Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
83,158
Điểm
113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “RÈN KĨ NĂNG QUẢN LÍ CẢM XÚC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ ” NĂM 2022-2023 được soạn dưới dạng file word gồm 19 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

I.Lí do chọn đề tài.

Cảm xúc của cá nhân là một động lực cơ bản thôi thúc con người học tập, làm việc. Cảm xúc có thể đem lại cho cá nhân những ý tưởng, những lựa chọn đầy sáng tạo. Cảm xúc có tính hai mặt, một mặt cảm xúc là động lực thúc đẩy cá nhân hoạt đông học tập, làm việc có hiệu quả. Mặt khác nếu không được quản lí và định hướng đúng đắn cảm xúc sẽ làm lệch hướng, thậm chí phá hủy nhận thức và hành động của cá nhân, dẫn đến việc nhận thức và hành động của cá nhân trở nên “mù quáng” và sai lầm. Vì vậy quản lí và định hướng cảm xúc để trở thành động lực tích cực là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo hoạt động học tập và làm việc hiệu quả. Thực tế cho thấy, những người hiểu được cảm xúc của mình, nắm bắt được và làm chủ được chúng, đoán được những cảm xúc của người khác và biết hòa hợp với họ một cách hữu hiệu là những người có lợi thế trong tất cả các lĩnh vực của cuộc đời để thành công và hạnh phúc. Ngược lại, những người không kiểm soát được đời sống cảm xúc của mình sẽ thường xuyên phải chịu những xung đột nội tâm, từ đó năng lực tập trung chú ý và tư duy sẽ bị phá vỡ và điều này chắc chắn có ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động học tập, làm việc cũng như trong cuộc sống của họ.

Đặc biệt là đối với học sinh THCS , bởi đây là độ tuổi mà tâm sinh lý đang có sự thay đổi rõ rệt do sự giao thoa của sự phát triển, sự chuyển giao giữa một đứa trẻ sang một con người dần trưởng thành. Ở độ tuổi này, các em thường có những cảm xúc nông nổi bất chợt, sự mong muốn vươn lên làm người lớn đối nghịch với khả năng của bản thân luôn kiềm hãm hành động của các em và gây ra những cảm xúc khó chịu tiềm ẩn trong các em. Bên cạnh đó, những tác động mang tính cấm cản từ phía gia đình, sự lôi kéo của những nhóm bạn không lành mạnh cũng là nguyên nhân dẫn đến những cảm xúc không tích cực cho các em. Song song đó, việc tiếp xúc với những hình ảnh, clip mang tính bạo lực tràn lan trên mạng xã hội cũng là một trong những nguyên nhân gây nên những cảm xúc và hành vi lệch lạc, tiêu cực ở lứa tuổi học sinh THCS . Bởi vì chính các em cũng không thể nào kiềm chế ngay lúc đó hoặc quản lí nó một cách tốt nhất. Và vì các em học sinh không thể kiểm soát, không quản lí được cảm xúc của bản thân lúc tức giận nên không ít những hậu quả đáng tiếc đã xảy ra như các em sẵn sàng dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn đến mức phải nhập viện thậm chí thiệt mạng. Hay bản thân có những suy nghĩ tiêu cực ngày càng nhiều mà bản thân không biết cách giải tỏa cũng là tác nhân dẫn đến cảm xúc mỗi lúc mỗi leo thang và rồi hành vi hủy hoại bản thân đã diễn ra như rạch tay, rạch chân, uống thuốc ngủ quá liều và kể cả nhảy lầu để tự tử,… Vì vậy, rèn luyện kỹ năng quản lí cảm xúc cho học sinh THCS là một trong những kỹ năng cần thiết và quan trọng nhằm giúp các em hiểu hơn cảm xúc là gì, cảm xúc giận dữ, tuyệt vọng là gì, và làm sao để có cách ứng xử đúng khi cảm xúc giận dữ, nỗi tuyệt vọng đang lấn át mình? Đó chính là lí do tôi chọn đề tài này.

II. Mục đích nghiên cứu.

- Tìm hiểu thực trạng kiểm soát cảm xúc của học sinh lớp 9B trường THCS ..................

- Tìm ra cách thức rèn luyện kĩ năng quản lí cảm xúc cho HS hiệu quả.

- Tạo môi trường học tập an toàn, hạnh phúc.

III. Đối tượng nghiên cứu:

1. Đối tượng nghiên cứu: cách thức rèn luyện kĩ năng quản lí cảm xúc cho học sinh.

2.Đối tượng khảo sát thực nghiệm: học sinh lớp 9B- Trường THCS ..................

IV. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.

1.Phạm vi:
cách kiểm soát cảm xúc cho học sinh

2.Kế hoạch nghiên cứu: 2 năm học (2021-2022, 2022-2023): Bắt đầu từ tháng 9/2021 đến tháng 2/2023.

-Từ tháng 9/2021 đến tháng 10/2021: Chọn nội dung nghiên cứu về cách quản lí cảm xúc ; lập đề cương nghiên cứu.

-Từ tháng 11/2021 đến tháng 2/2023: Tiến hành thực nghiệm sư phạm trên đối tượng nghiên cứu, khảo sát thực nghiệm.

-Cuối tháng 2/2023: Thống kê kết quả, so sánh, phân tích, đối chiếu. Rút ra kết luận khoa học. Viết đề tài nghiên cứu.

V. Phương pháp nghiên cứu.

- Nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu về quản lí cảm xúc.

- Phương pháp quan sát, điều tra thực tế

- Phương pháp đặt vấn đề, giải quyết vấn đề

- Phương pháp thực nghiệm

- Phương pháp thống kê, phân tích số liệu, so sánh, đối chiếu, đánh giá kết quả ,tổng kết kinh nghiệm















PHẦN II: NỘI DUNG

I.Cơ sở lí luận.

1.Kỹ năng quản lý cảm xúc là gì?

Kỹ năng quản lý cảm xúc có thể hiểu đơn giản là cách mà con người nhận ra cảm xúc thật của mình trong tình huống đó và hiểu được ảnh hưởng của loại cảm xúc này với bản thân và người khác. Đồng thời, bản thân có kỹ năng tự điều chỉnh và thể hiện cảm xúc theo một cách phù hợp nhất.


















Kỹ năng quản lý cảm xúc được biết đến với nhiều cái tên khác nhau như trí tuệ cảm xúc, quản trị cảm xúc, xử lý cảm xúc hay làm chủ cảm xúc của mình. Con người biết cách quản lý cảm xúc sẽ giúp giảm căng thẳng trong giao tiếp và thương lượng hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn mang tính xây dựng. Nhìn chung, kỹ năng này cần kết hợp với kỹ năng ứng xử, ứng phó với sự việc và kỹ năng tự nhận thức để có kết quả tốt nhất.






2. Vì sao kỹ năng quản lý cảm xúc lại cần thiết với học sinh?


Quản lý cảm xúc là kỹ năng cần học hỏi ngay từ những năm tháng đầu đời. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tính cách và tâm lý của HS sau này. Biết cách xoa dịu những cảm xúc tiêu cực giúp HS tránh những xung đột thường xảy ra với bạn bè, thầy cô và bố mẹ. Những HS biết cách quản lý cảm xúc của mình luôn nhận được sự yêu mến và tin tưởng từ những người xung quanh.

Cách HS kiểm soát bản thân khỏi những cơn giận dữ giúp HS tránh các cảm xúc tiêu cực và hành vi bốc đồng. Biết cách xoa dịu cảm xúc giúp HS có tâm lý vững vàng đối mặt với mọi tình huống trong cuộc sống hàng ngày.

II. Thực trạng nghiên cứu.

Do ảnh hưởng của học trực tuyến kéo dài cùng với việc các HS tiếp xúc nhiều với các mạng xã hội; áp lực của học hành, thi cử; không có sân chơi cho các con... dẫn đến nhiều HS không kiểm soát được cảm xúc, hành vi của mình, có những biểu hiện tiêu cực trong suy nghĩ và hành động. Một số HS lớp tôi chủ nhiệm không có hứng thú, không có mục tiêu, động lực trong học tập, rèn luyện và dễ nổi cáu khi gặp sự việc bất như ý, xảy ra xô sát giữa các HS với nhau.

Tôi phát phiếu điều tra cho 46 em học sinh lớp 8B –Trường THCS ................. ( năm học 2021-2022) về thực trạng kiểm soát cảm xúc thu được kết quả như sau:

Bảng: Thực trạng kiểm soát cảm xúc của học sinh lớp 8B- Trường THCS .................- Năm học 2021-2022

Các biểu hiện
Kết quả
Số lượng
%
Chống đối lại điều gì đó mà bản thân không thích3882,61
Bị bạn bè tẩy chay12,17
Dễ bị kích động, dễ cáu giận ,dễ bị bốc đồng trước một câu nói châm chọc, mỉa mai, khinh bác...510,87
Hỗn xược, xấc láo00
Thù hận hoặc có hành động ác ý00
Lo sợ, rụt rè, nhút nhát817,39
Dễ khóc, hay khóc, dễ xúc động510,87
Cãi cọ, gây gổ với bạn bè510,87
Dễ chán nản, thất vọng khi gặp thất bại2043,48
Âu sầu, buồn bã613,04
Dễ tự ái, hờn dỗi715,22
Tự cô lập, không chia sẻ với ai12,17
Không có hứng thú học tập3065,22





III. Biện pháp thực hiện

Để giúp các học sinh quản lý cảm xúc hiệu quả cần có sự chung tay giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Sự nhất quán trong cách giáo dục giúp HS tiếp thu dễ dàng và lâu dài hơn. Một số những cách giúp HS quản lý cảm xúc như sau:

1. Đặt ra quy tắc cho HS và đảm bảo tính thống nhất.


Việc đặt ra quy tắc trong gia đình và lớp học là cách tốt nhất giúp HS hình thành những thói quen tốt. Mỗi quy tắc là một điều “bất khả xâm phạm” mà HS cần thực hiện sao cho phù hợp, tránh bị phạt nếu vi phạm quy tắc. Một số quy tắc trong lớp học và gia đình có thể đặt ra như không được nói tục, không được vứt đồ ăn hay không được đánh nhau và có hình phạt thích đáng nếu vi phạm.

Dù tình huống diễn ra trong nhà hay ở trường học thì hình thức kỷ luật khi HS làm sai cần được thống nhất. Hãy cho HS thấy dù ở đâu, lúc nào khi HS làm sai đều có hình phạt thích đáng và chú ý giữ thói quen này lâu dài để giúp HS hiểu được hình thức thưởng phạt của gia đình, nhà trường với hành vi của mình.

2. Giúp HS gọi tên cảm xúc của mình


Dạy HS tên của những cảm xúc như buồn, vui, sợ hãi, tức giận và giải thích một cách cặn kẽ sự khác nhau giữa những cảm xúc này và ý nghĩa của hành động phù hợp. Bố mẹ , thầy cô cần có cách động viên trẻ kiềm chế sự tiêu cực khi giận giữ và cách bộc lộ cảm xúc ở mức vừa phải trong từng hoàn cảnh. Tuy nhiên, trong quá trình hướng dẫn bố mẹ, thầy cô không nên sử dụng ngôn ngữ ra lệnh như “không được buồn!” hay “đừng sợ!”, “không được cáu giận!”…mà hãy tìm cách nói chuyện mềm mại hơn như “ con đang buồn phải không?”, “con đang bực mình điều gì vậy?” “con đang sợ phải không?bố mẹ đang ở bên cạnh con”, “con đang có điều muốn nói phải không?”…



3. Hướng dẫn HS kỹ năng giải quyết tình huống


Nếu HS đang trong một hoàn cảnh mất kiểm soát vậy làm thế nào để có thể bình tĩnh lại?

a.Dừng lại trong vài giây, vài phút.

Yêu cầu HS dừng lại không phản ứng, không suy nghĩ trong vài giây hoặc vài phút để thiết lập cơ chế mới bằng cách thay đổi tư thế, đi ra chỗ khác, hít thở sâu, quan sát hơi thở …


b.Luôn suy nghĩ tích cực. Nói ra hoặc viết ra cảm xúc.


Khi HS ngưng vài giây, vài phút cho cảm xúc lắng xuống chuyển về trạng thái bình thường, bố mẹ hay thầy cô hướng dẫn các con viết ra hoặc nói ra những điều mình suy nghĩ, mình cần giải tỏa, cần hỗ trợ sẽ giúp HS giải tỏa cảm xúc, xoa dịu cơn giận.

