Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẤN ĐỀ LIÊN HỆ THỰC TẾ TRONG GIẢNG DẠY MÔN ĐỊA LÝ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 11 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Khác với nhiều môn học, việc cập nhật thông tin hay bổ sung tư liệu liên quan đến nội dụng bài giảng và liện hệ thực tế tại địa phương….là yêu cầu cần thiết đối với môn Địa lý ở trường phổ thông trung học.
Để thực hiện chuẩn kiến thức và kỹ năng môn Địa lý đòi hỏi người giáo viên không chỉ bám sát kiến thức chuẩn và kỹ năng để thiết kế bài giảng sao cho đạt được các yêu cầu cơ bản cung cấp tối thiểu lượng thông tin cần thiết mà còn phải hướng dẫn học sinh có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Từ việc liên hệ thực tế những vấn đề kinh tế - xã hội, những biến đổi của tự nhiên liên quan đến nội dung bài giảng, giáo viên vừa khắc sâu kiến thức cho học sinh vừa tạo cơ hội và điều kiện cho các em được tham gia một cách tích cực, chủ động vào quá trình khám phá, phát hiện, đề xuất và lĩnh hội kiến thức, tự trình bày vốn hiểu biết đã có của mình để xây dựng bài học với tinh thần và thái độ học tập tốt.
Khi đánh giá kết quả và thành tích học tập của học sinh, khâu liên hệ thực tiễn những vấn đề tự nhiên và kinh tế - xã hội tuy chưa phải là khâu tối ưu trong phương pháp giảng dạy, những lại là khâu rất cần thiết giúp giáo viên đánh giá chính xác hơn ưu điểm của từng học sinh, khắc phục lối học tủ, học vẹt làm giảm vai trò tích cực, chủ động và tự luận của học sinh trong quá trình học tập. Từ đó giúp giáo viên nắm được mức độ phân hóa về trình độ học lực của học sinh trong lớp giúp giáo viên tự điều chỉnh và hoàn thiện phương pháp truyền giảng sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh nhằm nâng cao khả năng tái hiện và vận dụng kiến thức của các em học sinh sau mỗi bài học.
Nhận thấy vấn đề mang tính cần thiết và thực tiễn nhưng không dễ thực hiện, vì còn phải cân nhắc thời lượng và nội dung cần liên hệ phải sâu sắc và thuyết phục, nên người viết không tránh khỏi nhiều thiếu sót và rất mong được sự đóng góp chân thành của Quý Thầy cô.
Khác với nhiều môn học, việc cập nhật thông tin hay bổ sung tư liệu liên quan đến nội dụng bài giảng và liện hệ thực tế tại địa phương….là yêu cầu cần thiết đối với môn Địa lý ở trường phổ thông trung học.
Để thực hiện chuẩn kiến thức và kỹ năng môn Địa lý đòi hỏi người giáo viên không chỉ bám sát kiến thức chuẩn và kỹ năng để thiết kế bài giảng sao cho đạt được các yêu cầu cơ bản cung cấp tối thiểu lượng thông tin cần thiết mà còn phải hướng dẫn học sinh có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Từ việc liên hệ thực tế những vấn đề kinh tế - xã hội, những biến đổi của tự nhiên liên quan đến nội dung bài giảng, giáo viên vừa khắc sâu kiến thức cho học sinh vừa tạo cơ hội và điều kiện cho các em được tham gia một cách tích cực, chủ động vào quá trình khám phá, phát hiện, đề xuất và lĩnh hội kiến thức, tự trình bày vốn hiểu biết đã có của mình để xây dựng bài học với tinh thần và thái độ học tập tốt.
Khi đánh giá kết quả và thành tích học tập của học sinh, khâu liên hệ thực tiễn những vấn đề tự nhiên và kinh tế - xã hội tuy chưa phải là khâu tối ưu trong phương pháp giảng dạy, những lại là khâu rất cần thiết giúp giáo viên đánh giá chính xác hơn ưu điểm của từng học sinh, khắc phục lối học tủ, học vẹt làm giảm vai trò tích cực, chủ động và tự luận của học sinh trong quá trình học tập. Từ đó giúp giáo viên nắm được mức độ phân hóa về trình độ học lực của học sinh trong lớp giúp giáo viên tự điều chỉnh và hoàn thiện phương pháp truyền giảng sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh nhằm nâng cao khả năng tái hiện và vận dụng kiến thức của các em học sinh sau mỗi bài học.
Nhận thấy vấn đề mang tính cần thiết và thực tiễn nhưng không dễ thực hiện, vì còn phải cân nhắc thời lượng và nội dung cần liên hệ phải sâu sắc và thuyết phục, nên người viết không tránh khỏi nhiều thiếu sót và rất mong được sự đóng góp chân thành của Quý Thầy cô.