Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
[SKKN MÔN SINH] PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH SỐ LOẠI KIỂU GEN TRONG QUẦN THỂ được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 31 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời gian gần đây, một số đề thi đại học – cao đẳng và đề thi chọn đội tuyển máy tính cầm tay các tỉnh – thành phố có xuất hiện các câu hỏi trắc nghiệm và bài tập tự luận liên quan đến phương pháp xác định số loại kiểu gen trong quần thể. Ví dụ:
* Trong đề thi đại học năm 2009, môn Sinh, khối B, mã đề 827:
Câu 41: Ở người, gen A quy định mắt nhìn màu bình thường, alen a quy định bệnh mù màu đỏ và lục; gen B quy định máu đông bình thường, alen b quy định bệnh máu khó đông. Các gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Gen D quy định thuận tay phải, alen d quy định thuận tay trái nằm trên nhiễm sắc thể thường. Số kiểu gen tối đa về 3 locut trên trong quần thể người là
A. 39. B. 42. C. 27. D. 36.
* Trong đề thi đại học năm 2010, môn Sinh, khối B, mã đề 381:
Câu 34: Ở một quần thể ngẫu phối, xét hai gen: gen thứ nhất có 3 alen, nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; gen thứ hai có 5 alen, nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa về cả hai gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này là
A. 45. B. 90. C. 15. D. 135.
* Trong đề thi đại học năm 2011, môn Sinh, khối B, mã đề 469:
Câu 10: Trong quần thể của một loài thú, xét hai lôcut: lôcut một có 3 alen là A1, A2 và A3; lôcut hai có 2 alen là B và b. Cả hai lôcut đều nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và các alen của hai lôcut này liên kết không hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, số kiểu gen tối đa về hai lôcut trên trong quần thể này là
A. 18. B. 27. C. 36. D. 30.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời gian gần đây, một số đề thi đại học – cao đẳng và đề thi chọn đội tuyển máy tính cầm tay các tỉnh – thành phố có xuất hiện các câu hỏi trắc nghiệm và bài tập tự luận liên quan đến phương pháp xác định số loại kiểu gen trong quần thể. Ví dụ:
* Trong đề thi đại học năm 2009, môn Sinh, khối B, mã đề 827:
Câu 41: Ở người, gen A quy định mắt nhìn màu bình thường, alen a quy định bệnh mù màu đỏ và lục; gen B quy định máu đông bình thường, alen b quy định bệnh máu khó đông. Các gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Gen D quy định thuận tay phải, alen d quy định thuận tay trái nằm trên nhiễm sắc thể thường. Số kiểu gen tối đa về 3 locut trên trong quần thể người là
A. 39. B. 42. C. 27. D. 36.
* Trong đề thi đại học năm 2010, môn Sinh, khối B, mã đề 381:
Câu 34: Ở một quần thể ngẫu phối, xét hai gen: gen thứ nhất có 3 alen, nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; gen thứ hai có 5 alen, nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa về cả hai gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này là
A. 45. B. 90. C. 15. D. 135.
* Trong đề thi đại học năm 2011, môn Sinh, khối B, mã đề 469:
Câu 10: Trong quần thể của một loài thú, xét hai lôcut: lôcut một có 3 alen là A1, A2 và A3; lôcut hai có 2 alen là B và b. Cả hai lôcut đều nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và các alen của hai lôcut này liên kết không hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, số kiểu gen tối đa về hai lôcut trên trong quần thể này là
A. 18. B. 27. C. 36. D. 30.