Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
[SKKN MÔN HÓA] PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM XÁC ĐỊNH KIM LOẠI được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 30 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
* Hóa học là môn khoa học vừa lý thuyết vừa thực nghiệm nên có tính hấp dẫn, nhưng lại là một môn học khó. Vì vậy muốn học tốt môn Hóa Học ngoài nắm vững kiến thức cơ bản, biết suy luận,... thì việc tổng hợp các dạng bài tập và đề ra phương pháp giải các dạng bài tập đó trong trường hợp tổng quát là một phần không thể thiếu trong việc củng cố kiến thức, rèn luyện những kĩ năng cơ bản cho học sinh.
* Trong phân phối chương trình của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo số tiết bài tập lại hơi ít (đặc biệt với các bài tập trắc nghiệm) so với nhu cầu cần củng cố kiến thức cho học sinh.
* Trong yêu cầu đổi mới giáo dục về việc đánh giá học sinh bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan, thì khả năng giải toán Hóa Học của các em còn rất nhiều hạn chế, thường các em giải rất dài dòng, nặng nề về mặt toán học không cần thiết thậm chí không giải được vì qúa nhiều ẩn số, nhưng khi nắm được dạng bài và phương pháp giải sẽ giúp các em tìm ra đáp án một cách nhanh chóng.
* Việc lựa chọn phương pháp thích hợp để giải bài tập lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Mỗi bài tập có thể có nhiều phương pháp giải khác nhau. Nhưng nếu biết phân dạng và lựa chọn phương pháp hợp lý, sẽ giúp học sinh trong thời gian ngắn đã nắm được các dạng bài tập, nắm được phương pháp giải.
* Tôi luôn động viên, khuyến khích các em tìm tòi và sáng tạo để bổ sung thêm các bài tập, vì vậy học sinh có năng lực rất hứng thú trong học tập, còn những học sinh yếu, trung bình cũng tìm thấy ở đây những điều cần thiết cho mình.
* Xuất phát từ những lí do trên, cùng với một số kinh nghiệm sau những năm giảng dạy trong năm học 2011 - 2012 này, tôi đã chọn đề tài:
“Phân loại và phương pháp giải bài tập trắc nghiệm xác định kim loại”.
1) Cơ sở lý luận:
* Cơ sở lý thuyết của đề tài:
- Về nguyên tắc để xác định một kim loại phải tìm được nguyên tử khối của kim loại đó.
- Nắm vững tính chất hóa học của kim loại, các phương pháp điều chế kim loại, tính chất của axít, muối, bazơ, oxít kim loại.
- Nếu 2 kim loại thuộc cùng 1 nhóm A và ở 2 chu kì liên tiếp nhau thì gọi M là kim loại tương đương của 2 kim loại đó. Tìm nguyên tử khối trung bình của 2 kim loại và dùng BTH suy ra tên 2 kim loại
- Một số kim loại khi tác dụng với các chất khác nhau thường thể hiện các hoá trị khác nhau (VD: Fe tác dụng với HCl, H2SO4 loãng tạo muối sắt II, còn khi tác dụng với Cl2, H2SO4 đặc, nóng, HNO3 tạo muối sắt III), vì vậy khi làm bài tập phải đặt kim loại có hai hoá trị khác nhau nếu cho tác dụng với hai chất khác nhau.
- Nếu bài toán hỗn hợp đầu được chia làm 2 phần không bằng nhau thì khi giải ta giả sử phần này gấp k lần phần kia, như vậy số mol các chất ở phần này cũng gấp k lần số mol các chất ở phần kia.
- Để giải bài tập xác định kim loại ta thường kết hợp các phương pháp: Bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron, bảo toàn nguyên tố, phương pháp đường chéo, phương pháp tăng giảm khối lượng,...
2) Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
Đề tài được chia thành hai phần:
* Phần 1: Phân loại các dạng bài tập thường gặp: 7 dạng bài tập cụ thể:
- Dạng 1: Xác định kim loại dựa vào bài tập kim loại tác dụng với axit.
- Dạng 2: Xác định kim loại dựa vào bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối.
- Dạng 3: Xác định kim loại dựa vào bài tập kim loại tác dụng với chất khí.
- Dạng 4: Xác định kim loại dựa vào bài tập muối cacbonat.
- Dạng 5: Xác định kim loại dựa vào bài tập điện phân.
- Dạng 6: Xác định kim loại dựa vào bài tập khử oxit kim loại.
- Dạng 7: Xác định kim loại dựa vào bài tập kim loại tác dụng với nước.
Mỗi dạng đều có hai phần: 1. kiến thức cần nhớ và phương pháp; 2. ví dụ minh họa đưa ra hệ thống những bài tập đa dạng, khai thác ở nhiều khía cạnh khác nhau từ cơ bản đến nâng cao, vừa hay, vừa có loại khó và hướng dẫn giải cho các dạng đó với phương pháp ngắn gọn và dễ nhớ.
