MÔN ĐỊA LÝ

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
85,989
Điểm
113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Xây dựng và sử dụng hiệu quả sơ đồ Địa lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lý cấp THCS được soạn dưới dạng file word gồm 26 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

Hưởng ứng cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, để tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, năm 2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Với mục tiêu huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, tạo hứng thú cho học sinh trong học tập và phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của các em.

Ngoài việc tập trung xây dựng cơ sở vật chất nhà trường an toàn, thân thiện cho học sinh thì việc phát huy tính tự giác, chủ động và sáng tạo trong quá trình dạy học của giáo viên và học sinh cũng là một trong những nội dung trọng tâm. Để đáp ứng yêu cầu đó, đòi hỏi mỗi thầy giáo, cô giáo phải luôn phát huy sự chủ động, sáng tạo, không ngừng đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN :

Trước yêu cầu đổi mới, phương pháp dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực học tập của HS nhằm đào tạo những con người năng động, sáng tạo, có khả năng thích ứng với đời sống xã hội, hoà nhập và phát triển cộng đồng. Việc đánh giá không chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện kiến thức mà còn lặp kĩ năng để khuyến khích trí thông minh sáng tạo, khả năng tư duy của HS.

Phương pháp dạy học Địa lý bao gồm một hệ thống các phương pháp có quan hệ chặt chẽ tác động, hỗ trợ nhau trong quá trình dạy học, nhằm đạt hiệu quả cao nhất, từ cách ổn định lớp, kiểm tra bài cũ đến cách học bài mới, củng cố, dặn dò nhằm giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tự giác, chủ động, tích cực, sáng tạo với vai trò chủ thể nhận thức.

Theo Branxki - Nhà giáo dục học của Liên Xô cũ : “Việc sử dụng sơ đồ trong dạy học Địa lý có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp hình thành, khái quát hoá kiến thức cho học sinh, giúp học sinh tìm ra mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức. Vì thế việc học tập theo sơ đồ sẽ tạo hứng thú cho học sinh và giáo viên trong quá trình dạy học”.

Theo PGS. Tiến sĩ Nguyễn Đức Vũ viết trong cuốn giáo trình Phương pháp giảng dạy Địa lý ở trường phổ thông” - NXB.GD - năm 1998 : Đây là phương pháp sử dụng các sơ đồ trong dạy học. Giáo viên xây dựng các sơ đồ dựa trên cơ sở nội dung bài khoá có trong sách giáo khoa, sau đó tổ chức cho học sinh trên lớp phân tích nội dung sơ đồ để tìm ra kiến thức cần nắm, hoặc trên sơ đồ có một số ô trống, giáo viên yêu cầu học sinh tìm kiếm kiến thức lấp đầy, từ đó hoàn thiện các kiến thức cần lĩnh hội. Trong các loại sơ đồ - grap trong dạy học, sơ đồ - grap nội dung (logic) là quan trọng hơn cả. Sơ đồ này vừa chứa đựng các khái niệm cơ bản, quan trọng của bài học, vừa thể hiện được các mối liên hệ giữa chúng nhờ vào các dẫn xuất nhân quả hoặc tương hỗ.

II. Phương pháp tiếp cận tạo ra sáng kiến:

- Thông qua kinh nghiệm giảng dạy môn Địa lý ở cấp THCS.

- Phương pháp thử nghiệm.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp.

- Phương pháp điều tra thực tiễn.

- Phương pháp toán học.

- Các phương pháp khác có liên quan.

III. Mục tiêu:

Việc lựa chọn đề tài “Xây dựng và sử dụng hiệu quả sơ đồ Địa lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lý cấp THCS” nhằm mục tiêu góp phần nâng cao khả năng xây dựng, sử dụng sơ đồ cho giáo viên và giúp học sinh có khả năng nhận thức kiến thức, tự hoàn thiện kiến thức.

IV. Sáng kiến đối chứng hoặc sáng kiến tiền đề:

Không có









CHƯƠNG II: MÔ TẢ SÁNG KIẾN:

I. NÊU VẤN ĐỀ CỦA SÁNG KIẾN:

1. Phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề:


- Môn Địa lý cũng như nhiều môn khoa học xã hội khác, trong quan niệm của nhiều người, đó là môn “Học thuộc lòng”, tức là học thuộc lại tất cả những gì đã có sẵn mà không cần tư duy hay sáng tạo. Điều này dẫn đến hiện tượng một số học sinh thụ động trong giờ học, thầy nói sao, trò ghi vậy, và chỉ biết học thuộc lòng, không cần suy nghĩ.

- Để chống lại thói quen xấu này, trên cơ sở kế thừa những phương pháp dạy học truyền thống, nhiều giáo viên đã chủ động trong việc tìm tòi những cách thức mới trong việc truyền đạt kiến thức Địa lý tạo nên những giờ học sinh động, hấp dẫn và học sinh thực sự là “học sinh tích cực”.

