- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
Sáng kiến kinh nghiệm quản lý thiết bị trường học: “Biện pháp tham mưu xây dựng cơ sở vật chất trong nhà trường” THPT được soạn dưới dạng file word gồm 19 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Tên sáng kiến: “Biện pháp tham mưu xây dựng cơ sở vật chất trong nhà trường”.
Áp dụng: ngày 01/8/2020
Các thông tin cần bảo mật: Không có thông tin bảo mật.
Mô tả các giải pháp cũ thường làm
4.1. Công tác xây dựng kế hoạch
Trên cơ sở thực tế của nhà trường, Hiệu trưởng giao cho bộ phận phụ trách cơ sở vật chất xây dựng kế hoạch cải tạo, bổ sung, xây dựng các hạng mục về cơ sở vật chất (CSVC), kế hoạch huy động phụ huynh tự nguyện tham gia đóng góp kinh phí…
Sau khi xin ý kiến và được sự đồng ý của lãnh đạo các cấp nhà trường đưa vào cuộc họp hội phụ huynh học sinh.
Theo chúng tôi công tác tác mưu xây dựng, đảm bảo CSVC chưa phát huy được ý kiến của tập thể, mới chú trọng ý kiến của lãnh đạo và bộ phận bộ phận phụ trách cơ sở vật chất nhà trường. Việc xác định được các hạng mục ưu tiên trong từng giai đoạn và từng năm học chưa được đánh giá cao.
4.2. Công tác tham mưu với cấp trên
Hiệu trưởng cũng đã chủ động tham mưu với lãnh đạo các cấp về công tác xây dựng CSVC cho nhà trường bằng hình thức văn bản và hình thức trực tiếp gặp gỡ trao đổi phù hợp với xu thế phát triển của xã hội và định hướng lâu dài. Khi đi tham mưu một lần chưa được thì còn mang tâm lí ngại tham mưu tiếp các lần sau.
Theo chúng tôi, công tác tham mưu cần phải kiên trì, thực hiện tham mưu nhiều lần. Lãnh đạo các cấp nếu nắm bắt được thông tin thường xuyên, kịp thời tình hình giáo dục và CSVC của nhà trường thì nắm bắt thực trạng từ đó quan tâm hơn.
4.3. Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và toàn xã hội cùng tham gia xây dựng CSVC trường học
Công tác xã hội hóa giáo dục chủ yếu thực hiện tập trung vận động đối với phụ huynh vào các buổi họp phụ huynh (đặc biệt buổi họp phụ huynh đầu năm học). Nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền để phụ huynh thấy được sự quan tâm đầu tư của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương đối với con em mình. Tuyên truyền giải thích cho phụ huynh hiểu rằng trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng CSVC, trang thiết bị nhà trường.
Theo chúng tôi, nhà trường cần thực hiện tốt hơn việc huy động cộng đồng người đứng ra làm nhiệm vụ xã hội hóa giáo dục, tập thể sư phạm nhà trường là lực lượng nòng cốt trong việc triển khai kế hoạch.
Nhà trường cũng cần quan tâm hơn việc tham gia các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể thao, hoạt động xã hội tại địa phương; chú trọng hơn công tác tham mưu với chính quyền địa phương, các cấp các ngành cùng tham gia tuyên truyền vận động các nhà hảo tâm chung sức chăm lo sự nghiệp giáo dục của đơn vị.
4.4. Công tác tuyên truyền, phối hợp huy động hội cha mẹ học sinh
Ban đại diện cha mẹ học sinh là những nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại trong công việc nên việc lựa chọn Ban đại diện cha mẹ học sinh là bước đầu tiên trước khi tổ chức họp phụ huynh học sinh đầu năm học. Hiệu trưởng đã định hướng cho giáo viên chủ nhiệm của các lớp dự kiến trước những phụ huynh có uy tín có năng lực, có tiếng nói thuyết phục để bầu vào ban đại diện cha mẹ học sinh lớp mình, từ đó bầu Ban chấp hành hội cha mẹ học sinh trường, đó là những người có uy tín, năng lực và có trách nhiệm.
Tổ chức họp phụ huynh đầu năm để báo cáo tóm tắt những kết quả đã đạt được, những việc đã làm được trong năm vừa qua, đề ra kế hoạch phương hướng cụ thể cho năm học mới.
