- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
Sáng kiến kinh nghiệm rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học theo CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 được soạn dưới dạng file word gồm 27 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
- HĐTNST - Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
- HĐNKNGLL - Hoạt động ngoại khoá ngoài giờ lên lớp
- GD&ĐT – Giáo dục và đào tạo
- XHCN – Xã hội chủ nghĩa
- CBGVNV – Cán bộ giáo viên nhân viên
- PHHS – Phụ huynh học sinh
- CSVC – Cơ sở vật chất
- TH&THCS: Tiểu học và Trung học cơ sở
- GV: Giáo viên
- HS: Học sinh
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Mục đích của sáng kiến
Kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại… Kĩ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết mà chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Nhiều nghiên cứu đã cho phép đi đến kết luận là trong các yếu tố quyết định sự thành công của con người, kĩ năng sống đóng góp đến khoảng 85%. Theo UNESCO ba thành tố hợp thành năng lực của con người là: kiến thức, kĩ năng và thái độ. Hai yếu tố sau thuộc về kĩ năng sống, có vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách, bản lĩnh, tính chuyên nghiệp…Thành công chỉ thực sự đến với những người biết thích nghi để làm chủ hoàn cảnh và có khả năng chinh phục hoàn cảnh. Vì vậy, kĩ năng sống sẽ là hành trang không thể thiếu. Biết sống, làm việc và thành đạt là ước mơ không quá xa vời, là khát khao chính đáng của những ai biết trang bị cho mình những kĩ năng sống cần thiết và hữu ích. kĩ năng sống tốt thúc đẩy thay đổi cách nhìn nhận bản thân và thế giới, tạo dựng niềm tin, lòng tự trọng, thái độ tích cực và động lực cho bản thân, tự mình quyết định số phận của mình. kĩ năng sống giúp giải phóng và vận dụng năng lực tiềm tàng trong mỗi con người để hoàn thiện bản thân, tránh suy nghĩ theo lối mòn và hành động theo thói quen trên hành trình biến ước mơ thành hiện thực. Quá trình hội nhập với thế giới đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngoài kiến thức chuyên môn, yêu cầu về các kĩ năng sống ngày càng trở nên quan trọng. Thiếu kĩ năng sống con người dễ hành động tiêu cực, nông nổi. Giáo dục cần trang bị cho người học những kĩ năng thiết yếu như ý thức về bản thân, làm chủ bản thân, đồng cảm, tôn trọng người khác, biết cách hợp tác và giải quyết hợp lý các mâu thuẫn, xung đột. Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại trường.Việc giáo dục kỹ năng sống giữ vai trò rất quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông, đáp ứng luận điểm then chốt của lí luận dạy học hiện đại; “Dạy học hướng vào người học” và “ Học đi đôi với hành”. Hoạt động này giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học đường vào thực tế cuộc sống, từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân. Hoạt động trải nghiệm là một trong những phương pháp dạy học giúp phát triển năng lực cho người học rõ ràng và toàn diện: Rèn luyện và phát triển các năng lực tự hoàn thiện, năng lực tự thích nghi, năng lực tự giao tiếp, ứng xử, năng lực hoạt động chính trị , xã hội, quản lí tổ chức. Hoạt động trải nghiệm là một triết lí về dạy học tích cực, đem lại nhiều lợi ích trong việc nâng cao sự hiểu biết về văn hóa, kiến thức, kỹ năng sống được hình thành từ trải nghiệm của người học có giá trị và ý nghĩa phát triển trí tuệ cho học sinh.
2. Tính mới của sáng kiến
- Việc giáo dục kĩ năng sống mang tính thời sự, đang được các nhà trường tổ chức thực hiện thông qua các hình thức khác nhau.
- Việc giáo dục kĩ năng sống phù hợp với mục tiêu giáo dục của chương trình GDPT 2018, phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
MỤC LỤC
Nội dung | Trang |
Phần 1. MỞ ĐẦU | 3 |
1. Mục đích của sáng kiến. | 3 |
2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của Sáng kiến | 4 |
3. Đóng góp của Sáng kiến để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. | 4 |
Phần 2: NỘI DUNG | 5 |
Chương 1: Thực trạng vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh | 5 |
Chương 2: Những biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh | 8 |
1. Gần gũi và tạo mối thân thiện với học sinh | 8 |
2. Rèn kĩ năng sống hiệu quả qua việc tích hợp vào các môn học và tài liệu giáo dục kĩ năng sống | 9 |
3. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp | 13 |
4. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động của các Câu lạc bộ. | 15 |
5. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động nhân đạo | 16 |
6. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động nhân đạo | 18 |
7. . Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua trải nghiệm các hội thi, cuộc thi | 18 |
8. Động viên, khen thưởng | 20 |
9. Tuyên truyền các bậc cha mẹ thực hiện dạy các em các kĩ năng sống cơ bản | 20 |
Chương 3: Kiểm chứng các giải pháp đã triển khai của Sáng kiến | 21 |
Phần 3: KẾT LUẬN | 22 |
1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của Sáng kiến. | 22 |
2. Hiệu quả thiết thực của Sáng kiến nếu được triển khai áp dụng trong ngành | 23 |
3. Kiến nghị với các cấp quản lý. | 24 |
Phần 4: PHỤ LỤC | 26 |
QUY ƯỚC VIẾT TẮT
- HĐTNST - Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
- HĐNKNGLL - Hoạt động ngoại khoá ngoài giờ lên lớp
- GD&ĐT – Giáo dục và đào tạo
- XHCN – Xã hội chủ nghĩa
- CBGVNV – Cán bộ giáo viên nhân viên
- PHHS – Phụ huynh học sinh
- CSVC – Cơ sở vật chất
- TH&THCS: Tiểu học và Trung học cơ sở
- GV: Giáo viên
- HS: Học sinh
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Mục đích của sáng kiến
Kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại… Kĩ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết mà chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Nhiều nghiên cứu đã cho phép đi đến kết luận là trong các yếu tố quyết định sự thành công của con người, kĩ năng sống đóng góp đến khoảng 85%. Theo UNESCO ba thành tố hợp thành năng lực của con người là: kiến thức, kĩ năng và thái độ. Hai yếu tố sau thuộc về kĩ năng sống, có vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách, bản lĩnh, tính chuyên nghiệp…Thành công chỉ thực sự đến với những người biết thích nghi để làm chủ hoàn cảnh và có khả năng chinh phục hoàn cảnh. Vì vậy, kĩ năng sống sẽ là hành trang không thể thiếu. Biết sống, làm việc và thành đạt là ước mơ không quá xa vời, là khát khao chính đáng của những ai biết trang bị cho mình những kĩ năng sống cần thiết và hữu ích. kĩ năng sống tốt thúc đẩy thay đổi cách nhìn nhận bản thân và thế giới, tạo dựng niềm tin, lòng tự trọng, thái độ tích cực và động lực cho bản thân, tự mình quyết định số phận của mình. kĩ năng sống giúp giải phóng và vận dụng năng lực tiềm tàng trong mỗi con người để hoàn thiện bản thân, tránh suy nghĩ theo lối mòn và hành động theo thói quen trên hành trình biến ước mơ thành hiện thực. Quá trình hội nhập với thế giới đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngoài kiến thức chuyên môn, yêu cầu về các kĩ năng sống ngày càng trở nên quan trọng. Thiếu kĩ năng sống con người dễ hành động tiêu cực, nông nổi. Giáo dục cần trang bị cho người học những kĩ năng thiết yếu như ý thức về bản thân, làm chủ bản thân, đồng cảm, tôn trọng người khác, biết cách hợp tác và giải quyết hợp lý các mâu thuẫn, xung đột. Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại trường.Việc giáo dục kỹ năng sống giữ vai trò rất quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông, đáp ứng luận điểm then chốt của lí luận dạy học hiện đại; “Dạy học hướng vào người học” và “ Học đi đôi với hành”. Hoạt động này giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học đường vào thực tế cuộc sống, từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân. Hoạt động trải nghiệm là một trong những phương pháp dạy học giúp phát triển năng lực cho người học rõ ràng và toàn diện: Rèn luyện và phát triển các năng lực tự hoàn thiện, năng lực tự thích nghi, năng lực tự giao tiếp, ứng xử, năng lực hoạt động chính trị , xã hội, quản lí tổ chức. Hoạt động trải nghiệm là một triết lí về dạy học tích cực, đem lại nhiều lợi ích trong việc nâng cao sự hiểu biết về văn hóa, kiến thức, kỹ năng sống được hình thành từ trải nghiệm của người học có giá trị và ý nghĩa phát triển trí tuệ cho học sinh.
2. Tính mới của sáng kiến
- Việc giáo dục kĩ năng sống mang tính thời sự, đang được các nhà trường tổ chức thực hiện thông qua các hình thức khác nhau.
- Việc giáo dục kĩ năng sống phù hợp với mục tiêu giáo dục của chương trình GDPT 2018, phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!