MÔN KHOA HỌC

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
85,989
Điểm
113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Khoa học lớp 4-5 LINK DRIVE được soạn dưới dạng file word gồm 23 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ


Hiện nay, ở các bậc học nói chung và bậc tiểu học nói riêng đang thực hiện đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học được nghị quyết Trung ương lần 2 Ban chấp hành trung ương khóa VIII khẳng định: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến, các phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình dạy học đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh”.

Theo định hướng trên, nhiều phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại trên thế giới như: “phương pháp tự phát hiện tri thức”, “phương pháp dạy học tích cực”, “phương pháp cùng tham gia”, “phương pháp tương tác”, và gần đây là “phương pháp bàn tay nặn bột” từng bước được vận dụng vào quá trình dạy học ở Tiểu học - bậc học được coi là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân.

Khoa học là môn học chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống các môn học ở Tiểu học. Đây là môn học tích hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học thực nghiệm như: Vật lí, hóa học, sinh học. Vì vậy, môn học này có nhiều thuận lợi để vận dụng các phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại vào quá trình dạy học từ đó bước đầu hình thành cho học sinh phương pháp học tập mang tính chất tìm tòi nghiên cứu, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo.

Thực tiễn dạy môn khoa học ở trường Tiểu học cho thấy, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học. Các phương pháp dạy học truyền thống vẫn chiếm ưu thế, học sinh học tập còn thụ động. Các thí nghiệm khoa học trong bài còn mang tính chất minh họa. Giáo viên còn tự mình trình bày, biểu diễn các thí nghiệm thực hành để minh họa cho kiến thức bài học mà ít tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động này để các em chiếm lĩnh tri thức khoa học một cách chủ động, thỏa mãn được nhu cầu tìm tòi, ham muốn khám phá và say mê khoa học của học sinh Tiểu học. Vì vậy các giờ học còn mang tính áp đặt, kiến thức mà học sinh chiếm lĩnh trong giờ học chưa cao, học sinh ít được tham gia vào các hoạt động để tự tìm tòi và phát hiện tri thức.

Việc vận dụng những phương pháp tiên tiến vào quá trình dạy học ở tiểu học nói chung, môn khoa học nói riêng là vấn đề quan trọng để hình thành cho học sinh những phương pháp học tập độc lập, sáng tạo, qua đó để nâng cao chất lượng dạy học. Một trong những phương pháp có nhiều ưu điểm, đáp ứng được mục tiêu trên và có thể vận dụng tốt vào quá trình dạy học môn khoa học ở tiểu học là phương pháp “Bàn tay nặn bột”. Trong những năm gần đây, phương pháp “Bàn tay nặn bột” bước đầu được thử nghiệm vào quá trình dạy học môn khoa học ở một số trường tiểu học Việt Nam. Việc nghiên cứu áp dụng phương pháp này vào quá trình dạy học sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường tiểu học Việt Nam nói chung và các trường tiểu học trong huyện Nghi Lộc nói riêng là vấn đề hết sức cần thiết để góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Có như vậy mới hình thành được cho học sinh phương pháp học tập đúng đắn, giúp các em thực sự trở thành “ chủ thể” tìm kiếm tri thức.

Từ việc xác định vai trò, vị trí nội dung dạy học môn khoa học cũng như băn khoăn về việc áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học, tôi đã chọn đề tài “Sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Khoa học lớp 4-5” để nghiên cứu nhằm góp phần tìm ra các biện pháp khắc phục khó khăn cho bản thân, đồng nghiệp cũng như học sinh lớp 4,5 giúp các em tự tìm kiến kiến thức phù hợp góp phần nâng cao chất lượng môn khoa học ở tiểu học.







PHẦN II: NỘI DUNG

I. THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC Ở TIỂU HỌC.

1. Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học của giáo viên trong môn Khoa học.


