- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG 6 HÌNH MẪU KIẾN TẠO GIỜ HỌC HỨNG THÚ VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KỸ NĂNG MỀM CHO HỌC SINH KHỐI THPT NĂM 2021-2022 được soạn dưới dạng file word gồm 34 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Lĩnh vực/ Môn: Địa lí
Cấp học: THPT
Tên tác giả: Mã Thị Tới
Đơn vị công tác: Trường THPT Trương Định
Chức vụ: Tổ phó
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Theo UNESCO mục đích học tập là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Nếu xem nhận định trên là một định nghĩa và đối chiếu định nghĩa này với nên giáo dục của Việt Nam ngày nay thì mục đích học tập của ta mới chỉ là học để biết, học để làm, nghĩa là mới đạt được hai trong bốn mục tiêu của UNESCO. Chính vì vậy, trong quá trong học tập, học sinh luôn gặp áp lực học tập, nhồi nhét kiến thức, xem nặng điểm số… Thế nhưng, thực tế cho thấy rằng, năng lực của con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Điều đó khẳng định: học không chỉ để biết mà học còn để làm việc, để chung sống và để tự khẳng định mình. Những năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng nhắc nhiều đến cụm từ “kỹ năng”, “kỹ năng mềm”…
"Kỹ năng mềm là những kỹ năng con người tích lũy được để làm cho mình dễ dàng được chấp nhận, làm việc thuận lợi và đạt được hiệu quả". Kỹ năng mềm rất cần thiết với con người, đặc biệt đối với học sinh THPT.
Hiện nay, nhiều trường học giáo dục học sinh nghiêng về giáo dục lý thuyết, vì vậy việc rèn luyện cho các em kỹ năng “mềm” càng trở lên quan trọng. Một số trường học có quan tâm đến giáo dục kĩ năng mềm cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa. Tuy nhiên, các hoạt động ngoại khóa không thể tổ chức thường xuyên, chiếm phần nhỏ thời gian trong năm học. Vậy làm thế nào để duy trì, rèn luyện thường xuyên các kĩ năng mềm cho học sinh? Làm thế nào để khơi dậy khả năng chủ động học tập, sáng tạo, tính tự lập và khả năng kết nối, tương tác của học sinh; hướng các em trở thành một con người hoàn thiện phát triển toàn diện, dễ dàng chung sống và trở thành công dân toàn cầu? Tôi thiết nghĩ, việc giáo dục và phát triển các kĩ năng mềm cho học sinh cần được chú trọng lồng ghép vào các môn học chính khóa. Và để lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng “mềm” trong các giờ học chính khóa thầy cô giáo cần phải linh hoạt, không ngừng sáng tạo, đam mê trong công việc, nhiệt huyết với mỗi giờ lên lớp, tận tâm với mỗi học trò. Vai trò của thầy, cô không chỉ dừng lại ở việc dạy chữ, mà còn rèn người, là người khơi gợi, phát hiện, nhận ra và phát triển những năng lực sở trường ở từng học sinh. Thầy cô thực sự là người truyền lửa, giúp học sinh phấn đấu cho mục tiêu cao đẹp trong cuộc sống và trở thành người có ích cho xã hội.
Với trải nghiệm 2 năm dạy học trong điều kiện dịch covid kéo dài, nhiều hệ lụy kèm theo của việc dạy học online liên tục, chúng ta càng thấy rõ việc trang bị các kĩ năng mềm cho học sinh thực sự là cần thiết và rất quan trọng. Trong quá trình dạy học của mình, tôi đã không ngừng cố gắng, nỗ lực tìm kiếm các giải pháp, phương pháp để lồng ghép giáo dục kỹ năng mềm trong môn học cho học sinh. Một trong các phương pháp mà tôi nhận thấy rất hiệu quả đó là vận dụng kỹ thuật biến hình với 6 hình mẫu: người nông dân, diễn viên, họa sĩ, kiến trúc sư, thợ săn và nhà tư vấn trong các giờ học và tổ chức lớp… giúp học sinh phát triển được các kỹ năng mềm cần thiết của thế kỉ XXI. Thông qua đó, thầy cô kiến tạo nên những giờ học thực sự hứng thú, hạnh phúc, giúp cho học sinh biến ÁP LỰC học tập thành ĐỘNG LỰC phấn đấu, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi cho học sinh.
Đó là lí do tôi chọn viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng 6 hình mẫu trong dạy học nhằm phát triển 7 kỹ năng mềm cho học sinh”.
