- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG INFOGRAPHIC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ TĂNG HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN CỦA HỌC SINH THPT được soạn dưới dạng file word gồm 71 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
MỤC LỤC
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA VIỆC SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT 1
1. Cơ sở lý luận 1
1.1. Một số định hướng, yêu cầu đổi mới trong dạy học 1
1.2. Khái quát về infographic 2
2. Cơ sở thực tiễn 6
2.1. Khái quát tình hình sử dụng infographic trong dạy học Ngữ Văn 6
2.2. Thực trạng sử dụng infographic trong dạy học Ngữ Văn tại trường THPT
Gia Viễn B 9
II. GIẢI PHÁP SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN NHẰM TĂNG HỨNG THÚ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP CHO HỌC SINH THPT 11
1. Quy trình thiết kế infographic trong dạy học 11
1.1. Xác định mục đích, yêu cầu thiết kế 11
1.2. Thu thập thông tin, hình ảnh, số liệu 11
1.3. Thiết kế/ lựa chọn bố cục infographic 11
1.4. Kiểm tra và sửa chữa 12
1.5.Công bố và sử dụng vào các nhiệm vụ học tập............................................... 12
2. Các công cụ để thiết kế infographic 12
3. Đề xuất những hình thức sử dụng infographic trong dạy học Ngữ Văn 12
3.1 Sử dụng infographic cho những mục tiêu dạy học định hướng phát triển năng lực người học 13
3.1.1. Mục tiêu phát triển năng lực ngôn ngữ 13
3.1.2. Mục tiêu phát triển năng lực thẩm mĩ cho người học. 15
3.1.3. Mục tiêu phát triển năng lực tự học. 16
3.1.4. Mục tiêu phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin 17
3.2.Sử dụng infographic trong các hoạt động của tiến trình bài học 18
3.2.1. Hoạt động khởi động bài học 18
3.2.2. Hoạt động hình thành kiến thức 21
3.2.3. Hoạt động luyện tập 29
3.2.4. Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng 47
3.3. Sử dụng infographic cho mô hình dạy học dự án 53
3.4. Sử dụng infographic cho hoạt động kiểm tra đánh giá 59
3.5. Sử dụng infographic trong các hoạt động ngoại khóa 68
III. TÍNH MỚI, TÍNH SÁNG TẠO CỦA GIẢI PHÁP 69
IV. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 70
1. Về việc nâng cao hiệu quả học tập môn Ngữ Văn của học sinh 70
2. Về việc tăng hứng thú học tập môn Ngữ Văn của học sinh 72
V. ĐIỀU KIỆN, KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 74
1. Điều kiện cần thiết để áp dụng biện pháp 74
2. Khả năng áp dụng biện pháp.............................................................................75
PHẦN PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
NỘI DUNG SÁNG KIẾN
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA VIỆC SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT
1. Cơ sở lý luận
1.1. Một số định hướng, yêu cầu đổi mới trong dạy học
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. …”.
Chỉ thị số 666/CT-BGDĐT ngày 24/8/2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2020-2021 của ngành Giáo dục nêu rõ: “tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, kiểm tra đánh giá, trong quản lý giáo dục và quản trị nhà trường; đẩy mạnh dạy học trực tuyến; phát triển kho học liệu số toàn ngành”.
Chỉ thị số 12/ CT - UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về nhiệm vụ trọng tâm công tác Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình năm học 2020 - 2021 cũng chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo: “tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý hồ sơ chuyên môn, quản lý kết quả học tập và rèn luyện của học sinh. Chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động giáo dục, củng cố nâng cao chất lượng dạy học”.
Cùng với những chủ trương, chỉ đạo tích cực đó, chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp HS hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kì vọng. Quan điểm này được thể hiện nhất quán ở nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục của các môn học. Để đạt được những mục tiêu đó, việc sử dụng những phương tiện dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin là việc vô cùng cần thiết, nhất là với môn Ngữ Văn - môn học gần đây học sinh ít ‘‘mặn mà”.
1.2. Khái quát về infographic
Infographic dạng sơ khai có thể được xem là được hình thành từ sớm, khi
con người biết dùng hình vẽ để biểu đạt các thông tin. Tuy nhiên, khái niệm
infographic thì lại ra đời khá muộn. Có thể nói, đến cuối thế kỷ XX, Richar Saul
Wurma – người sáng lập chương trình TED Talks – đã đề xuất từ “infographic” như một thuật ngữ chính thức được sử dụng trong lĩnh vực báo chí. The Sunday Times là tờ báo đầu tiên áp dụng infographic vào năm 1970. Theo thời gian, infographic không chỉ xuất hiện trên giấy mà phát triển trên cả các phương tiện truyền thông.
Nhờ các phần mềm đồ họa hiện đại, infographic ngày càng hấp dẫn, sáng tạo và nhanh chóng phổ biến trong mọi lĩnh vực. Infographic phát triển dưới nhiều dạng khác nhau. Hiện nay infographic được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực báo chí nhằm đáp ứng nhu cầu tổng hợp tin tức nhanh của những độc giả thời hiện đại. Như vậy, có thể thấy, infographic đang dần trở nên gần gũi và thông dụng hơn trong cuộc sống.
* Khái niệm infographic
Hiện nay, có nhiều định nghĩa infographic khác nhau. Infographic là từ ghép của “Information” (thông tin) và “graphic” (đồ họa). Theo Wikipedia, “Information graphics hoặc infographics là hình thức đồ họa trực quan sử dụng hình ảnh để trình bày thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức; thể hiện những thông tin phức tạp một cách nhanh và rõ ràng”. Hiểu một cách đơn giản, infographic là những thiết kế đồ họa chứa đựng thông tin, được trình bày bằng phương tiện hình ảnh. Thay vì trình bày thông tin 1 cách khô khan, cứng nhắc như trước đây, hiện nay, với Infographic, chúng ta có điều kiến kết hợp thông tin ngắn gọn, hình ảnh minh họa với những màu sắc sinh động, bắt mắt.
MỤC LỤC
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA VIỆC SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT 1
1. Cơ sở lý luận 1
1.1. Một số định hướng, yêu cầu đổi mới trong dạy học 1
1.2. Khái quát về infographic 2
2. Cơ sở thực tiễn 6
2.1. Khái quát tình hình sử dụng infographic trong dạy học Ngữ Văn 6
2.2. Thực trạng sử dụng infographic trong dạy học Ngữ Văn tại trường THPT
Gia Viễn B 9
II. GIẢI PHÁP SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN NHẰM TĂNG HỨNG THÚ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP CHO HỌC SINH THPT 11
1. Quy trình thiết kế infographic trong dạy học 11
1.1. Xác định mục đích, yêu cầu thiết kế 11
1.2. Thu thập thông tin, hình ảnh, số liệu 11
1.3. Thiết kế/ lựa chọn bố cục infographic 11
1.4. Kiểm tra và sửa chữa 12
1.5.Công bố và sử dụng vào các nhiệm vụ học tập............................................... 12
2. Các công cụ để thiết kế infographic 12
3. Đề xuất những hình thức sử dụng infographic trong dạy học Ngữ Văn 12
3.1 Sử dụng infographic cho những mục tiêu dạy học định hướng phát triển năng lực người học 13
3.1.1. Mục tiêu phát triển năng lực ngôn ngữ 13
3.1.2. Mục tiêu phát triển năng lực thẩm mĩ cho người học. 15
3.1.3. Mục tiêu phát triển năng lực tự học. 16
3.1.4. Mục tiêu phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin 17
3.2.Sử dụng infographic trong các hoạt động của tiến trình bài học 18
3.2.1. Hoạt động khởi động bài học 18
3.2.2. Hoạt động hình thành kiến thức 21
3.2.3. Hoạt động luyện tập 29
3.2.4. Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng 47
3.3. Sử dụng infographic cho mô hình dạy học dự án 53
3.4. Sử dụng infographic cho hoạt động kiểm tra đánh giá 59
3.5. Sử dụng infographic trong các hoạt động ngoại khóa 68
III. TÍNH MỚI, TÍNH SÁNG TẠO CỦA GIẢI PHÁP 69
IV. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 70
1. Về việc nâng cao hiệu quả học tập môn Ngữ Văn của học sinh 70
2. Về việc tăng hứng thú học tập môn Ngữ Văn của học sinh 72
V. ĐIỀU KIỆN, KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 74
1. Điều kiện cần thiết để áp dụng biện pháp 74
2. Khả năng áp dụng biện pháp.............................................................................75
PHẦN PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
NỘI DUNG SÁNG KIẾN
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA VIỆC SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT
1. Cơ sở lý luận
1.1. Một số định hướng, yêu cầu đổi mới trong dạy học
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. …”.
Chỉ thị số 666/CT-BGDĐT ngày 24/8/2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2020-2021 của ngành Giáo dục nêu rõ: “tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, kiểm tra đánh giá, trong quản lý giáo dục và quản trị nhà trường; đẩy mạnh dạy học trực tuyến; phát triển kho học liệu số toàn ngành”.
Chỉ thị số 12/ CT - UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về nhiệm vụ trọng tâm công tác Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình năm học 2020 - 2021 cũng chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo: “tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý hồ sơ chuyên môn, quản lý kết quả học tập và rèn luyện của học sinh. Chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động giáo dục, củng cố nâng cao chất lượng dạy học”.
Cùng với những chủ trương, chỉ đạo tích cực đó, chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp HS hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kì vọng. Quan điểm này được thể hiện nhất quán ở nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục của các môn học. Để đạt được những mục tiêu đó, việc sử dụng những phương tiện dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin là việc vô cùng cần thiết, nhất là với môn Ngữ Văn - môn học gần đây học sinh ít ‘‘mặn mà”.
1.2. Khái quát về infographic
Infographic dạng sơ khai có thể được xem là được hình thành từ sớm, khi
con người biết dùng hình vẽ để biểu đạt các thông tin. Tuy nhiên, khái niệm
infographic thì lại ra đời khá muộn. Có thể nói, đến cuối thế kỷ XX, Richar Saul
Wurma – người sáng lập chương trình TED Talks – đã đề xuất từ “infographic” như một thuật ngữ chính thức được sử dụng trong lĩnh vực báo chí. The Sunday Times là tờ báo đầu tiên áp dụng infographic vào năm 1970. Theo thời gian, infographic không chỉ xuất hiện trên giấy mà phát triển trên cả các phương tiện truyền thông.
Nhờ các phần mềm đồ họa hiện đại, infographic ngày càng hấp dẫn, sáng tạo và nhanh chóng phổ biến trong mọi lĩnh vực. Infographic phát triển dưới nhiều dạng khác nhau. Hiện nay infographic được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực báo chí nhằm đáp ứng nhu cầu tổng hợp tin tức nhanh của những độc giả thời hiện đại. Như vậy, có thể thấy, infographic đang dần trở nên gần gũi và thông dụng hơn trong cuộc sống.
* Khái niệm infographic
Hiện nay, có nhiều định nghĩa infographic khác nhau. Infographic là từ ghép của “Information” (thông tin) và “graphic” (đồ họa). Theo Wikipedia, “Information graphics hoặc infographics là hình thức đồ họa trực quan sử dụng hình ảnh để trình bày thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức; thể hiện những thông tin phức tạp một cách nhanh và rõ ràng”. Hiểu một cách đơn giản, infographic là những thiết kế đồ họa chứa đựng thông tin, được trình bày bằng phương tiện hình ảnh. Thay vì trình bày thông tin 1 cách khô khan, cứng nhắc như trước đây, hiện nay, với Infographic, chúng ta có điều kiến kết hợp thông tin ngắn gọn, hình ảnh minh họa với những màu sắc sinh động, bắt mắt.