Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
[SKKN MÔN NGỮ VĂN] MỘT VÀI ĐIỂM GIAO THOA VĂN HÓA GIỮA ĐƯỜNG THI VỚI CHINH PHỤ NGÂM VÀ TRUYỆN KIỀU được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 21 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Văn học trung đại Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc với nền văn hóa Trung Quốc, đặc biệt là về thi pháp và ngôn ngữ chữ Hán. Trong đó có nhiều điển tích điển cố được dùng quen thuộc. Chính vì vậy đã có một sự giao thoa văn hóa nhất định, cần được nghiên cứu ứng dụng vào giảng dạy.
Thiên tài Marx đã đi trước thời đại với câu nói nổi tiếng: “Tất cả các dân tộc đều có thể và cần phải học tập ở các dân tộc khác”. Với ưu thế của một cái nôi văn minh, Trung Quốc từ lâu có một sức ảnh hưởng mạnh mẽ, rộng rãi đến văn hoá, văn học khu vực, trong đó có Việt Nam. Nhưng mỗi nền văn hoá lại có sức mạnh tự thân, thể hiện bản lĩnh và ý chí sáng tạo của dân tộc mình mà nhờ đó, các dân tộc mới tránh được nguy cơ bị đồng hoá.
Sự giao thoa văn hóa đã tạo nên một hệ số văn hóa nhất định mang hằng số lịch sử.
Do vậy, thiết nghĩ, việc đi sâu tìm hiểu, khảo sát sự tương tác giữa Trung Quốc và Việt Nam về phương diện văn học, qua hiện tượng thơ Đường chẳng hạn, là một vấn đề thú vị. Vì có ý nghĩa thực tiễn và lí luận không nhỏ, cả về khoa học văn chương cơ bản lẫn khoa học sư phạm.
Trong chương trình Ngữ văn THCS, phần Văn học trung đại Việt Nam và văn học Trung Quốc chiếm một thời lượng không nhỏ.
Ở chương trình Ngữ văn lớp 10, có 21 tiết Văn học trung đại Việt Nam, trong đó có 6 tiết Chinh phụ ngâm và Truyện Kiều. Phần Văn học Trung Quốc có học 4 bài thơ Đường nổi tiếng và hai chương trong Tam quốc diễn nghĩa.
Ở chương trình ngữ văn lớp 11 có đến 20 tiết văn học trung đại Việt Nam với nhiều điển tích điển cố. Phần tiếng Việt có 1 tiết thực hành: thành ngữ - điển cố.
Ai cũng biết văn hoá, văn học Trung Quốc nói chung và thơ Đường nói riêng có một sức ảnh hưởng mạnh mẽ, rộng rãi đến văn hoá, văn học trong khu vực, tới mức học giả Leon Van Dermesche từng nói : “Ở Nhật, Trung Quốc, Việt Nam và Singapore, ánh trăng thu đã được chiêm ngưỡng bằng con mắt của Lí Thái Bạch”.
Với lí do đó, tôi viết đề tài Bước đầu tìm hiểu một vài sự giao thoa văn hóa giữa một số bài Đường thi với Chinh phụ Ngâm và Truyện Kiều… trong thơ trung đại Việt Nam.
Đề tài này được rút ra từ thực tiễn qua hơn 20 năm tôi trực tiếp giảng dạy phần văn học trung đại Việt Nam và văn học Trung Quốc. Đây cũng là đề tài mà thời sinh viên tôi cũng đã có dịp nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của các bậc thầy Hán –Nôm ở khoa Văn- Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh hơn 20 năm về trước ở góc độ văn hóa so sánh.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU (hay đóng góp của đề tài)
Theo tôi suy nghiệm, khi nghiên cứu mối quan hệ giữa nền văn học này với nền văn học kia thì một hiện tượng cực đoan thường xảy ra: cố gắng biện bạch để khẳng định tính ưu việt, ưu thắng của một nền văn học nào đó với một hoặc một vài nền văn học còn lại. Thành tựu của các bộ môn văn hoá so sánh và văn học so sánh trong mấy thập niên gần đây cho thấy… đó là phương pháp đi tìm sự giao thoa văn hóa giữa các nền văn hóa khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau.
