Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
[SKKN MÔN TIẾNG ANH] CÁCH GIẢI QUYẾT NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG CÁC DẠNG BÀI TẬP ĐỌC HIỂU được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 26 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, một bài kiểm tra đọc hiểu thi chứng chỉ ABC tiếng Anh thường gồm có các dạng bài tập sau:
Trắc nghiệm ngữ pháp
Bài đọc hiểu trắc nghiệm
Bài tập điền từ vào chỗ trống
Bài tập đặt câu
Bài tập biến đổi câu
Viết luận
Tuy nhiên, kết quả môn thi này trong những năm qua cho thấy các học viên tại TT THNNĐN chưa xử lý tốt các dạng bài tập này. Ngoài những lý do như kĩ năng xử lý bài tập chưa phù hợp, thiếu kiến thức, ít luyện tập, theo tôi, nguyên nhân chính là học viên chưa hiểu biết đầy đủ về các loại bài tập này và chưa có phương pháp hiệu quả nắm bắt và xử lý chúng.
Vì vậy, trong bài nghiên cứu thực tiễn này, tôi sẽ trình bày rõ bản chất của các loại bài tập đọc hiểu khác nhau và đưa ra những chiến thuật giải quyết với hy vọng giúp các học viên của trung tâm đạt kết quả tốt hơn trong các bài thi đọc hiểu.
NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
(Tóm tắt nội dung chi tiết phần trình bày bằng tiếng Anh về những khó khăn cũng như giải pháp giải quyết khó khăn học viên gặp phải khi tiếp cận 6 dạng bài tập đọc hiểu nêu trên).
DẠNG 1: TRẮC NGHIỆM NGỮ PHÁP
KHÓ KHĂN: 1 bài trắc nghiệm ngữ pháp thường bao gồm nhiều vấn đề ngữ pháp, làm sao ngốn hết cả núi sách trắc nghiệm ngữ pháp.
GIẢI PHÁP: học và tập trung vào các điểm ngữ pháp qui định cho từng cấp độ, không học ôn đồm, đốt giai đoạn, ôn tập theo trọng tâm. Đề ra không nên vượt cấp. Khi đã nắm vững 1 điểm ngữ pháp, cho dù điểm ngữ pháp đó xuất hiện trong văn cảnh nào đi nữa vẫn có thể nhận ra và làm đúng yêu cầu.
DẠNG 2: BÀI ĐỌC HIỂU TRẮC NGHIỆM
A. KHÓ KHĂN: Loại bài tập này gồm 1 bài đọc ngắn và 5 câu hỏi trắc nghiệm về nội dung bài đọc và thường hỏi về ý nghĩa của từ quan trọng, ý chính, ý phụ.
B. GIẢI PHÁP: học viên phải được luyện tập các kĩ năng đoán nghĩa của từ trong văn cảnh, tìm ý chính qua câu chủ đề, qua các ý phụ hỗ trợ cho ý chính trong từng đoạn v.v…
DẠNG 3: BÀI TẬP ĐIỀN TỪ
A. KHÓ KHĂN: Chọn từ điền vào chỗ trống không thích hợp về cả ý nghĩa lẫn ngữ pháp.
B. GIẢI PHÁP: Cần biết rằng các từ để điền vào chỗ trống chia thành 2 loại: từ chức năng mang tính cố định theo luật ngữ pháp, từ nội dung căn cứ vào nghĩa và ý của các từ chung quanh. Chú ý đến tự loại của từ và áp dụng các luật ngữ pháp đã học. Đứng trước động từ phải có chủ ngữ mà chủ ngữ có thể là một danh từ hay đại từ. Giúp nghĩa cho động từ phải là một trạng từ. Trước danh từ thường có mạo từ hay các từ tương đương v.v…
DẠNG 4: BÀI TẬP ĐẶT CÂU
A. KHÓ KHĂN: Các câu trong dạng bài tập này thường được ra dưới hình thức các cụm câu chưa hoàn chỉnh, thể hiện qua các gạch chéo (/). Học viên gặp khó khăn khi phải nối kết các cụm từ đã cho thành câu hoàn chỉnh.