Qua tìm hiểu, tôi thấy rằng giáo viên chưa nắm vững về mặt lý luận của các phương pháp dạy học mới. Nhưng cũng không ít giáo viên nắm chắc về mặt lý luận các phương pháp dạy học mới nhưng họ ngại sử dụng vì phải chuẩn bị công phu cả đồ dùng dạy học lẫn thiết kế bài dạy, mất nhiều thời gian. Mặt khác, do đồ dùng thí nghiệm, tài liệu phục vụ cho môn Khoa học ở một số trường chưa đáp ứng yêu cầu nên cũng phần nào gây khó khăn cho giáo viên khi lựa chọn phương pháp dạy học. Có chăng giáo viên nào sử dụng các phương pháp dạy học tích cực cũng chỉ là đối phó với những giờ dạy thao giảng hoặc ban giám hiệu dự giờ mà thôi. Hầu hết đều sử dụng lối dạy : Cho học sinh đọc bài, tìm hiểu trả lời câu hỏi, cuối cùng là đọc mục « Bạn cần biết ».

2. Sự hiểu biết về phương pháp “Bàn tay nặn bột” của giáo viên ở một số trường Tiểu học.

Phương pháp “ Bàn tay nặn bột” ra đời từ lâu và nhiều nước trên thế giới đã đưa vào áp dụng trong quá trình dạy học. Ở Việt Nam, phương pháp này cũng đã và đang được vận dụng thực tế vào các trường tiểu học, đi đầu là Thành phố Đà Nẵng. Ở Nghệ An, Phòng giáo dục Nghi Lộc cũng đã triển khai tập huấn cho cán bộ cốt cán, cán bộ quản lí và tổ trưởng chuyên môn ở các nhà trường vào ngày 8/10/2013. Tuy nhiên nội dung phương pháp này cũng đã được truyền tải đến tận giáo viên, các cụm chuyên môn cũng đã tổ chức hội thảo, dạy thể nghiệm nhưng dù sao đây cũng là một phương pháp dạy học mới, giáo viên mới được trải nghiệm, thời gian dành để hội thảo cụm trường hay thăm lớp dự giờ đồng nghiệp để đúc rút kinh nghiệm cũng chưa được là bao. Vì vậy, với giáo viên tiểu học huyện Nghi Lộc thì đây là một phương pháp dạy học mà đang được nhiều người quan tâm.

3. Thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học hiện nay của giáo viên.

Qua khảo sát cho thấy giáo viên sử dụng tranh ảnh chiếm tỉ lệ cao trong số các tiết dạy có yêu cầu sử dụng đồ dùng dạy học bởi đây là đồ dùng có sẵn ở phòng thiết bị, không mất công tìm kiếm mà cũng dễ sử dụng. Còn các tiết dạy có yêu cầu đồ dùng là vật thật, là dụng cụ thí nghiệm thì giáo viên ít sử dụng bởi phải mất công tìm kiếm, dụng cụ thí nghiệm có khi ở trường không đủ, có thứ lại dễ vỡ, cồng kềnh, có loại phải nghiên cứu trước rồi mới sử dụng thành công,…Do vậy, có một số giáo viên chỉ “dạy chay” cho hết bài, cho kịp chương trình, học sinh cứ việc học thuộc các kiến thức cần đạt trong bài là đủ. Tình trạng sử dụng đồ dùng dạy học chưa đảm bảo yêu cầu đầy đủ chứ chưa nói đến chất lượng, hiệu quả khi sử dụng .

4. Chất lượng học tập môn khoa học của học sinh.

Được dự giờ của một số đồng nghiệp, tôi thấy giờ học Khoa học chưa sinh động, tiến trình giờ học diễn ra một cách xuôi chiều, học sinh thiếu sự hợp tác, thiếu sự kiểm nghiệm minh chứng, kiến thức áp đặt. Các em có thể trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài học nhưng không thể trả lời được là làm thế nào để biết được điều đó hay vì sao lại thế?

Bởi vậy, kiến thức mà các em học được sau mỗi bài dễ bị quên và để vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống lại càng gặp khó khăn nhiều.

II. NHỮNG KINH NGHIỆM ĐƯỢC ĐÚC RÚT QUA QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY .

Muốn sử dụng tốt phương pháp “ Bàn tay nặn bột” vào dạy học môn khoa học lớp 4 - 5, ngoài sự hiểu biết và nắm chắc lý luận của phương pháp dạy học này thì người giáo viên cần xác định được:

1713436603096.png



LINKS TẢI;

https://yopo.vn/attachments/download-png.252800/

THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ QUAN TÂM
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

TƯ VẤN NHANH
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Top