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Tạo nguồn cảm hứng giúp thầy cô chủ động kiến tạo giờ học nhiều năng lượng kết nối với học sinh, tạo hứng thú cho học sinh tích cực tương tác trong bối cảnh học online kéo dài với kĩ thuật biến hình thông qua 6 hình mẫu: người họa sĩ, người diễn viên, người tư vấn, kiến trúc sư, thợ săn và người nông dân.
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và góp phần nâng cao việc hình thành phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh THPT thông qua việc đổi mới, sáng tạo trong những giờ học.
Đổi mới phương pháp dạy học, tập trung phát triển các năng lực chuyên biệt của từng bộ môn, đề cao hoạt động chủ động tích cực, sáng tạo của học sinh, hình thành và phát triển cho các em học sinh các phẩm chất chủ yếu, biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hộị, có nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú nhờ đó các em có được cuộc sống có ý nghĩa. Đồng thời cũng giúp các em hình thành nhân cách công dân, nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình, sẵn sàng đóng góp sức mình vào công cuộc
đổi mới và phát triển của đất nước.
1.3. Đối tượng, thời gian nghiên cứu
Học sinh THPT.
Thời gian: tháng 9/2021 đến tháng 5/2022.
1.4. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Vận dụng 6 hình mẫu trong dạy học nhằm phát triển 7 kĩ năng mềm cần thiết của thế kỉ XXI cho học sinh. Đồng thời, thông qua đó phát triến phẩm chất tốt đẹp cho người học.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
+ Phương pháp điều tra thực tế, khảo sát, thu thập thông tin.
+ Phương pháp thực nghiệm, trải nghiệm.
+ Phương pháp tổng hợp, đánh giá, rút kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận
Kỹ năng mềm (Soft Skills) là thuật ngữ để chỉ một số những kĩ năng cần thiết phục vụ cuộc sống hàng ngày của con người. Những kĩ năng mềm cần thiết của thế kỉ XXI cần trang bị cho học sinh THPT là: Kĩ năng lắng nghe, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng linh hoạt, thích nghi nhanh với thay đổi, kỹ năng học tập, làm việc dưới áp lực, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng quản lý thời gian…
Xã hội hiện đại có sự thay đổi toàn diện về nhiều lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa và lối sống với tốc độ nhanh đã làm nảy sinh những vấn đề mà trước đây con người chưa gặp, chưa trải nghiệm, chưa phải ứng phó, đương đầu. Hoặc có những vấn đề đã xuất hiện trước đây, nhưng nó chưa phức tạp, khó khăn và đầy thách thức như trong xã hội hiện đại, nên con người dễ hành động theo cảm tính và không tránh khỏi rủi ro, nguy cơ, thách thức trong cuộc sống. Khi đó, kỹ năng sống chính là hành trang giúp con người chuyển những điều đã biết đến để thay đổi hành vi, nhờ đó mà đạt được lối sống lành mạnh, đảm bảo chất lượng cuộc sống, kỹ năng mềm trở thành một phần quan trọng trong nhân cách con người trong xã hội hiện đại.
Kỹ năng mềm góp phần thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội, ngăn ngừa các vấn đề xã hội, sức khỏe và bảo vệ quyền con người. Các cá nhân thiếu kỹ năng mềm là một nguyên nhân làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội. Người có kỹ năng mềm sẽ thực hiện những hành vi mang tính xã hội tích cực, góp phần xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp và do vậy giảm bớt tệ nạn xã hội làm cho xã hội lành mạnh.
Kỹ năng mềm là những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội cần thiết đối với thanh thiếu niên giúp họ có khả năng học tập tốt hơn, ứng xử một cách tự tin đồng thời là một phương sách để hoàn thiện bản thân mình trước mọi người. Đồng thời, kỹ năng mềm cũng giúp biến kiến thức thành những hành động cụ thể, những thói quen lành mạnh. Những người có kỹ năng mềm là những người biết làm cho mình và những người khác được hạnh phúc. Họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của họ.
Tôi cho rằng, để hình thành và phát triển tốt các kỹ năng mềm cho học sinh lồng ghép trong từng môn học, giáo viên cần tạo được không khí học tập vui vẻ và hạnh phúc, giúp học sinh cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện trong các giờ học. Chính vì vậy, quá trình giáo dục trong nhà trường, quan trọng nhất là làm thế nào để mỗi thầy giáo, cô giáo thấy được niềm hạnh phúc, để chính họ là người truyền cảm hứng, mang đến niềm vui, hạnh phúc cho học sinh. Những yếu tố tâm lý nào để cho giáo viên được hạnh phúc, làm sao để thỏa mãn được những mong muốn, nguyện vọng của người học trong trường học? Đó là những vấn đề trăn trở cần được suy xét và có lẽ đây cũng là một trong những vấn đề đang cần được nghiên cứu. Từ việc nhận thức chính xác về các yếu tố đó giáo viên sẽ biết cách làm cho mình được thực sự năng lượng, nhiệt huyết, không ngừng sáng tạo, đam mê trong công việc, vui với mỗi giờ lên lớp, tận tâm với mỗi học trò. Thông qua đó, học sinh được thầy cô gần gũi, quan tâm, yêu thương, giúp đỡ và được phát triển toàn diện cả về kiến thức và kỹ năng.
