- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Vận dụng dạy học STEM vào giảng dạy môn Hóa, KHTN cấp THCS NĂM 2022-2023 chương trình giáo dục phổ thông 2018 được soạn dưới dạng file word gồm 31 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Mục đích
- Tổng hợp cơ sở lí luận về giáo dục STEM.
- Ứng dụng STEM vào giảng dạy một số bài trong chương trình môn Hóa, KHTN 6 THCS
- Đổi mới phương pháp giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường và bước đầu định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Đề tài này tập trung nghiên cứu về Ứng dụng STEM vào giảng dạy một số bài trong chương trình môn Hóa THCS và môn KHTN.
- Tìm ra phương pháp giảng dạy hợp lí với đối tượng học sinh nơi tôi công tác.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đây là SKKN: “Vận dụng dạy học STEM vào giảng dạy môn Hóa, KHTN cấp THCS” nên tôi tập trung nghiên cứu việc ứng dụng STEM vào một số bài dạy cụ thể trong chương trình môn Hóa 8,9 và KHTN 6 THCS sao cho hợp lí và có hiệu quả.
IV. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài tập trung nghiên cứu việc ứng dụng STEM vào giảng dạy một số bài cụ thể trong chương trình môn Hóa THCS, KHTN năm học 2022 – 2023.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu một số văn bản, tài liệu liên quan đến phương pháp dạy học, giáo dục Stem.
2. Phương pháp điều tra: Lập các phiếu khảo sát khả năng vận dụng kiến thức Hóa học, Khoa học tự nhiên vào thực tiễn của học sinh THCS.
3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm ở trường THCS để kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của đề tài
4. Phương pháp thống kê toán học: Phân tích các số liệu điều tra thực trạng và số liệu thực nghiệm sư phạm.
5. Phương pháp hoạt động nhóm, trao đổi thảo luận, so sánh, phân tích, đàm thoại, đọc tài liệu…
6. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Giáo dục STEM trên thế giới
Đầu những năm 90, tại nhiều nước châu Âu và châu Mỹ đã hình thành xu hướng giáo dục mới gọi là giáo dục STEM. Trong chương trình giáo dục STEM, các môn học về khoa học công nghệ không giảng dạy độc lập mà tích hợp lại với nhau thành một môn học thông qua phương pháp giảng dạy bằng dự án, trải nghiệm, thực hành,… Để phát huy tối đa sự sáng tạo của học sinh các cấp họ đã có những chính sách và chương trình cụ thể, thường xuyên tổ chức các hội chợ khoa học (Science fair) từ cấp trường đến cấp quốc gia cũng như hỗ trợ kinh phí cho các trường trung học tập trung vào STEM.
2. Giáo dục STEM ở Việt Nam
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, mục tiêu của chương trình nhằm để trả lời cho câu hỏi: Học xong chương trình học sinh làm được gì? Chính vì vậy mà cần phải đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cần phải gắn nội dung bài học với những vấn đề thực tiễn và giáo viên tổ chức hoạt động để học sinh tìm hiểu và giải quyết được vấn đề, thông qua đó tiếp thu tri thức một cách chủ động. Giáo dục STEM cũng xuất phát từ vấn đề nảy sinh trong thực tiễn được xây dựng thành các chủ đề/bài học STEM, thông qua việc giáo viên tổ chức các hoạt động học sẽ giúp học sinh tìm ra được những giải pháp để giải quyết vấn đề mà chủ đề/bài học STEM nêu ra.
Trong những năm qua, Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc đổi mới giáo dục có liên quan đến giáo dục STEM, cụ thể như: Nghị quyết số 29/NQ–TW Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo; Công văn số 4612/BGDĐT–GDTrH ngày 03/10/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017–2018; Kế hoạch số 10/KH–BGDĐT, ngày 7/1/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ứng dụng ICT trong quản lí các hoạt động giáo dục ở trường trung học năm học 2016–2017, trong đó thí điểm triển khai giáo dục STEM tại một số trường trung học. Ngày 4/5/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chỉ thị của Thủ tướng đề ra những giải pháp và nhiệm vụ thúc đẩy giáo dục STEM tại Việt Nam. Với Chỉ thị trên, Việt Nam đã chính thức ban hành chính sách thúc đẩy giáo dục STEM trong chương trinhd GDPT, tạo điều kiện để liên kết các sáng kiến và hoạt động giáo dục STEM đơn lẻ hiện nay.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Thực trạng việc giảng dạy và học tập môn Hóa học, KHTN ở trường THCS Phú Sơn
- Thuận lợi
+ Năm học vừa qua cùng với việc sử dụng sách giáo khoa mới, phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Ba Vì đã mở nhiều đợt tập huấn đổi mới phương pháp dạy học, tập huấn giáo dục STEM nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên.