* Phần 2: Các bài tập vận dụng: Cung cấp hệ thống bài tập từ dễ đến khó nhằm giúp các em tự ôn luyện, phân loại và vận dụng phương pháp hợp lý để giải chúng một cách nhanh nhất, qua đó giúp các em nắm chắc phương pháp giải hơn.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
* Hóa học là môn khoa học vừa lý thuyết vừa thực nghiệm nên có tính hấp dẫn, nhưng lại là một môn học khó. Vì vậy muốn học tốt môn Hóa Học ngoài nắm vững kiến thức cơ bản, biết suy luận,... thì việc tổng hợp các dạng bài tập và đề ra phương pháp giải các dạng bài tập đó trong trường hợp tổng quát là một phần không thể thiếu trong việc củng cố kiến thức, rèn luyện những kĩ năng cơ bản cho học sinh.
* Trong phân phối chương trình của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo số tiết bài tập lại hơi ít (đặc biệt với các bài tập trắc nghiệm) so với nhu cầu cần củng cố kiến thức cho học sinh.
* Trong yêu cầu đổi mới giáo dục về việc đánh giá học sinh bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan, thì khả năng giải toán Hóa Học của các em còn rất nhiều hạn chế, thường các em giải rất dài dòng, nặng nề về mặt toán học không cần thiết thậm chí không giải được vì qúa nhiều ẩn số, nhưng khi nắm được dạng bài và phương pháp giải sẽ giúp các em tìm ra đáp án một cách nhanh chóng.
* Việc lựa chọn phương pháp thích hợp để giải bài tập lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Mỗi bài tập có thể có nhiều phương pháp giải khác nhau. Nhưng nếu biết phân dạng và lựa chọn phương pháp hợp lý, sẽ giúp học sinh trong thời gian ngắn đã nắm được các dạng bài tập, nắm được phương pháp giải.
* Tôi luôn động viên, khuyến khích các em tìm tòi và sáng tạo để bổ sung thêm các bài tập, vì vậy học sinh có năng lực rất hứng thú trong học tập, còn những học sinh yếu, trung bình cũng tìm thấy ở đây những điều cần thiết cho mình.
* Xuất phát từ những lí do trên, cùng với một số kinh nghiệm sau những năm giảng dạy trong năm học 2011 - 2012 này, tôi đã chọn đề tài:
“Phân loại và phương pháp giải bài tập trắc nghiệm xác định kim loại”.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1) Cơ sở lý luận:
* Cơ sở lý thuyết của đề tài:
- Về nguyên tắc để xác định một kim loại phải tìm được nguyên tử khối của kim loại đó.
- Nắm vững tính chất hóa học của kim loại, các phương pháp điều chế kim loại, tính chất của axít, muối, bazơ, oxít kim loại.
- Nếu 2 kim loại thuộc cùng 1 nhóm A và ở 2 chu kì liên tiếp nhau thì gọi M là kim loại tương đương của 2 kim loại đó. Tìm nguyên tử khối trung bình của 2 kim loại và dùng BTH suy ra tên 2 kim loại
- Một số kim loại khi tác dụng với các chất khác nhau thường thể hiện các hoá trị khác nhau (VD: Fe tác dụng với HCl, H2SO4 loãng tạo muối sắt II, còn khi tác dụng với Cl2, H2SO4 đặc, nóng, HNO3 tạo muối sắt III), vì vậy khi làm bài tập phải đặt kim loại có hai hoá trị khác nhau nếu cho tác dụng với hai chất khác nhau.
- Nếu bài toán hỗn hợp đầu được chia làm 2 phần không bằng nhau thì khi giải ta giả sử phần này gấp k lần phần kia, như vậy số mol các chất ở phần này cũng gấp k lần số mol các chất ở phần kia.
- Để giải bài tập xác định kim loại ta thường kết hợp các phương pháp: Bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron, bảo toàn nguyên tố, phương pháp đường chéo, phương pháp tăng giảm khối lượng,...
2) Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
Đề tài được chia thành hai phần:
* Phần 1: Phân loại các dạng bài tập thường gặp: 7 dạng bài tập cụ thể:
- Dạng 1: Xác định kim loại dựa vào bài tập kim loại tác dụng với axit.
- Dạng 2: Xác định kim loại dựa vào bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối.
- Dạng 3: Xác định kim loại dựa vào bài tập kim loại tác dụng với chất khí.
- Dạng 4: Xác định kim loại dựa vào bài tập muối cacbonat.
- Dạng 5: Xác định kim loại dựa vào bài tập điện phân.
- Dạng 6: Xác định kim loại dựa vào bài tập khử oxit kim loại.
- Dạng 7: Xác định kim loại dựa vào bài tập kim loại tác dụng với nước.
Mỗi dạng đều có hai phần: 1. kiến thức cần nhớ và phương pháp; 2. ví dụ minh họa đưa ra hệ thống những bài tập đa dạng, khai thác ở nhiều khía cạnh khác nhau từ cơ bản đến nâng cao, vừa hay, vừa có loại khó và hướng dẫn giải cho các dạng đó với phương pháp ngắn gọn và dễ nhớ.
* Phần 2: Các bài tập vận dụng: Cung cấp hệ thống bài tập từ dễ đến khó nhằm giúp các em tự ôn luyện, phân loại và vận dụng phương pháp hợp lý để giải chúng một cách nhanh nhất, qua đó giúp các em nắm chắc phương pháp giải hơn.