Khi giáo viên khéo léo linh hoạt vào vai và đặt học sinh vào vai ở từng nội dung, từng khâu lên lớp sẽ tạo nên sự cộng hưởng trường năng lượng tích cực trong lớp học, tăng cường được sự kết nối thầy – trò, trò – trò. Lớp học sẽ là nơi học sinh vui thích khi đi đến mỗi ngày và cảm thấy đó là thế giới mà mình thuộc về, là nơi mình có thể tin cậy và tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh cho những vấn đề của cuộc sống.
Ở mỗi hình mẫu: người nông dân, diễn viên, họa sĩ, kiến trúc sư, thợ săn và nhà tư vấn đều có những điểm mạnh và những hạn chế. Thầy cô nắm rõ những điểm mạnh và hạn chế của từng hình mẫu không chỉ để vào vai, biến hình tốt trong các khâu lên lớp, mà còn giúp thầy cô có những giả định khi phân loại học sinh theo hình mẫu, khơi gợi, khai thác, thúc đẩy phát triển những kỹ năngthế mạnh của học sinh đồng thời giúp học sinh dần khắc phục những kỹ năng còn hạn chế.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT TRƯƠNG ĐỊNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG 6 HÌNH MẪU KIẾN TẠO GIỜ HỌC HỨNG THÚ VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KỸ NĂNG MỀM CHO HỌC SINH
TRƯỜNG THPT TRƯƠNG ĐỊNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG 6 HÌNH MẪU KIẾN TẠO GIỜ HỌC HỨNG THÚ VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KỸ NĂNG MỀM CHO HỌC SINH
Lĩnh vực/ Môn: Địa lí
Cấp học: THPT
Tên tác giả: Mã Thị Tới
Đơn vị công tác: Trường THPT Trương Định
Chức vụ: Tổ phó
NĂM HỌC 2021- 2022
MỤC LỤC
MỤC LỤC
Nội dung | Trang |
1. MỞ ĐẦU | |
1.1. Lí do chọn đề tài | 3 |
1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ | 4 |
1.3. Đối tượng, thời gian nghiên cứu | 4 |
1.4. Giới hạn nội dung nghiên cứu | 4 |
1.5 Phương pháp nghiên cứu | 4 |
2. NỘI DUNG | |
2.1. Cơ sở lí luận | 4 |
2.2. Cơ sở thực tiễn | 6 |
2.3. Vận dụng 6 hình mẫu 2.4. Kết quả | 14 25 |
2.5. Những thuận lợi và khó khăn | 30 |
2.6. Kiến nghị | 32 |
2.7. Giải pháp | 32 |
3. KẾT LUẬN | 33 |
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Theo UNESCO mục đích học tập là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Nếu xem nhận định trên là một định nghĩa và đối chiếu định nghĩa này với nên giáo dục của Việt Nam ngày nay thì mục đích học tập của ta mới chỉ là học để biết, học để làm, nghĩa là mới đạt được hai trong bốn mục tiêu của UNESCO. Chính vì vậy, trong quá trong học tập, học sinh luôn gặp áp lực học tập, nhồi nhét kiến thức, xem nặng điểm số… Thế nhưng, thực tế cho thấy rằng, năng lực của con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Điều đó khẳng định: học không chỉ để biết mà học còn để làm việc, để chung sống và để tự khẳng định mình. Những năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng nhắc nhiều đến cụm từ “kỹ năng”, “kỹ năng mềm”…
"Kỹ năng mềm là những kỹ năng con người tích lũy được để làm cho mình dễ dàng được chấp nhận, làm việc thuận lợi và đạt được hiệu quả". Kỹ năng mềm rất cần thiết với con người, đặc biệt đối với học sinh THPT.