+ Nhà trường trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết để phục vụ quá trình giảng dạy môn học.
+ Đội ngũ giáo viên của nhà trường có trình độ chuyên môn, nhiệt huyết với công việc, tận tâm trong quá trình giảng dạy.
+Giáo viên có nhiều cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp dạy học như: ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề, thuyết trình….
+ Đa số các em học sinh ngoan ngoãn, lễ phép, một số em có tinh thần học tập cao.
- Khó khăn
+Một bộ phận phụ huynh, học sinh còn coi môn Hóa học là môn phụ, chưa thực sự quan tâm đến môn học.
+ Chưa phân luồng học sinh nên giữa các lớp cũng như trong cùng một lớp học sinh có trình độ nhận thức khác nhau dẫn đến khó khăn trong quá trình giảng dạy cũng như áp dụng các phương pháp trong dạy học.
2. Trước khi thực hiện đề tài tôi có tiến hành khảo sát đối với các đồng chí giáo viên trong tổ Tự nhiên và 120 học sinh một số vấn đề liên quan đến giáo dục STEM.
Kết quả như sau:
Với Giáo viên:
2. Với Học sinh
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
1. Mục đích
- Tổng hợp cơ sở lí luận về giáo dục STEM.
- Ứng dụng STEM vào giảng dạy một số bài trong chương trình môn Hóa, KHTN 6 THCS
- Đổi mới phương pháp giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường và bước đầu định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Đề tài này tập trung nghiên cứu về Ứng dụng STEM vào giảng dạy một số bài trong chương trình môn Hóa THCS và môn KHTN.
- Tìm ra phương pháp giảng dạy hợp lí với đối tượng học sinh nơi tôi công tác.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đây là SKKN: “Vận dụng dạy học STEM vào giảng dạy môn Hóa, KHTN cấp THCS” nên tôi tập trung nghiên cứu việc ứng dụng STEM vào một số bài dạy cụ thể trong chương trình môn Hóa 8,9 và KHTN 6 THCS sao cho hợp lí và có hiệu quả.
IV. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài tập trung nghiên cứu việc ứng dụng STEM vào giảng dạy một số bài cụ thể trong chương trình môn Hóa THCS, KHTN năm học 2022 – 2023.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu một số văn bản, tài liệu liên quan đến phương pháp dạy học, giáo dục Stem.
2. Phương pháp điều tra: Lập các phiếu khảo sát khả năng vận dụng kiến thức Hóa học, Khoa học tự nhiên vào thực tiễn của học sinh THCS.
3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm ở trường THCS để kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của đề tài
4. Phương pháp thống kê toán học: Phân tích các số liệu điều tra thực trạng và số liệu thực nghiệm sư phạm.
5. Phương pháp hoạt động nhóm, trao đổi thảo luận, so sánh, phân tích, đàm thoại, đọc tài liệu…
6. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Giáo dục STEM trên thế giới
Đầu những năm 90, tại nhiều nước châu Âu và châu Mỹ đã hình thành xu hướng giáo dục mới gọi là giáo dục STEM. Trong chương trình giáo dục STEM, các môn học về khoa học công nghệ không giảng dạy độc lập mà tích hợp lại với nhau thành một môn học thông qua phương pháp giảng dạy bằng dự án, trải nghiệm, thực hành,… Để phát huy tối đa sự sáng tạo của học sinh các cấp họ đã có những chính sách và chương trình cụ thể, thường xuyên tổ chức các hội chợ khoa học (Science fair) từ cấp trường đến cấp quốc gia cũng như hỗ trợ kinh phí cho các trường trung học tập trung vào STEM.
2. Giáo dục STEM ở Việt Nam
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, mục tiêu của chương trình nhằm để trả lời cho câu hỏi: Học xong chương trình học sinh làm được gì? Chính vì vậy mà cần phải đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cần phải gắn nội dung bài học với những vấn đề thực tiễn và giáo viên tổ chức hoạt động để học sinh tìm hiểu và giải quyết được vấn đề, thông qua đó tiếp thu tri thức một cách chủ động. Giáo dục STEM cũng xuất phát từ vấn đề nảy sinh trong thực tiễn được xây dựng thành các chủ đề/bài học STEM, thông qua việc giáo viên tổ chức các hoạt động học sẽ giúp học sinh tìm ra được những giải pháp để giải quyết vấn đề mà chủ đề/bài học STEM nêu ra.
Trong những năm qua, Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc đổi mới giáo dục có liên quan đến giáo dục STEM, cụ thể như: Nghị quyết số 29/NQ–TW Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo; Công văn số 4612/BGDĐT–GDTrH ngày 03/10/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017–2018; Kế hoạch số 10/KH–BGDĐT, ngày 7/1/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ứng dụng ICT trong quản lí các hoạt động giáo dục ở trường trung học năm học 2016–2017, trong đó thí điểm triển khai giáo dục STEM tại một số trường trung học. Ngày 4/5/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chỉ thị của Thủ tướng đề ra những giải pháp và nhiệm vụ thúc đẩy giáo dục STEM tại Việt Nam. Với Chỉ thị trên, Việt Nam đã chính thức ban hành chính sách thúc đẩy giáo dục STEM trong chương trinhd GDPT, tạo điều kiện để liên kết các sáng kiến và hoạt động giáo dục STEM đơn lẻ hiện nay.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Thực trạng việc giảng dạy và học tập môn Hóa học, KHTN ở trường THCS Phú Sơn
- Thuận lợi
+ Năm học vừa qua cùng với việc sử dụng sách giáo khoa mới, phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Ba Vì đã mở nhiều đợt tập huấn đổi mới phương pháp dạy học, tập huấn giáo dục STEM nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên.
+ Nhà trường trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết để phục vụ quá trình giảng dạy môn học.
+ Đội ngũ giáo viên của nhà trường có trình độ chuyên môn, nhiệt huyết với công việc, tận tâm trong quá trình giảng dạy.
+Giáo viên có nhiều cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp dạy học như: ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề, thuyết trình….
+ Đa số các em học sinh ngoan ngoãn, lễ phép, một số em có tinh thần học tập cao.
- Khó khăn
+Một bộ phận phụ huynh, học sinh còn coi môn Hóa học là môn phụ, chưa thực sự quan tâm đến môn học.
+ Chưa phân luồng học sinh nên giữa các lớp cũng như trong cùng một lớp học sinh có trình độ nhận thức khác nhau dẫn đến khó khăn trong quá trình giảng dạy cũng như áp dụng các phương pháp trong dạy học.
2. Trước khi thực hiện đề tài tôi có tiến hành khảo sát đối với các đồng chí giáo viên trong tổ Tự nhiên và 120 học sinh một số vấn đề liên quan đến giáo dục STEM.
Kết quả như sau:
Với Giáo viên:
Tổng số | Đã nhận thức đầy đủ vai trò của giáo dục STEM | Nắm được các bước xây dựng chủ đề STEM | Có thể xây dựng được chủ đề STEM |
12 | 31 % | 15,5 % | 0 % |
Câu hỏi | Nôi dung | Kết quả | |
Số lượng | Tỉ lệ % | ||
Câu 1: Sự hứng thú học môn Hóa ở các em thuộc mức nào? | Rất thích | 8 | 6,6 |
Thích | 18 | 15,0 | |
Bình thường | 61 | 50,8 | |
Không thích | 33 | 27,5 | |
Câu 2: Em thích học môn Hóa vì: | Môn Hóa là một trong những môn thi học sinh giỏi và thi tổ hợp KHTN. | 23 | 19,1 |
Bài học sinh động, thầy cô dạy vui vẻ, dễ hiểu. | 47 | 39,1 | |
Kiến thức dễ nắm bắt. | 20 | 16,7 | |
Kiến thức gắn thực tế nhiều. | 30 | 25,0 | |
Câu 3: Trong giờ học môn hóa em thích được học như thế nào? | Tập trung nghe giảng, phát biểu ý kiến, thảo luận và làm việc. | 40 | 33,3 |
Nghe giảng và ghi chép một cách thụ động. | 30 | 25,0 | |
Được làm các thí nghiệm thực hành để hiểu sâu sắc vấn đề về hóa học. | 30 | 25,0 | |
Làm các bài tập nhiều để ôn thi, kiểm tra. | 20 | 16,7 | |
Câu 4: Nội dung dạy học? | Không cần thí nghiệm thực hành nhiều. | 30 | 25,0 |
Tăng cường học lí thuyết và giải bài tập gắn với kì thi, kiểm tra. | 40 | 41,6 |
THẦY CÔ TẢI NHÉ!