Kêu gọi vận động phụ huynh học sinh bằng tấm lòng hảo tâm hỗ trợ kinh phí xây dựng, mua sắm CSVC trong nhà trường phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và thu nhập của từng cá nhân.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP
VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP
VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: “Biện pháp tham mưu xây dựng cơ sở vật chất trong nhà trường”.
Áp dụng: ngày 01/8/2020
Các thông tin cần bảo mật: Không có thông tin bảo mật.
Mô tả các giải pháp cũ thường làm
4.1. Công tác xây dựng kế hoạch
Trên cơ sở thực tế của nhà trường, Hiệu trưởng giao cho bộ phận phụ trách cơ sở vật chất xây dựng kế hoạch cải tạo, bổ sung, xây dựng các hạng mục về cơ sở vật chất (CSVC), kế hoạch huy động phụ huynh tự nguyện tham gia đóng góp kinh phí…
Sau khi xin ý kiến và được sự đồng ý của lãnh đạo các cấp nhà trường đưa vào cuộc họp hội phụ huynh học sinh.
Theo chúng tôi công tác tác mưu xây dựng, đảm bảo CSVC chưa phát huy được ý kiến của tập thể, mới chú trọng ý kiến của lãnh đạo và bộ phận bộ phận phụ trách cơ sở vật chất nhà trường. Việc xác định được các hạng mục ưu tiên trong từng giai đoạn và từng năm học chưa được đánh giá cao.
4.2. Công tác tham mưu với cấp trên
Hiệu trưởng cũng đã chủ động tham mưu với lãnh đạo các cấp về công tác xây dựng CSVC cho nhà trường bằng hình thức văn bản và hình thức trực tiếp gặp gỡ trao đổi phù hợp với xu thế phát triển của xã hội và định hướng lâu dài. Khi đi tham mưu một lần chưa được thì còn mang tâm lí ngại tham mưu tiếp các lần sau.
Theo chúng tôi, công tác tham mưu cần phải kiên trì, thực hiện tham mưu nhiều lần. Lãnh đạo các cấp nếu nắm bắt được thông tin thường xuyên, kịp thời tình hình giáo dục và CSVC của nhà trường thì nắm bắt thực trạng từ đó quan tâm hơn.
4.3. Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và toàn xã hội cùng tham gia xây dựng CSVC trường học
Công tác xã hội hóa giáo dục chủ yếu thực hiện tập trung vận động đối với phụ huynh vào các buổi họp phụ huynh (đặc biệt buổi họp phụ huynh đầu năm học). Nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền để phụ huynh thấy được sự quan tâm đầu tư của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương đối với con em mình. Tuyên truyền giải thích cho phụ huynh hiểu rằng trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng CSVC, trang thiết bị nhà trường.
Theo chúng tôi, nhà trường cần thực hiện tốt hơn việc huy động cộng đồng người đứng ra làm nhiệm vụ xã hội hóa giáo dục, tập thể sư phạm nhà trường là lực lượng nòng cốt trong việc triển khai kế hoạch.
Nhà trường cũng cần quan tâm hơn việc tham gia các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể thao, hoạt động xã hội tại địa phương; chú trọng hơn công tác tham mưu với chính quyền địa phương, các cấp các ngành cùng tham gia tuyên truyền vận động các nhà hảo tâm chung sức chăm lo sự nghiệp giáo dục của đơn vị.
4.4. Công tác tuyên truyền, phối hợp huy động hội cha mẹ học sinh
Ban đại diện cha mẹ học sinh là những nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại trong công việc nên việc lựa chọn Ban đại diện cha mẹ học sinh là bước đầu tiên trước khi tổ chức họp phụ huynh học sinh đầu năm học. Hiệu trưởng đã định hướng cho giáo viên chủ nhiệm của các lớp dự kiến trước những phụ huynh có uy tín có năng lực, có tiếng nói thuyết phục để bầu vào ban đại diện cha mẹ học sinh lớp mình, từ đó bầu Ban chấp hành hội cha mẹ học sinh trường, đó là những người có uy tín, năng lực và có trách nhiệm.
Tổ chức họp phụ huynh đầu năm để báo cáo tóm tắt những kết quả đã đạt được, những việc đã làm được trong năm vừa qua, đề ra kế hoạch phương hướng cụ thể cho năm học mới.
Kêu gọi vận động phụ huynh học sinh bằng tấm lòng hảo tâm hỗ trợ kinh phí xây dựng, mua sắm CSVC trong nhà trường phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và thu nhập của từng cá nhân.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!