Hiện nay, nhiều trường học giáo dục học sinh nghiêng về giáo dục lý thuyết, vì vậy việc rèn luyện cho các em kỹ năng “mềm” càng trở lên quan trọng. Một số trường học có quan tâm đến giáo dục kĩ năng mềm cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa. Tuy nhiên, các hoạt động ngoại khóa không thể tổ chức thường xuyên, chiếm phần nhỏ thời gian trong năm học. Vậy làm thế nào để duy trì, rèn luyện thường xuyên các kĩ năng mềm cho học sinh? Làm thế nào để khơi dậy khả năng chủ động học tập, sáng tạo, tính tự lập và khả năng kết nối, tương tác của học sinh; hướng các em trở thành một con người hoàn thiện phát triển toàn diện, dễ dàng chung sống và trở thành công dân toàn cầu? Tôi thiết nghĩ, việc giáo dục và phát triển các kĩ năng mềm cho học sinh cần được chú trọng lồng ghép vào các môn học chính khóa. Và để lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng “mềm” trong các giờ học chính khóa thầy cô giáo cần phải linh hoạt, không ngừng sáng tạo, đam mê trong công việc, nhiệt huyết với mỗi giờ lên lớp, tận tâm với mỗi học trò. Vai trò của thầy, cô không chỉ dừng lại ở việc dạy chữ, mà còn rèn người, là người khơi gợi, phát hiện, nhận ra và phát triển những năng lực sở trường ở từng học sinh. Thầy cô thực sự là người truyền lửa, giúp học sinh phấn đấu cho mục tiêu cao đẹp trong cuộc sống và trở thành người có ích cho xã hội.
Với trải nghiệm 2 năm dạy học trong điều kiện dịch covid kéo dài, nhiều hệ lụy kèm theo của việc dạy học online liên tục, chúng ta càng thấy rõ việc trang bị các kĩ năng mềm cho học sinh thực sự là cần thiết và rất quan trọng. Trong quá trình dạy học của mình, tôi đã không ngừng cố gắng, nỗ lực tìm kiếm các giải pháp, phương pháp để lồng ghép giáo dục kỹ năng mềm trong môn học cho học sinh. Một trong các phương pháp mà tôi nhận thấy rất hiệu quả đó là vận dụng kỹ thuật biến hình với 6 hình mẫu: người nông dân, diễn viên, họa sĩ, kiến trúc sư, thợ săn và nhà tư vấn trong các giờ học và tổ chức lớp… giúp học sinh phát triển được các kỹ năng mềm cần thiết của thế kỉ XXI. Thông qua đó, thầy cô kiến tạo nên những giờ học thực sự hứng thú, hạnh phúc, giúp cho học sinh biến ÁP LỰC học tập thành ĐỘNG LỰC phấn đấu, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi cho học sinh.
Đó là lí do tôi chọn viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng 6 hình mẫu trong dạy học nhằm phát triển 7 kỹ năng mềm cho học sinh”.
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Tạo nguồn cảm hứng giúp thầy cô chủ động kiến tạo giờ học nhiều năng lượng kết nối với học sinh, tạo hứng thú cho học sinh tích cực tương tác trong bối cảnh học online kéo dài với kĩ thuật biến hình thông qua 6 hình mẫu: người họa sĩ, người diễn viên, người tư vấn, kiến trúc sư, thợ săn và người nông dân.
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và góp phần nâng cao việc hình thành phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh THPT thông qua việc đổi mới, sáng tạo trong những giờ học.
Đổi mới phương pháp dạy học, tập trung phát triển các năng lực chuyên biệt của từng bộ môn, đề cao hoạt động chủ động tích cực, sáng tạo của học sinh, hình thành và phát triển cho các em học sinh các phẩm chất chủ yếu, biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hộị, có nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú nhờ đó các em có được cuộc sống có ý nghĩa. Đồng thời cũng giúp các em hình thành nhân cách công dân, nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình, sẵn sàng đóng góp sức mình vào công cuộc
đổi mới và phát triển của đất nước.
1.3. Đối tượng, thời gian nghiên cứu
Học sinh THPT.
Thời gian: tháng 9/2021 đến tháng 5/2022.
1.4. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Vận dụng 6 hình mẫu trong dạy học nhằm phát triển 7 kĩ năng mềm cần thiết của thế kỉ XXI cho học sinh. Đồng thời, thông qua đó phát triến phẩm chất tốt đẹp cho người học.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
+ Phương pháp điều tra thực tế, khảo sát, thu thập thông tin.
+ Phương pháp thực nghiệm, trải nghiệm.
+ Phương pháp tổng hợp, đánh giá, rút kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận
Kỹ năng mềm (Soft Skills) là thuật ngữ để chỉ một số những kĩ năng cần thiết phục vụ cuộc sống hàng ngày của con người. Những kĩ năng mềm cần thiết của thế kỉ XXI cần trang bị cho học sinh THPT là: Kĩ năng lắng nghe, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng linh hoạt, thích nghi nhanh với thay đổi, kỹ năng học tập, làm việc dưới áp lực, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng quản lý thời gian…
Xã hội hiện đại có sự thay đổi toàn diện về nhiều lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa và lối sống với tốc độ nhanh đã làm nảy sinh những vấn đề mà trước đây con người chưa gặp, chưa trải nghiệm, chưa phải ứng phó, đương đầu. Hoặc có những vấn đề đã xuất hiện trước đây, nhưng nó chưa phức tạp, khó khăn và đầy thách thức như trong xã hội hiện đại, nên con người dễ hành động theo cảm tính và không tránh khỏi rủi ro, nguy cơ, thách thức trong cuộc sống. Khi đó, kỹ năng sống chính là hành trang giúp con người chuyển những điều đã biết đến để thay đổi hành vi, nhờ đó mà đạt được lối sống lành mạnh, đảm bảo chất lượng cuộc sống, kỹ năng mềm trở thành một phần quan trọng trong nhân cách con người trong xã hội hiện đại.
Kỹ năng mềm góp phần thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội, ngăn ngừa các vấn đề xã hội, sức khỏe và bảo vệ quyền con người. Các cá nhân thiếu kỹ năng mềm là một nguyên nhân làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội. Người có kỹ năng mềm sẽ thực hiện những hành vi mang tính xã hội tích cực, góp phần xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp và do vậy giảm bớt tệ nạn xã hội làm cho xã hội lành mạnh.
Kỹ năng mềm là những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội cần thiết đối với thanh thiếu niên giúp họ có khả năng học tập tốt hơn, ứng xử một cách tự tin đồng thời là một phương sách để hoàn thiện bản thân mình trước mọi người. Đồng thời, kỹ năng mềm cũng giúp biến kiến thức thành những hành động cụ thể, những thói quen lành mạnh. Những người có kỹ năng mềm là những người biết làm cho mình và những người khác được hạnh phúc. Họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của họ.
Tôi cho rằng, để hình thành và phát triển tốt các kỹ năng mềm cho học sinh lồng ghép trong từng môn học, giáo viên cần tạo được không khí học tập vui vẻ và hạnh phúc, giúp học sinh cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện trong các giờ học. Chính vì vậy, quá trình giáo dục trong nhà trường, quan trọng nhất là làm thế nào để mỗi thầy giáo, cô giáo thấy được niềm hạnh phúc, để chính họ là người truyền cảm hứng, mang đến niềm vui, hạnh phúc cho học sinh. Những yếu tố tâm lý nào để cho giáo viên được hạnh phúc, làm sao để thỏa mãn được những mong muốn, nguyện vọng của người học trong trường học? Đó là những vấn đề trăn trở cần được suy xét và có lẽ đây cũng là một trong những vấn đề đang cần được nghiên cứu. Từ việc nhận thức chính xác về các yếu tố đó giáo viên sẽ biết cách làm cho mình được thực sự năng lượng, nhiệt huyết, không ngừng sáng tạo, đam mê trong công việc, vui với mỗi giờ lên lớp, tận tâm với mỗi học trò. Thông qua đó, học sinh được thầy cô gần gũi, quan tâm, yêu thương, giúp đỡ và được phát triển toàn diện cả về kiến thức và kỹ năng.
Khi giáo viên khéo léo linh hoạt vào vai và đặt học sinh vào vai ở từng nội dung, từng khâu lên lớp sẽ tạo nên sự cộng hưởng trường năng lượng tích cực trong lớp học, tăng cường được sự kết nối thầy – trò, trò – trò. Lớp học sẽ là nơi học sinh vui thích khi đi đến mỗi ngày và cảm thấy đó là thế giới mà mình thuộc về, là nơi mình có thể tin cậy và tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh cho những vấn đề của cuộc sống.
Ở mỗi hình mẫu: người nông dân, diễn viên, họa sĩ, kiến trúc sư, thợ săn và nhà tư vấn đều có những điểm mạnh và những hạn chế. Thầy cô nắm rõ những điểm mạnh và hạn chế của từng hình mẫu không chỉ để vào vai, biến hình tốt trong các khâu lên lớp, mà còn giúp thầy cô có những giả định khi phân loại học sinh theo hình mẫu, khơi gợi, khai thác, thúc đẩy phát triển những kỹ năngthế mạnh của học sinh đồng thời giúp học sinh dần khắc phục những kỹ năng còn hạn chế.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!