Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
[SKKN MÔN ĐỊA] CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY TIẾT ÔN TẬP ĐẠT HIỆU QỦA TRONG MÔN ĐỊA LÝ THCS được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 17 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong xu hướng đổi mới phương pháp giáo dục nói chung, môn Địa lí nói riêng, việc áp dụng các phương pháp dạy và học sao cho hiệu quả, phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh, đây là một vấn đề hết sức bức thiết. Những năm gần đây định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên thì học sinh đã chủ động, ý thức, vận dụng linh hoạt sáng tạo kiến thức, kĩ năng đã thu nhận được. Đặc biệt đối với tầm nhận thức của học sinh THCS thì những hệ thống kiến thức từ địa lí đại cương đến địa lí các châu lục, địa lí kinh tế - xã hội rất đa dạng, đôi khi quá trừu tượng.
Kiến thức ở mỗi bài dạy đã khó, tiết ôn tập lại càng khó hơn, do số lượng bài nhiều. Giáo viên thường không đủ thời gian khi ôn tập. Vì vậy thường có sự áp đặt kiến thức cho học sinh trên cơ sở sách giáo khoa đã đưa ra.
Giáo viên áp dụng chủ yếu phương pháp giảng thuật tràn lan mà không chốt được những điều cơ bản nên học sinh không nắm được bài, trở nên lúng túng hơn trong khâu chuẩn bị bài ôn tập ở nhà. Mặt khác các em còn phải lo chuẩn bị bài cho nhiều môn học nữa. Do đó việc tham gia xây dựng bài ôn tập còn mang tính thụ động.
Các bậc phụ huynh và học sinh chưa có sự nhìn nhận và đánh giá đúng về môn học nên các em ít đầu tư, học để đối phó.
Từ những khó khăn vướng mắc trên tôi nhận thấy cần phải có sự định hướng đúng đắn hơn cho tiết ôn tập địa lí. Do đó tôi chọn đề tài này mong quý đông nghiệp tận tình góp ý, xây dựng cho hoàn hảo hơn để góp phần vào những tiết ôn tập mà trong chương trình chưa có hướng dẫn cụ thể.
II.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
- Theo định hướng chung, việc đổi mới phương pháp dạy học mà Nghị Quyết Trung Ương 2 (khóa VIII) nêu rõ: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào trong quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”. Tiết ôn tập là người dạy và người học sẽ hệ thống hóa kiến thức trọng tâm trong mỗi chủ đề, chương, phần học ở từng giữa kì, cuối kì trong một năm. Vì vậy giữa giáo viên và học sinh cần có sự phối kết hợp một cách nhịp nhàng thì giờ ôn tập sẽ có hiệu quả cao.
- Qua thực tế giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp một số tiết ôn tập, tôi thấy còn có sự lúng túng , học sinh phần lớn bị thụ động trong khâu chuẩn bị bài, tiết học rất sơ sài nên không phát huy được yêu cầu và hiệu quả của tiết học này.
- Trong chương trình địa lí THCS được bao quát từ kiến thức đại cương đến địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế, xã hội. Tôi rút kết được trong tiết ôn tập phải làm rõ hai vấn đề cơ bản là: kiến thức và kĩ năng.
* Đối với kiến thức: thể hiện ở ba mức độ (Nhận biết, thông hiểu và vận dụng)
* Đối với kĩ năng: thể hiện vận dụng ở mức thấp và mức cao tùy thuộc vào từng khối lớp cho phù hợp, vận dụng mức cao chủ yếu áp dụng cho khối lớp 9 phần vẽ và phân tích biểu đồ đòi hỏi học sinh xử lí số liệu hay phán đoán biểu đồ trước khi vẽ cho chính xác.
