Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,499
Điểm
113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Rèn kỹ năng hát kết hợp với gõ đệm cho học sinh tiểu học TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 3 được soạn dưới dạng file word gồm 16 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

PHẦN MỞ ĐẦU

I. ĐẶT VẤN ĐỀ :

M​
ục tiêu của giáo dục nước ta hiện nay là hướng tới việc đào tạo những con người phát triển toàn diện về đức, trí, lao, thể, mĩ. Nhằm hướng tới những con người lao động chủ động linh hoạt, sáng tạo, sẵn sàng thích ứng với xã hội đang từng ngày đổi thay.

Ở bậc tiểu học, Bộ Giáo Dục đã quy định dạy đủ 9 môn bắt buộc trong đó môn Âm nhạc là một trong những môn học không thể thiếu trong quá trình giáo dục toàn diện, cân đối hài hoà cho các em học sinh. Bởi vì âm nhạc là nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh thần của mỗi con người nói chung và ở trẻ em nói riêng. Trẻ em tham gia ca hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Từ hình tượng âm nhạc của bài hát, bản nhạc có tác động rất nhiều vào cảm xúc của các em. Từ đó giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc thẩm mĩ, trí tưởng tượng. Thông qua nội dung bài hát các em thêm yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước, yêu truyền thống, bản sắc dân tộc con người Việt Nam. Học sinh tiểu học rất nhạy cảm với âm thanh , nhịp điệu, tiết tấu. Trẻ em thích được hoạt động và tự biểu hiện. Từ việc nghe hát, nghe nhạc, tập hát và biết được một số kiến thức phổ thông về âm nhạc….Tất cả những điều đó sẽ tạo thành một trình độ văn hoá tối thiểu để góp phần cùng các môn học khác giáo dục nhân cách con người.

II. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

Qua thực tế giảng dạy, khi giáo viên giới thiệu các kiểu gõ đệm theo tiết tấu, gõ theo nhịp, gõ theo phách thì các em hiểu rất mơ hồ bởi vì những từ đó rất trừu tượng với lứa tuổi của học sinh tiểu học. Vì thế học sinh rất e ngại khi đứng hát trước đám đông, do sợ mình hát sai, sợ các bạn chê cười. Do vậy làm giảm đi phần nào khả năng biểu hiện năng lực học tập âm nhạc của các em.

Từ những thực tế trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu biện pháp Rèn kỹ năng hát kết hợp với gõ đệm cho học sinh tiểu học từ khối 1 đến khối 3 của trường tiểu học số I Phúc Than, bắt đầu từ năm học 2009 – 2010.



III. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
:

Để tiến hành nghiên cứu, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

Điều tra động cơ học tập bộ môn của học sinh: Quan sát qua các tiết học âm nhạc của từng khối lớp để xác định động cơ học tập của học sinh.

Khảo sát trình độ học sinh: Dựa trên kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm để thống kê số lượng học sinh năng khiếu của từng lớp.

Phương pháp thực nghiệm khoa học: Hướng dẫn học luyện tập thực hành trên cơ sở những kinh nghiệm tôi đã thu thập được.

PHẦN NỘI DUNG

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.

Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, nó khác rất nhiều so với môn học khác, tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối nhưng lại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê thậm chí là một chút cái gọi là “năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào cũng có được. Học Âm nhạc mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học. Thông qua những câu hát, những lời ca, những cử chỉ, những điệu bộ, Âm nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích thích cảm xúc của các em, giúp các em cảm thụ những giai điệu qua từng bài hát, từng câu nhạc.

II. CƠ SỞ THỰC TIỂN:

Qua nhiều năm được phụ trách giảng dạy môn Âm nhạc bản thân tôi nhận thấy rằng học sinh trường tôi còn lúng túng chưa phân biệt được từng cách gõ đệm theo tiết tấu, theo nhịp, theo phách khác nhau như thế nào trong một bài hát. Chính vì điều đó mà các em hát và sử dụng cách gõ đệm còn tuỳ tiện lúc nhanh, lúc chậm dẫn đến việc hát sai giai điệu của bài hát.

Do sự phát triển trí tuệ chưa hoàn chỉnh, tâm lí chưa ổn định nên ở lứa tuổi này các em dễ thuộc nhưng lại rất mau quên. Có thể là tiết trước dạy các em nhưng tiết sau hỏi lại thì các em đã quên, mà trong một tuần chỉ có một tiết Âm nhạc trong 30 đến 35 phút. Vậy làm thế nào mà để giúp học sinh biết cách "gõ đệm" đúng tiết tấu, đúng nhịp, đúng phách khi hát. Mà những điều trên là cơ sở làm nền tảng cho việc hát đúng giai điệu của bài hát. Đó là điều trăn trở của bản thân tôi mỗi khi lên lớp.

Từ những trăn trở trên bản thân tôi luôn tìm tòi , nghiên cứu, tìm ra cách giảng dạy học sinh nắm vững cách gõ đệm theo tiết tấu, gõ theo nhịp, gõ theo phách trong bất cứ bài hát nào. " Vài biện pháp giúp học sinh Tiểu học nắm vững cách gõ đệm theo tiết tấu, theo nhịp, theo phách khi hát". Đó là những kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã tích lũy được qua thực tế giảng dạy Âm nhạc cho học sinh tiểu học trong những năm qua để góp phần mang lại hiệu quả cao trong mỗi giờ lên lớp.

III. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU

1. Điều tra động cơ học tập bộ môn của học sinh.


Dựa vào cơ sở lý luận đã có cùng với thời gian giảng dạy tại trường Tiểu học số I Phúc Than, tôi đã tìm hiểu khả năng học tập bộ môn Âm nhạc của học sinh khối lớp 1, 2 , 3, bằng việc quan sát thực tế các giờ học tôi nhận thấy việc tiếp thu các kiến thức Âm nhạc và sự yêu thích học tập bộ môn chỉ rơi vào một số em gọi là có năng khiếu. Còn lại các em khác chỉ học theo bản năng phải học nên ít có sự sáng tạo trong vận dụng kiến thức.

1670305335175.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPOVN.COM---SKKN TH Go dem lop 1 2 3.doc
    109.5 KB · Lượt xem: 9
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    báo cao sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc sáng kiến âm nhạc mầm non sáng kiến kinh nghiệm 4 5 tuổi âm nhạc violet sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc 3 đến 4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc 4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc 5-6 tuổi sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc 8 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc cho trẻ mầm non sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc cho trẻ nhà trẻ sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 1 violet sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 2 violet sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc mầm non sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc mầm non 3 tuổi sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc mầm non violet sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc nhà trẻ sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc thcs sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học 2018 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học 2020 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc trẻ 24 36 tháng sáng kiến kinh nghiệm cảm thụ âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm giáo dục âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm giáo dục âm nhạc mầm non sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn âm nhạc violet sáng kiến kinh nghiệm mầm non đề tài âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc 3-4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc bậc mầm non sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc bậc tiểu học sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc mầm non sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc thcs sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc thcs 2018 sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc thcs violet sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc tiểu học sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc violet sáng kiến kinh nghiệm nhà trẻ môn âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm về âm nhạc mầm non
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,487
    Bài viết
    37,956
    Thành viên
    141,751
    Thành viên mới nhất
    haquyhhy123
    Top