Những câu nói tích cực sẽ giúp HS xoa dịu cảm xúc và kiềm chế những cơn giận dữ hàng ngày. Thầy cô có thể dạy HS những câu nói đơn giản mang ý nghĩa tích cực mà con có thể tự nói với bản thân ví dụ như: “Mình có thể làm tốt hơn”, “Mình có thể bình tĩnh lại”, “Mình đã rất cố gắng rồi”, “Mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi”… Hãy hướng HS đến một tình huống cụ thể để con tự có cách giải quyết và thực hành những câu nói kể trên.

c.Lắng nghe, đồng cảm

Sau khi đã kiểm soát được cảm xúc của mình, GV hướng dẫn các con biết lắng nghe, đồng cảm với đối phương, ngẫm, nghĩ tìm nguyên nhân gây ra cảm xúc đó để từ đó đưa ra phương thức giải quyết hợp lí. Điều quan trọng là bố mẹ, thầy cô cần phải rèn cho HS làm chủ cảm xúc của mình theo quy tắc 5N.



1708580873941.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!


 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN--SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “RÈN KĨ NĂNG QUẢN LÍ CẢM XÚC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ ” NĂM...doc
    20.7 MB · Lượt xem: 2
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bai sang kien kinh nghiem cua giao vien mam non giáo an sinh hoạt lớp thcs giáo an sinh hoạt lớp theo chủ đề giáo viên không phải viết sáng kiến kinh nghiệm khiếm thính bẩm sinh khiếm thính có chữa được không mẫu sáng kiến kinh nghiệm tiểu học mới nhất mô tả sáng kiến công tác chủ nhiệm lớp người khiếm thính có nói được không sáng kiến chủ nhiệm sáng kiến chủ nhiệm giỏi sáng kiến chủ nhiệm giỏi lớp 1 sáng kiến chủ nhiệm giỏi lớp 2 sáng kiến chủ nhiệm giỏi lớp 4 sáng kiến chủ nhiệm lớp sáng kiến chủ nhiệm lớp 1 sáng kiến chủ nhiệm lớp 5 sáng kiến công tác chủ nhiệm sáng kiến công tác chủ nhiệm lớp 1 sáng kiến công tác chủ nhiệm lớp 2 sáng kiến công tác chủ nhiệm lớp 3 sáng kiến công tác chủ nhiệm lớp 4 sáng kiến công tác chủ nhiệm lớp 5 sáng kiến công tác văn thư lưu trữ sáng kiến của giáo viên sang kien giao vien sáng kiến giáo viên chủ nhiệm giỏi sáng kiến giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tiểu học sáng kiến giáo viên chủ nhiệm giỏi lớp 1 sáng kiến khiếm thính sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm anh văn tiểu học sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên sáng kiến kinh nghiệm cấp tiểu học sáng kiến kinh nghiệm cho giáo viên tiểu học sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm cấp tiểu học sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm giỏi sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm giỏi cấp thcs sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm giỏi cấp tình sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm giỏi lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 3 violet sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 5 violet sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 7 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 8 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 9 violet sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp tiểu học sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm thcs sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm thcs violet sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm thpt sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm thpt violet sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm tiểu học sáng kiến kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp 8 sáng kiến kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp ở tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm công tác chủ nhiệm tiểu học sáng kiến kinh nghiệm công tác chủ nhiệm violet sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên chủ nhiệm sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên chủ nhiệm thcs sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên chủ nhiệm thpt sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên mầm non sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên thcs sáng kiến kinh nghiệm excel sáng kiến kinh nghiệm giáo viên sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm giỏi sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm giỏi lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm giỏi lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm giỏi lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm giỏi lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm giỏi lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm giỏi thcs sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm giỏi thpt sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm giỏi tiểu học sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm giỏi violet sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm tiểu học sáng kiến kinh nghiệm giáo viên dạy giỏi sáng kiến kinh nghiệm giáo viên dạy nghề sáng kiến kinh nghiệm giáo viên mầm non sáng kiến kinh nghiệm giáo viên thcs sáng kiến kinh nghiệm giáo viên tiếng anh tiểu học sáng kiến kinh nghiệm giáo viên tiểu học sáng kiến kinh nghiệm iso sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 cánh điều sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 đạt giải sáng kiến kinh nghiệm lớp chồi sáng kiến kinh nghiệm lưu trữ hồ sơ sáng kiến kinh nghiệm lưu trữ hồ sơ kế toán sang kien kinh nghiem mam non hay cap tinh sáng kiến kinh nghiệm mẫu giáo bé sáng kiến kinh nghiệm môn the dục tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh thcs thí điểm sáng kiến kinh nghiệm môn tin học tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường mầm non sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng chuyên môn sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục thcs sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng môn toán sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng mũi nhọn sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học sáng kiến kinh nghiệm quản lý chất lượng công trình sáng kiến kinh nghiệm quản lý lớp chủ nhiệm sáng kiến kinh nghiệm sinh hoạt chủ nhiệm sáng kiến kinh nghiệm thcs sáng kiến kinh nghiệm thể dục thcs sáng kiến kinh nghiệm thể dục thpt sáng kiến kinh nghiệm thi giáo viên chủ nhiệm giỏi sáng kiến kinh nghiệm thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tiểu học sáng kiến kinh nghiệm thi giáo viên chủ nhiệm giỏi lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm thi giáo viên chủ nhiệm giỏi lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm thi giáo viên chủ nhiệm giỏi lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm thi giáo viên chủ nhiệm giỏi thcs sáng kiến kinh nghiệm thi giáo viên chủ nhiệm giỏi tiểu học sáng kiến kinh nghiệm thi giáo viên dạy giỏi sáng kiến kinh nghiệm thi giáo viên dạy giỏi tiểu học sáng kiến kinh nghiệm thi giáo viên giỏi sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm giỏi thpt sáng kiến kinh nghiệm thi gvcn giỏi sáng kiến kinh nghiệm thpt sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh thcs sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh thpt sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm tiết sinh hoạt lớp sáng kiến kinh nghiệm tiểu học sáng kiến kinh nghiệm tiểu học 2019 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học 2020 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học 2021 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học hay nhất sáng kiến kinh nghiệm tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm tiểu học theo mẫu mới sáng kiến kinh nghiệm trong công tác dạy nghề sáng kiến kinh nghiệm trong giáo dục mầm non sáng kiến kinh nghiệm trường mầm non sáng kiến kinh nghiệm trường nghề sáng kiến kinh nghiệm văn thư lưu trữ violet sáng kiến kinh nghiệm về chủ nhiệm sáng kiến kinh nghiệm về chủ nhiệm lớp sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm về giáo viên chủ nhiệm sáng kiến kinh nghiệm về giáo viên chủ nhiệm giỏi sáng kiến kinh nghiệm về lưu trữ hồ sơ sáng kiến kinh nghiệm đổi mới giờ sinh hoạt lớp sáng kiến kinh nghiệm đổi mới tiết sinh hoạt lớp sáng kiến lưu trữ sáng kiến lưu trữ hồ sơ sáng kiến lưu trữ hồ sơ kế toán sáng kiến nâng cao chất lượng công tác thi đua khen thưởng sáng kiến nâng cao chất lượng công việc sáng kiến nâng cao chất lượng dịch vụ sáng kiến nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng sáng kiến nâng cao chất lượng giáo dục sáng kiến nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ sáng kiến nâng cao chất lượng thi vào lớp 10 sáng kiến nâng cao chất lượng thi vào lớp 10 môn tiếng anh sáng kiến nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên sáng kiến sinh hoạt lớp sáng kiến thi giáo viên chủ nhiệm giỏi sáng kiến thi giáo viên chủ nhiệm giỏi tiểu học sáng kiến tiết kiệm giấy sáng kiến trong công tác lưu trữ sáng kiến trong công tác lưu trữ hồ sơ sáng kiến trong giáo dục sáng kiến trong văn thư lưu trữ sáng kiến về công tác chủ nhiệm giỏi sáng kiến về lưu trữ sinh hoạt lớp theo chủ đề sinh hoạt lớp theo chuyên đề skkn bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên skkn nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trẻ khiếm thính có những khó khăn gì trường khiếm thính hoa lan violet sáng kiến kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    37,149
    Bài viết
    38,613
    Thành viên
    145,541
    Thành viên mới nhất
    Nguyenvanchi1979
    Top