Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
[SKKN MÔN HÓA] Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh qua Thực hành, trải nghiệm và khám phá được soạn dưới dạng file word/ powerpoint gồm các thư mục, file, links. Các bạn xem và tải về ở dưới.
II. Nội dung
1. Lý do chọn đề tài
Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm và lý thuyết vì vậy việc sử dụng thí nghiệm trong giảng dạy là một phần không thể thiếu trong dạy và học môn Hóa học. Qua những thí nghiệm Hoá học làm sáng tỏ mối liên hệ phát sinh giữa các sự vật, giải thích được bản chất của các hiện tượng Hoá học từ đó học sinh có được những kiến thức, kỹ năng tổng hợp và vận dụng vào thực tế đời sống.
Theo các nghiên cứu về phương pháp dạy học thì thí nghiệm thực hành trong trường THPT là cơ sở của việc học Hóa học; vừa để kiểm chứng lý thuyết vừa để rèn luyện kỹ năng thực hành.
Thông qua thí nghiệm, HS nắm kiến thức một cách hứng thú, vững chắc và sâu sắc hơn.
Đối với các học sinh mới bắt đầu tiếp cận với môn Hoá học, các em thường nghe:
Là hoá học nghĩa là chai với lọ
Là bình to bình nhỏ... đủ thứ bình
Là ống dài , ống ngắn xếp linh tinh
Là kẹp gỗ, bình cầu, phễu chiết.
*
Là Hoá học nghĩa là làm phản ứng
Cho bay hơi , ngưng tụ , thăng hoa
Nào là đun , gạn, lọc , trung hoà
Chất chỉ thị muôn vàn biến ảo!
*
Nhưng chắc hẳn trong quá trình học tập các em sẽ thấy Hoá học thật gần như bát cơm mẹ nấu không chỉ dẻo thơm mà nhai kĩ sẽ có vị ngọt; Hoá học cũng hiện hữu bên ánh lửa ấm áp đêm đông nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ nếu sưởi than trong phòng kín …
Như vậy, kiến thức của bộ môn Hoá học không chỉ ở trong sách vở mà thường xuyên được vận dụng trong cuộc sống. Với quan điểm “Lý thuyết phải gắn liền với thực tiễn - Học phải đi đôi với hành” Bộ GD và ĐT đã đổi mới từ việc học đến thi cử: năm 2006 trong chương trình Hoá học phổ thông đã bổ sung 5-6 tiết thực hành/khối lớp. Và từ năm 2014 đến nay, trong đề thi Đại học bắt đầu xuất hiện các câu hỏi về thực hành thí nghiệm, câu hỏi liên hệ thực tế:
II. Nội dung
1. Lý do chọn đề tài
Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm và lý thuyết vì vậy việc sử dụng thí nghiệm trong giảng dạy là một phần không thể thiếu trong dạy và học môn Hóa học. Qua những thí nghiệm Hoá học làm sáng tỏ mối liên hệ phát sinh giữa các sự vật, giải thích được bản chất của các hiện tượng Hoá học từ đó học sinh có được những kiến thức, kỹ năng tổng hợp và vận dụng vào thực tế đời sống.
Theo các nghiên cứu về phương pháp dạy học thì thí nghiệm thực hành trong trường THPT là cơ sở của việc học Hóa học; vừa để kiểm chứng lý thuyết vừa để rèn luyện kỹ năng thực hành.
Thông qua thí nghiệm, HS nắm kiến thức một cách hứng thú, vững chắc và sâu sắc hơn.
Đối với các học sinh mới bắt đầu tiếp cận với môn Hoá học, các em thường nghe:
Là hoá học nghĩa là chai với lọ
Là bình to bình nhỏ... đủ thứ bình
Là ống dài , ống ngắn xếp linh tinh
Là kẹp gỗ, bình cầu, phễu chiết.
*
Là Hoá học nghĩa là làm phản ứng
Cho bay hơi , ngưng tụ , thăng hoa
Nào là đun , gạn, lọc , trung hoà
Chất chỉ thị muôn vàn biến ảo!
*
Nhưng chắc hẳn trong quá trình học tập các em sẽ thấy Hoá học thật gần như bát cơm mẹ nấu không chỉ dẻo thơm mà nhai kĩ sẽ có vị ngọt; Hoá học cũng hiện hữu bên ánh lửa ấm áp đêm đông nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ nếu sưởi than trong phòng kín …
Như vậy, kiến thức của bộ môn Hoá học không chỉ ở trong sách vở mà thường xuyên được vận dụng trong cuộc sống. Với quan điểm “Lý thuyết phải gắn liền với thực tiễn - Học phải đi đôi với hành” Bộ GD và ĐT đã đổi mới từ việc học đến thi cử: năm 2006 trong chương trình Hoá học phổ thông đã bổ sung 5-6 tiết thực hành/khối lớp. Và từ năm 2014 đến nay, trong đề thi Đại học bắt đầu xuất hiện các câu hỏi về thực hành thí nghiệm, câu hỏi liên hệ thực tế: