Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
[SKKN MÔN NGỮ VĂN] CHUYÊN ĐỀ NGOẠI KHÓA VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 22 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Sự cần thiết của việc tổ chức ngoại khóa về Văn học dân gian:
Thực hiện theo chủ trương kế hoạch năm học 2010 – 2011 của trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh: mỗi tổ bộ môn có ít nhất từ một đến hai chuyên đề.
Hoạt động ngoại khoá Văn học theo quan niệm đổi mới phương pháp dạy học là một hình thức tự học tích cực, bổ ích và có hiệu quả, nối liền bục giảng với thực tiễn đời sống; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, qua đó kiểm tra chất lượng dạy học trong những giờ học chính khoá. Vì thế hoạt động ngoại khoá Văn học vừa là hoạt động giáo dục, vừa là hoạt động thẩm mỹ "góp phần tạo ra lối sống văn hoá và khả năng hưởng thụ văn hoá nghệ thuật cho học sinh. Qua hoạt động ngoại khóa Văn học, học sinh được phát triển cân đối về trí tuệ, đạo đức, thể dục và mĩ dục" (Phan Trọng Luận, Phương pháp dạy văn, NXB Đại học Quốc gia 1996, Tr. 381).
Hoạt động ngoại khoá Văn học càng cần thiết và bổ ích khi được áp dụng vào quá trình dạy học phần Văn học dân gian ở trường THPT vì những lí do sau:
- Ngoại khoá về Văn học dân gian góp phần làm sáng tỏ những đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian: tính tập thể, tính truyền miệng, gắn với sinh hoạt xã hội.
Ví dụ, để làm rõ đặc điểm gắn với sinh hoạt xã hội của Văn học dân gian, giáo viên phải lý giải về hoàn cảnh nảy sinh và môi trường diễn xướng; làm sáng tỏ tính dị bản thì so sánh nhiều văn bản khác nhau sẽ giúp giờ học sinh động, hiệu quả. Những thao tác này khó có thể thực hiện được trong giờ chính khoá do hạn chế về thời gian.
- Ngoại khoá về Văn học dân gian cho phép giáo viên khai thác tác phẩm Văn học dân gian ở nhiều góc độ, thoả mãn nhu cầu làm "sống lại" tác phẩm Văn học dân gian trong môi trường diễn xướng, thông qua các hình thức trình diễn bằng lời - nhạc - vũ, làm sáng lên những vẻ đẹp độc đáo của Văn học dân gian.
- Ngoại khoá về Văn học dân gian cho phép người dạy khắc phục những bất cập trong chương trình giữa thời gian cho phép và khối lượng kiến thức cần phải truyền đạt; có thể mở rộng và đào sâu những nội dung quan trọng, bổ sung những vấn đề chưa được đặt ra trong chương trình chính khoá.
- Ngoài ra, ngoại khóa về Văn học dân gian còn tăng cường tính thời sự, xã hội cho nội dung bài học.
Hoạt động ngoại khoá về Văn học dân gian giúp học sinh hiểu rõ thêm về vị trí, vai trò, giá trị của Văn học dân gian với đời sống văn hóa dân tộc để có thái độ trân trọng đối với di sản văn hóa tinh thần của dân tộc, từ đó thêm lòng say mê với Văn học dân gian.
2. Thuận lợi và khó khăn khi tổ chức thực hiện:
a. Thuận lợi:
- Chuyên đề được sự nhất trí cao của Ban giám hiệu từ khi ý tưởng mới hình thành.
- Chất lượng tuyển sinh học sinh khối 10 năm học 2010 – 2011 cao, các em ham học hỏi, tìm tòi.
- Sự quyết tâm đầu tư vào chuyên đề của tổ bộ môn và của bản thân.
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Sự cần thiết của việc tổ chức ngoại khóa về Văn học dân gian:
Thực hiện theo chủ trương kế hoạch năm học 2010 – 2011 của trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh: mỗi tổ bộ môn có ít nhất từ một đến hai chuyên đề.
Hoạt động ngoại khoá Văn học theo quan niệm đổi mới phương pháp dạy học là một hình thức tự học tích cực, bổ ích và có hiệu quả, nối liền bục giảng với thực tiễn đời sống; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, qua đó kiểm tra chất lượng dạy học trong những giờ học chính khoá. Vì thế hoạt động ngoại khoá Văn học vừa là hoạt động giáo dục, vừa là hoạt động thẩm mỹ "góp phần tạo ra lối sống văn hoá và khả năng hưởng thụ văn hoá nghệ thuật cho học sinh. Qua hoạt động ngoại khóa Văn học, học sinh được phát triển cân đối về trí tuệ, đạo đức, thể dục và mĩ dục" (Phan Trọng Luận, Phương pháp dạy văn, NXB Đại học Quốc gia 1996, Tr. 381).
Hoạt động ngoại khoá Văn học càng cần thiết và bổ ích khi được áp dụng vào quá trình dạy học phần Văn học dân gian ở trường THPT vì những lí do sau:
- Ngoại khoá về Văn học dân gian góp phần làm sáng tỏ những đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian: tính tập thể, tính truyền miệng, gắn với sinh hoạt xã hội.
Ví dụ, để làm rõ đặc điểm gắn với sinh hoạt xã hội của Văn học dân gian, giáo viên phải lý giải về hoàn cảnh nảy sinh và môi trường diễn xướng; làm sáng tỏ tính dị bản thì so sánh nhiều văn bản khác nhau sẽ giúp giờ học sinh động, hiệu quả. Những thao tác này khó có thể thực hiện được trong giờ chính khoá do hạn chế về thời gian.
- Ngoại khoá về Văn học dân gian cho phép giáo viên khai thác tác phẩm Văn học dân gian ở nhiều góc độ, thoả mãn nhu cầu làm "sống lại" tác phẩm Văn học dân gian trong môi trường diễn xướng, thông qua các hình thức trình diễn bằng lời - nhạc - vũ, làm sáng lên những vẻ đẹp độc đáo của Văn học dân gian.
- Ngoại khoá về Văn học dân gian cho phép người dạy khắc phục những bất cập trong chương trình giữa thời gian cho phép và khối lượng kiến thức cần phải truyền đạt; có thể mở rộng và đào sâu những nội dung quan trọng, bổ sung những vấn đề chưa được đặt ra trong chương trình chính khoá.
- Ngoài ra, ngoại khóa về Văn học dân gian còn tăng cường tính thời sự, xã hội cho nội dung bài học.
Hoạt động ngoại khoá về Văn học dân gian giúp học sinh hiểu rõ thêm về vị trí, vai trò, giá trị của Văn học dân gian với đời sống văn hóa dân tộc để có thái độ trân trọng đối với di sản văn hóa tinh thần của dân tộc, từ đó thêm lòng say mê với Văn học dân gian.
2. Thuận lợi và khó khăn khi tổ chức thực hiện:
a. Thuận lợi:
- Chuyên đề được sự nhất trí cao của Ban giám hiệu từ khi ý tưởng mới hình thành.
- Chất lượng tuyển sinh học sinh khối 10 năm học 2010 – 2011 cao, các em ham học hỏi, tìm tòi.
- Sự quyết tâm đầu tư vào chuyên đề của tổ bộ môn và của bản thân.