2. Chỉ ra các tồn tại, hạn chế :

Cấu trúc nội dung chương trình và sách giáo khoa Địa lý 6, 7, 8, 9 có sử dụng sơ đồ.

Trong quá trình giảng dạy nhiều giáo viên rất ngại sử dụng sơ đồ

3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:

- Nhận thức chưa đúng về phương pháp này.

- Sợ thiếu thời gian lên lớp

- Tốn kém...

4. Phân tích, đánh giá và chỉ ra tính cấp thiết cần tạo ra Sáng kiến:

- Xuất phát từ thực tiễn của việc đổi mới chương trình SGK Địa lý 6,7,8,9 và thực tiễn của việc giảng dạy môn Địa lý ở trường THCS trong những năm vừa qua, tôi nhận thấy: Hiện nay ở trong trường THCS tồn tại một thực trạng là nhiều học sinh vẫn xem nhẹ, chưa yêu thích môn học Địa lý, hiệu quả học tập chưa cao. Đặc biệt kỹ năng xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học Địa lý của nhiều học sinh chưa tốt. Với mong muốn tìm ra và áp dụng hiệu quả phương pháp dạy học tích cực, phù hợp với đối tượng học sinh, giúp các em cảm thấy dễ học, dễ hiểu và tăng hứng thú khi học môn Địa lý tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ SƠ ĐỒ ĐỊA LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ CẤP THCS”.

- Sử dụng sơ đồ giúp học sinh dễ học, dễ ghi nhớ, tăng khả năng hệ thống hóa kiến thức. Góp phần hình thành kỹ năng phân tích, so sánh đối chiếu tốt hơn.

II. GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN:

1. Giải pháp thứ nhất : Hiểu rõ bản chất, cách xây dựng và sử dụng các loại sơ đồ trong dạy học Địa lý:

1.1. Yêu cầu của việc xây dựng sơ đồ:

Tính khoa học:


- Nội dung sơ đồ phải bám sát nội dung của bài học, các mối quan hệ phải là bản chất, khách quan chứ không phải do người xây dựng sắp đặt.

- Sơ đồ phải sử dụng phù hợp với nội dung, kiểu bài và đối tượng cần nghiên cứu.

- Sơ đồ phải đảm bảo tính lôgic, chính xác khoa học.

Tính sư phạm, tư tưởng:

Sơ đồ phải có tính khái quát hóa cao, qua sơ đồ học sinh có thể nhận thấy ngay các mối quan hệ khách quan, biện chứng.
1711951232489.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn---_Xây dựng và sử dụng hiệu quả sơ đồ Địa lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Địa...docx
    3 MB · Lượt tải : 1
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ QUAN TÂM
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh sáng kiến kinh nghiệm dạy lịch sử địa phương sáng kiến kinh nghiệm giáo dục địa phương sáng kiến kinh nghiệm lĩnh vực đất đai sáng kiến kinh nghiệm môn địa sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí 6 sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí 6 violet sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí 7 sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí 7 violet sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí 8 sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí 9 sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí thcs sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí thpt sáng kiến kinh nghiệm môn địa lý sáng kiến kinh nghiệm môn địa lý 9 violet sáng kiến kinh nghiệm môn địa lý hay nhất sáng kiến kinh nghiệm môn địa lý thcs sáng kiến kinh nghiệm môn địa lý thcs violet sáng kiến kinh nghiệm môn địa lý thpt violet sáng kiến kinh nghiệm môn địa lý violet sáng kiến kinh nghiệm to chức trò chơi địa lý sáng kiến kinh nghiệm trong quản lý đất đai sáng kiến kinh nghiệm về lĩnh vực đất đai sáng kiến kinh nghiệm địa sáng kiến kinh nghiệm địa 9 sáng kiến kinh nghiệm địa chính xã sáng kiến kinh nghiệm địa lí 12 sáng kiến kinh nghiệm địa lí 6 sáng kiến kinh nghiệm địa lí 7 sáng kiến kinh nghiệm địa lí 8 sáng kiến kinh nghiệm địa lí 8 hay sáng kiến kinh nghiệm địa lí 9 sáng kiến kinh nghiệm địa lí hay sáng kiến kinh nghiệm địa lí khối 6 sáng kiến kinh nghiệm địa lí thcs sáng kiến kinh nghiệm địa lý sáng kiến kinh nghiệm địa lý 12 sáng kiến kinh nghiệm địa lý 6 sáng kiến kinh nghiệm địa lý hay sáng kiến kinh nghiệm địa lý thcs sáng kiến kinh nghiệm địa lý thpt đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí thcs
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top