ lựa chọn khoa học là con đường tương lai cho bản thân mình.
Sau đó trên các diễn đàn dạy học tích cực, qua các cuộc tập huấn tôi đã biết đến giáo dục STEM. Tôi đã tìm ra câu trả lời cho những trăn trở của mình nên mạnh dạn áp dụng vào dạy học trong thời gian vừa qua và đã mang lại những tín hiệu đáng mừng. Tôi mạnh dạn trình bày những sáng kiến cũng như kinh nghiệm của bản thân và mong muốn cùng với các đồng nghiệp tạo ra những tiết học lí thú, truyền cảm hứng cho học sinh qua chủ đề cụ thể. Trong đề tài này tôi đề cập đến chủ đề “Chế tạo nam châm điện” thích hợp cho việc thiết kế và tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho học sinh trường THCS hiện nay.
II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN
- Môn Vật lý là một trong những môn khoa học cơ bản, hằng năm thường không chọn để thi tuyển sinh vào THPT nên đa phần các em còn xem nhẹ.
- Bên cạnh những kiến thức gắn liền với thực tế cuộc sống thì vẫn còn nhiều phần mang tính chất hàn lâm, khó học, khó nắm bắt, kiến thức nặng nhiều về lý thuyết. Trong khi đó cơ sở phòng thực hành của các trường đa số thiếu thiết bị thực hành, chi phí cho việc mua các vật mẫu thực hành cao nên HS chưa được trải nghiệm thực hành nhiều mà chủ yếu nắm bắt lý thuyết và quan sát thực hành qua các thí nghiệm ảo do giáo viên thuyết trình. Vì vậy đa số các em không hứng thú với môn học và ít nhận thấy vai trò ứng dụng của vào đời sống. Học sinh không được trải nghiệm thực tế, nên việc đưa kiến thức khoa học trở nên nặng nề.
- Việc tổ chức dạy học theo hướng giáo dục STEM ở các trường hiện nay bắt đầu đang nở rộ nhưng nói chung còn hạn chế, các trường chủ yếu còn giao nhiệm vụ cho tổ nhóm tạo ra 1 sản phẩm STEM chứ chưa mang tính tự giác. Đó cũng là lí do các em học chủ yếu là để đối phó với các kì kiểm tra còn yếu tố đam mê yêu thích rất ít.
- Dạy học gắn với STEM khi nói đến thì ai cũng nói được là có gì đâu: Làm dưa chua, đó là STEM. Làm cái quạt giấy, đó là STEM, làm sữa chua, đó là STEM. Làm một cái hộp, làm cầu bập bênh, làm đèn lồng... đó là STEM. Nhưng dạy STEM như thế nào cho có bài bản để khi dạy tất cả các chủ đề STEM của tất cả các môn ta đều làm như vậy thì không phải ai cũng nói được.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!