- Nếu trong mỗi đơn vị bài học thì phần mục tiêu bài dạy cũng đã có, vậy khi tổng hợp kiến thức giáo viên cũng áp dụng vào mục tiêu này để tiến hành củng cố lại kiến thức cho học sinh ở toàn phần, chương, chủ đề…
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong xu hướng đổi mới phương pháp giáo dục nói chung, môn Địa lí nói riêng, việc áp dụng các phương pháp dạy và học sao cho hiệu quả, phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh, đây là một vấn đề hết sức bức thiết. Những năm gần đây định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên thì học sinh đã chủ động, ý thức, vận dụng linh hoạt sáng tạo kiến thức, kĩ năng đã thu nhận được. Đặc biệt đối với tầm nhận thức của học sinh THCS thì những hệ thống kiến thức từ địa lí đại cương đến địa lí các châu lục, địa lí kinh tế - xã hội rất đa dạng, đôi khi quá trừu tượng.
Kiến thức ở mỗi bài dạy đã khó, tiết ôn tập lại càng khó hơn, do số lượng bài nhiều. Giáo viên thường không đủ thời gian khi ôn tập. Vì vậy thường có sự áp đặt kiến thức cho học sinh trên cơ sở sách giáo khoa đã đưa ra.
Giáo viên áp dụng chủ yếu phương pháp giảng thuật tràn lan mà không chốt được những điều cơ bản nên học sinh không nắm được bài, trở nên lúng túng hơn trong khâu chuẩn bị bài ôn tập ở nhà. Mặt khác các em còn phải lo chuẩn bị bài cho nhiều môn học nữa. Do đó việc tham gia xây dựng bài ôn tập còn mang tính thụ động.
Các bậc phụ huynh và học sinh chưa có sự nhìn nhận và đánh giá đúng về môn học nên các em ít đầu tư, học để đối phó.
Từ những khó khăn vướng mắc trên tôi nhận thấy cần phải có sự định hướng đúng đắn hơn cho tiết ôn tập địa lí. Do đó tôi chọn đề tài này mong quý đông nghiệp tận tình góp ý, xây dựng cho hoàn hảo hơn để góp phần vào những tiết ôn tập mà trong chương trình chưa có hướng dẫn cụ thể.
II.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
- Theo định hướng chung, việc đổi mới phương pháp dạy học mà Nghị Quyết Trung Ương 2 (khóa VIII) nêu rõ: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào trong quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”. Tiết ôn tập là người dạy và người học sẽ hệ thống hóa kiến thức trọng tâm trong mỗi chủ đề, chương, phần học ở từng giữa kì, cuối kì trong một năm. Vì vậy giữa giáo viên và học sinh cần có sự phối kết hợp một cách nhịp nhàng thì giờ ôn tập sẽ có hiệu quả cao.
- Qua thực tế giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp một số tiết ôn tập, tôi thấy còn có sự lúng túng , học sinh phần lớn bị thụ động trong khâu chuẩn bị bài, tiết học rất sơ sài nên không phát huy được yêu cầu và hiệu quả của tiết học này.
- Trong chương trình địa lí THCS được bao quát từ kiến thức đại cương đến địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế, xã hội. Tôi rút kết được trong tiết ôn tập phải làm rõ hai vấn đề cơ bản là: kiến thức và kĩ năng.
* Đối với kiến thức: thể hiện ở ba mức độ (Nhận biết, thông hiểu và vận dụng)
* Đối với kĩ năng: thể hiện vận dụng ở mức thấp và mức cao tùy thuộc vào từng khối lớp cho phù hợp, vận dụng mức cao chủ yếu áp dụng cho khối lớp 9 phần vẽ và phân tích biểu đồ đòi hỏi học sinh xử lí số liệu hay phán đoán biểu đồ trước khi vẽ cho chính xác.
- Nếu trong mỗi đơn vị bài học thì phần mục tiêu bài dạy cũng đã có, vậy khi tổng hợp kiến thức giáo viên cũng áp dụng vào mục tiêu này để tiến hành củng cố lại kiến thức cho học sinh ở toàn phần, chương, chủ đề…