Bởi lẽ mỗi nền văn hoá, văn học của mỗi dân tộc, tộc người có những nét đặc sắc riêng, không bị “hoà tan” trong bối cảnh chung. Hay gọi cho đúng theo thuật ngữ của xã hội học đương đại là bản sắc- cái làm nên diện mạo đa dạng, phong phú và sinh động của văn hoá, văn minh nhân loại.
Đó là chưa kể trong thời trung đại (midle age), việc tập cổ, vay mượn, cải biến những văn liệu, thi liệu có sẵn (điển tích, điển cố, đề tài, chủ đề, motif...) là một hiện tượng mang tính quy luật của hầu hết các nền văn học, không có gì phải “đỏ mặt” như thời đại tác quyền ngày nay.
Đề tài của tôi sẽ tập trung khảo sát; sơ giản; thẩm định; đặc sắc tâm hồn Trung Quốc, Việt Nam qua những chứng liệu cụ thể mà tôi biết được. Những chỗ tìm hiểu của đề tài, nếu có, sẽ là đóng góp vào việc giảng dạy phân môn văn học Trung Quốc, phân môn văn học trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ Văn THPT. Trong đó cụ thể là tìm hiểu một vài điểm giao thoa văn hóa giữa một số bài thơ Đường với Chinh Phụ ngâm và truyện Kiều.
Dạy văn học trung đại Việt Nam hay văn học Trung Quốc mà giáo viên và học sinh không nắm vững các điển tích - điển cố thì sẽ là một thiếu sót lớn, dưới góc độ thi pháp học với hệ thống các phương thức và phương tiện biểu hiện.
Tôi viết đề tài này là kết quả nỗ lực học tập, nghiên cứu của bản thân tôi; không có sự vay mượn, chép lại từ bất cứ công trình nào (ngoại trừ những hiện tượng hiển nhiên ai cũng biết như là thứ tài sản chung qua các chú thích trong sách - nhưng không có hoặc chưa có phân tích ).
Về các bản dịch nghĩa chữ Hán, các bậc túc Nho tiền bối đã dịch khá sát văn bản gốc, chỉ có một số chỗ tôi chua thêm cho rõ ý hơn để phù hợp với trình độ học sinh phổ thông (không dám nói là dịch lại).
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Văn học trung đại Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc với nền văn hóa Trung Quốc, đặc biệt là về thi pháp và ngôn ngữ chữ Hán. Trong đó có nhiều điển tích điển cố được dùng quen thuộc. Chính vì vậy đã có một sự giao thoa văn hóa nhất định, cần được nghiên cứu ứng dụng vào giảng dạy.
Thiên tài Marx đã đi trước thời đại với câu nói nổi tiếng: “Tất cả các dân tộc đều có thể và cần phải học tập ở các dân tộc khác”. Với ưu thế của một cái nôi văn minh, Trung Quốc từ lâu có một sức ảnh hưởng mạnh mẽ, rộng rãi đến văn hoá, văn học khu vực, trong đó có Việt Nam. Nhưng mỗi nền văn hoá lại có sức mạnh tự thân, thể hiện bản lĩnh và ý chí sáng tạo của dân tộc mình mà nhờ đó, các dân tộc mới tránh được nguy cơ bị đồng hoá.
Sự giao thoa văn hóa đã tạo nên một hệ số văn hóa nhất định mang hằng số lịch sử.
Do vậy, thiết nghĩ, việc đi sâu tìm hiểu, khảo sát sự tương tác giữa Trung Quốc và Việt Nam về phương diện văn học, qua hiện tượng thơ Đường chẳng hạn, là một vấn đề thú vị. Vì có ý nghĩa thực tiễn và lí luận không nhỏ, cả về khoa học văn chương cơ bản lẫn khoa học sư phạm.
Trong chương trình Ngữ văn THCS, phần Văn học trung đại Việt Nam và văn học Trung Quốc chiếm một thời lượng không nhỏ.
Ở chương trình Ngữ văn lớp 10, có 21 tiết Văn học trung đại Việt Nam, trong đó có 6 tiết Chinh phụ ngâm và Truyện Kiều. Phần Văn học Trung Quốc có học 4 bài thơ Đường nổi tiếng và hai chương trong Tam quốc diễn nghĩa.