B. GIẢI PHÁP: Đề thi cần tuân thủ cách dùng gạch chéo (/) đúng chỗ để học viên bớt khó khăn. Những chỗ có gạch chéo cho biết còn thiếu từ, hoặc cần chỉnh sửa. Học viên nên nắm nghĩa tổng quát của cả câu – nhận diện mẫu câu hay điểm ngữ pháp. Sau đó kết hợp các từ và cụm từ thành câu hoàn chỉnh, có nghĩa, đúng ngữ pháp.
DẠNG 5: BÀI TẬP BIẾN ĐỔI CÂU
A. KHÓ KHĂN: Từ 1 câu hoàn chỉnh cho sẵn, học viên phải diễn đạt 1 câu khác có nghĩa tương tự, dùng các từ gợi ý mở đầu câu viết lại.
B. GIẢI PHÁP: Học viên nên học hoặc luyện tập dạng bài tập này theo các mẫu câu biến đổi của từng cấp độ. Đề thi không nên vượt ra phạm vi kiến thức qui định. Có nhiều loại biến đổi câu. Loại phổ biến nhất là viết lại câu đã cho theo 1 cách khác tương đương bằng cách sử dụng từ gợi ý đầu câu mới.
DẠNG 6: BÀI TẬP VIẾT LUẬN
A. KHÓ KHĂN: Học viên thường không có ý để viết, không viết thường xuyên, không biết cách tổ chức 1 bài viết, thiếu từ vựng, đề tài xa lạ , vượt trình độ học viên.
B. GIẢI PHÁP: Học viên nên đọc nhiều, tập viết thường xuyên, viết theo dàn bài, mỗi đoạn có 1 câu chủ đề, tìm các ý phụ để minh họa ý chính trong câu chủ đề, dùng các từ chuyển mạch. Viết theo lượng từ qui định cho mỗi trình độ.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, một bài kiểm tra đọc hiểu thi chứng chỉ ABC tiếng Anh thường gồm có các dạng bài tập sau:
Trắc nghiệm ngữ pháp
Bài đọc hiểu trắc nghiệm
Bài tập điền từ vào chỗ trống
Bài tập đặt câu
Bài tập biến đổi câu
Viết luận
Tuy nhiên, kết quả môn thi này trong những năm qua cho thấy các học viên tại TT THNNĐN chưa xử lý tốt các dạng bài tập này. Ngoài những lý do như kĩ năng xử lý bài tập chưa phù hợp, thiếu kiến thức, ít luyện tập, theo tôi, nguyên nhân chính là học viên chưa hiểu biết đầy đủ về các loại bài tập này và chưa có phương pháp hiệu quả nắm bắt và xử lý chúng.
Vì vậy, trong bài nghiên cứu thực tiễn này, tôi sẽ trình bày rõ bản chất của các loại bài tập đọc hiểu khác nhau và đưa ra những chiến thuật giải quyết với hy vọng giúp các học viên của trung tâm đạt kết quả tốt hơn trong các bài thi đọc hiểu.
NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
(Tóm tắt nội dung chi tiết phần trình bày bằng tiếng Anh về những khó khăn cũng như giải pháp giải quyết khó khăn học viên gặp phải khi tiếp cận 6 dạng bài tập đọc hiểu nêu trên).
DẠNG 1: TRẮC NGHIỆM NGỮ PHÁP
KHÓ KHĂN: 1 bài trắc nghiệm ngữ pháp thường bao gồm nhiều vấn đề ngữ pháp, làm sao ngốn hết cả núi sách trắc nghiệm ngữ pháp.
GIẢI PHÁP: học và tập trung vào các điểm ngữ pháp qui định cho từng cấp độ, không học ôn đồm, đốt giai đoạn, ôn tập theo trọng tâm. Đề ra không nên vượt cấp. Khi đã nắm vững 1 điểm ngữ pháp, cho dù điểm ngữ pháp đó xuất hiện trong văn cảnh nào đi nữa vẫn có thể nhận ra và làm đúng yêu cầu.
DẠNG 2: BÀI ĐỌC HIỂU TRẮC NGHIỆM
A. KHÓ KHĂN: Loại bài tập này gồm 1 bài đọc ngắn và 5 câu hỏi trắc nghiệm về nội dung bài đọc và thường hỏi về ý nghĩa của từ quan trọng, ý chính, ý phụ.
B. GIẢI PHÁP: học viên phải được luyện tập các kĩ năng đoán nghĩa của từ trong văn cảnh, tìm ý chính qua câu chủ đề, qua các ý phụ hỗ trợ cho ý chính trong từng đoạn v.v…
DẠNG 3: BÀI TẬP ĐIỀN TỪ
A. KHÓ KHĂN: Chọn từ điền vào chỗ trống không thích hợp về cả ý nghĩa lẫn ngữ pháp.
B. GIẢI PHÁP: Cần biết rằng các từ để điền vào chỗ trống chia thành 2 loại: từ chức năng mang tính cố định theo luật ngữ pháp, từ nội dung căn cứ vào nghĩa và ý của các từ chung quanh. Chú ý đến tự loại của từ và áp dụng các luật ngữ pháp đã học. Đứng trước động từ phải có chủ ngữ mà chủ ngữ có thể là một danh từ hay đại từ. Giúp nghĩa cho động từ phải là một trạng từ. Trước danh từ thường có mạo từ hay các từ tương đương v.v…
DẠNG 4: BÀI TẬP ĐẶT CÂU
A. KHÓ KHĂN: Các câu trong dạng bài tập này thường được ra dưới hình thức các cụm câu chưa hoàn chỉnh, thể hiện qua các gạch chéo (/). Học viên gặp khó khăn khi phải nối kết các cụm từ đã cho thành câu hoàn chỉnh.
B. GIẢI PHÁP: Đề thi cần tuân thủ cách dùng gạch chéo (/) đúng chỗ để học viên bớt khó khăn. Những chỗ có gạch chéo cho biết còn thiếu từ, hoặc cần chỉnh sửa. Học viên nên nắm nghĩa tổng quát của cả câu – nhận diện mẫu câu hay điểm ngữ pháp. Sau đó kết hợp các từ và cụm từ thành câu hoàn chỉnh, có nghĩa, đúng ngữ pháp.
DẠNG 5: BÀI TẬP BIẾN ĐỔI CÂU
A. KHÓ KHĂN: Từ 1 câu hoàn chỉnh cho sẵn, học viên phải diễn đạt 1 câu khác có nghĩa tương tự, dùng các từ gợi ý mở đầu câu viết lại.
B. GIẢI PHÁP: Học viên nên học hoặc luyện tập dạng bài tập này theo các mẫu câu biến đổi của từng cấp độ. Đề thi không nên vượt ra phạm vi kiến thức qui định. Có nhiều loại biến đổi câu. Loại phổ biến nhất là viết lại câu đã cho theo 1 cách khác tương đương bằng cách sử dụng từ gợi ý đầu câu mới.
DẠNG 6: BÀI TẬP VIẾT LUẬN
A. KHÓ KHĂN: Học viên thường không có ý để viết, không viết thường xuyên, không biết cách tổ chức 1 bài viết, thiếu từ vựng, đề tài xa lạ , vượt trình độ học viên.
B. GIẢI PHÁP: Học viên nên đọc nhiều, tập viết thường xuyên, viết theo dàn bài, mỗi đoạn có 1 câu chủ đề, tìm các ý phụ để minh họa ý chính trong câu chủ đề, dùng các từ chuyển mạch. Viết theo lượng từ qui định cho mỗi trình độ.