Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
SKKN Góp phần tìm hiểu văn hóa gia đình truyền thống và hiện đại được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 25 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Chương I: GIỚI THIỆU CHUNG
Nói đến gia đình thì ai cũng hiểu đây là một cặp vợ chồng và con cái của họ. Nhưng để có được một gia đình thì những đôi nam nữ thanh niên đến tuổi trưởng thành phải trải qua con đường tình yêu đích thức và một hôn lễ vui vẻ, hạnh phúc. Điều này chính là chặng đường đầu tiên giúp những cặp vợ chồng trẻ xây dựng nên một bản sắc văn hóa gia đình của họ nói riêng, để từ đó làm phong phú hơn văn hóa gia đình Việt Nam nói chung.
Văn hóa gia đình Việt Nam trước hết phải biết “tôn sư trọng đạo”, biết giữ gìn gia giáo, không được làm mất thể diện của gia đình, họ tộc, biết đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau. Văn hóa gia đình Việt Nam còn mang đậm nghĩa tình với người đã khuất, tiếp cận với những cơ sở tâm linh thiêng liêng và huyền ảo. Có những gia đình biên soạn gia phả để nhớ đến công đức những người đi trước hoặc truyền miệng cho nhau biết ngày kỵ giỗ để nhắc con cháu không được quên. Ngày nay, văn hóa gia đình là nuôi con khỏe, dạy con ngoan, bảo tồn cái “gien”, đầu tư cho con cái học thành tài để phục vụ xã hội.
Ngoài ra sắc thái văn hóa gia đình còn bao gồm các tri thức khoa học nhằm ứng dụng vào việc tổ chức cuộc sống cho hợp lý, thể hiện trong giao tiếp với bạn bè, xóm làng, khu phố. Văn hóa gia đình là một vấn đề rộng lớn, mênh mông vì trong đó bao gồm cả nghệ thuật sống làm cha, làm mẹ, làm con.
Biểu tượng đặc trưng của văn hóa gia đình được thể hiện qua thuần phong mỹ tục, nếp sống, tác phong của các thành viên trong gia đình. Sống có tôn ti trật tự, biết giữ gìn phẩm giá gia phong, biết đoàn kết đùm bọc thương yêu nhau, biết “thương người như thể thương thân”.
Văn hóa gia đình toát lên cái y thức về những biến thiên của lịch sử, về sự tồn vong của nòi giống, sự tiếp nối cái nghĩa đối với gia đình, họ tộc, những tấm gương trong sáng từ thế hệ này qua thế hệ khác.Văn hóa gia đình còn là sự tái tạo ra con người, sự tái tạo này không dừng lại sự tái tạo về thể xác mà là sự tái tạo về mặt tinh thần.
Văn hóa gia đình Việt Nam đã trở thành văn hóa truyền thống văn hóa của các dân tộc - một động lực phát triển mạnh mẽ của nhân dân ta. Câu chuyện Lạc Long Quân sánh duyên với Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng nở thành 100 con trai…hay 18 đời vua Hùng dựng nước đã nói lên được điều đó. Hồ Chí Minh cũng là biểu tượng của việc tiếp thu văn hóa gia đình và truyền thống văn hóa dân tộc, là biểu tượng của chí hướng phát triển của cộng đồng, Người được coi như một nhân vật huyền thoại trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Nói đến văn hóa gia đình, trước hết là nói đến quá trình hình thành nên gia đình, đó chính là những hôn lễ để chứng nhận hai bên nam nữ đã là người có gia đình riêng. Từ đó họ phải có trách nhiệm hơn đối với người bạn đời của mình cũng như đối với những người trong gia đình, dòng tộc và cả xã hội. Vì vậy trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về những nét văn hóa trong hôn lễ của người Việt xưa và nay.
Chương I: GIỚI THIỆU CHUNG
Nói đến gia đình thì ai cũng hiểu đây là một cặp vợ chồng và con cái của họ. Nhưng để có được một gia đình thì những đôi nam nữ thanh niên đến tuổi trưởng thành phải trải qua con đường tình yêu đích thức và một hôn lễ vui vẻ, hạnh phúc. Điều này chính là chặng đường đầu tiên giúp những cặp vợ chồng trẻ xây dựng nên một bản sắc văn hóa gia đình của họ nói riêng, để từ đó làm phong phú hơn văn hóa gia đình Việt Nam nói chung.
Văn hóa gia đình Việt Nam trước hết phải biết “tôn sư trọng đạo”, biết giữ gìn gia giáo, không được làm mất thể diện của gia đình, họ tộc, biết đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau. Văn hóa gia đình Việt Nam còn mang đậm nghĩa tình với người đã khuất, tiếp cận với những cơ sở tâm linh thiêng liêng và huyền ảo. Có những gia đình biên soạn gia phả để nhớ đến công đức những người đi trước hoặc truyền miệng cho nhau biết ngày kỵ giỗ để nhắc con cháu không được quên. Ngày nay, văn hóa gia đình là nuôi con khỏe, dạy con ngoan, bảo tồn cái “gien”, đầu tư cho con cái học thành tài để phục vụ xã hội.
Ngoài ra sắc thái văn hóa gia đình còn bao gồm các tri thức khoa học nhằm ứng dụng vào việc tổ chức cuộc sống cho hợp lý, thể hiện trong giao tiếp với bạn bè, xóm làng, khu phố. Văn hóa gia đình là một vấn đề rộng lớn, mênh mông vì trong đó bao gồm cả nghệ thuật sống làm cha, làm mẹ, làm con.
Biểu tượng đặc trưng của văn hóa gia đình được thể hiện qua thuần phong mỹ tục, nếp sống, tác phong của các thành viên trong gia đình. Sống có tôn ti trật tự, biết giữ gìn phẩm giá gia phong, biết đoàn kết đùm bọc thương yêu nhau, biết “thương người như thể thương thân”.
Văn hóa gia đình toát lên cái y thức về những biến thiên của lịch sử, về sự tồn vong của nòi giống, sự tiếp nối cái nghĩa đối với gia đình, họ tộc, những tấm gương trong sáng từ thế hệ này qua thế hệ khác.Văn hóa gia đình còn là sự tái tạo ra con người, sự tái tạo này không dừng lại sự tái tạo về thể xác mà là sự tái tạo về mặt tinh thần.
Văn hóa gia đình Việt Nam đã trở thành văn hóa truyền thống văn hóa của các dân tộc - một động lực phát triển mạnh mẽ của nhân dân ta. Câu chuyện Lạc Long Quân sánh duyên với Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng nở thành 100 con trai…hay 18 đời vua Hùng dựng nước đã nói lên được điều đó. Hồ Chí Minh cũng là biểu tượng của việc tiếp thu văn hóa gia đình và truyền thống văn hóa dân tộc, là biểu tượng của chí hướng phát triển của cộng đồng, Người được coi như một nhân vật huyền thoại trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Chương II: HÔN LỄ CỦA NGƯỜI VIỆT XƯA VÀ NAY
Nói đến văn hóa gia đình, trước hết là nói đến quá trình hình thành nên gia đình, đó chính là những hôn lễ để chứng nhận hai bên nam nữ đã là người có gia đình riêng. Từ đó họ phải có trách nhiệm hơn đối với người bạn đời của mình cũng như đối với những người trong gia đình, dòng tộc và cả xã hội. Vì vậy trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về những nét văn hóa trong hôn lễ của người Việt xưa và nay.