Ở chương trình ngữ văn lớp 11 có đến 20 tiết văn học trung đại Việt Nam với nhiều điển tích điển cố. Phần tiếng Việt có 1 tiết thực hành: thành ngữ - điển cố.
Ai cũng biết văn hoá, văn học Trung Quốc nói chung và thơ Đường nói riêng có một sức ảnh hưởng mạnh mẽ, rộng rãi đến văn hoá, văn học trong khu vực, tới mức học giả Leon Van Dermesche từng nói : “Ở Nhật, Trung Quốc, Việt Nam và Singapore, ánh trăng thu đã được chiêm ngưỡng bằng con mắt của Lí Thái Bạch”.
Với lí do đó, tôi viết đề tài Bước đầu tìm hiểu một vài sự giao thoa văn hóa giữa một số bài Đường thi với Chinh phụ Ngâm và Truyện Kiều… trong thơ trung đại Việt Nam.
Đề tài này được rút ra từ thực tiễn qua hơn 20 năm tôi trực tiếp giảng dạy phần văn học trung đại Việt Nam và văn học Trung Quốc. Đây cũng là đề tài mà thời sinh viên tôi cũng đã có dịp nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của các bậc thầy Hán –Nôm ở khoa Văn- Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh hơn 20 năm về trước ở góc độ văn hóa so sánh.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU (hay đóng góp của đề tài)
Theo tôi suy nghiệm, khi nghiên cứu mối quan hệ giữa nền văn học này với nền văn học kia thì một hiện tượng cực đoan thường xảy ra: cố gắng biện bạch để khẳng định tính ưu việt, ưu thắng của một nền văn học nào đó với một hoặc một vài nền văn học còn lại. Thành tựu của các bộ môn văn hoá so sánh và văn học so sánh trong mấy thập niên gần đây cho thấy… đó là phương pháp đi tìm sự giao thoa văn hóa giữa các nền văn hóa khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau.
Bởi lẽ mỗi nền văn hoá, văn học của mỗi dân tộc, tộc người có những nét đặc sắc riêng, không bị “hoà tan” trong bối cảnh chung. Hay gọi cho đúng theo thuật ngữ của xã hội học đương đại là bản sắc- cái làm nên diện mạo đa dạng, phong phú và sinh động của văn hoá, văn minh nhân loại.
Đó là chưa kể trong thời trung đại (midle age), việc tập cổ, vay mượn, cải biến những văn liệu, thi liệu có sẵn (điển tích, điển cố, đề tài, chủ đề, motif...) là một hiện tượng mang tính quy luật của hầu hết các nền văn học, không có gì phải “đỏ mặt” như thời đại tác quyền ngày nay.
Đề tài của tôi sẽ tập trung khảo sát; sơ giản; thẩm định; đặc sắc tâm hồn Trung Quốc, Việt Nam qua những chứng liệu cụ thể mà tôi biết được. Những chỗ tìm hiểu của đề tài, nếu có, sẽ là đóng góp vào việc giảng dạy phân môn văn học Trung Quốc, phân môn văn học trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ Văn THPT. Trong đó cụ thể là tìm hiểu một vài điểm giao thoa văn hóa giữa một số bài thơ Đường với Chinh Phụ ngâm và truyện Kiều.
Dạy văn học trung đại Việt Nam hay văn học Trung Quốc mà giáo viên và học sinh không nắm vững các điển tích - điển cố thì sẽ là một thiếu sót lớn, dưới góc độ thi pháp học với hệ thống các phương thức và phương tiện biểu hiện.
Tôi viết đề tài này là kết quả nỗ lực học tập, nghiên cứu của bản thân tôi; không có sự vay mượn, chép lại từ bất cứ công trình nào (ngoại trừ những hiện tượng hiển nhiên ai cũng biết như là thứ tài sản chung qua các chú thích trong sách - nhưng không có hoặc chưa có phân tích ).
Về các bản dịch nghĩa chữ Hán, các bậc túc Nho tiền bối đã dịch khá sát văn bản gốc, chỉ có một số chỗ tôi chua thêm cho rõ ý hơn để phù hợp với trình độ học sinh phổ thông (không dám nói là dịch lại).