Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
[SKKN MÔN VẬT LÝ] HƯỚNG DẪN LÀM KÍNH THIÊN VĂN KHÚC XẠ ĐƠN GIẢN DÙNG CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 17 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong quá trình giảng dạy vật lý ở trường phổ thông tôi nhận ra rằng: có một số kiến thức vật lý thầy cô giáo không thể diễn tả cho học sinh hiểu rõ thông qua lời nói mà phải biểu diễn dưới dạng các thí nghiệm. Khi tiến hành các thí nghiệm và hướng dẫn các em làm thí nghiệm mục đích đầu tiên là giúp các em hiểu bài và có hứng thú hơn trong việc học vật lý, đồng thời thông qua đó giúp các em tiếp cận về phương pháp nghiên cứu trong khoa học. Nhưng do điều kiện về kinh tế hiện nay, không phải bất kì trường học nào cũng có thể đáp ứng đầy đủ dụng cụ thí nghiệm giảng dạy cho giáo viên. Vì vậy ngành giáo dục đã khuyến khích mỗi giáo viên phải chủ động và sáng tạo trong việc dạy học, tự tạo ra các dụng cụ dạy học để phục vụ cho nhu cầu giảng dạy của bản thân và giúp đỡ nhu cầu giảng dạy của đồng nghiệp.
Là một giáo viên trẻ tôi luôn ý thức về việc này và cố gắng sử dụng tối đa các thí nghiệm có được của nhà trường để phục vụ công tác giảng dạy, đồng thời tìm hiểu để tạo ra các thí nghiệm phục vụ cho công tác giảng dạy của bản thân và giúp ích phần nào cho đồng nghiệp.
Với lí do đó, trong đề tài này tôi xin đề cập đến việc hướng dẫn chế tạo kính thiên văn khúc xạ dùng trong trường phổ thông
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Chế tạo kính thiên văn khúc xạ không phải là đề tài mới mẻ đối với các nhà khoa học và thật sự trở nên lạc hậu khi bây giờ chúng ta mới nhắc đến việc tạo kính thiên văn ở trường phổ thông.
Kính thiên văn được biết đến từ nhiều thế kỉ trước, lúc đó con người đã biết chế tạo ra dụng cụ để quan sát vẻ đẹp huyền ảo của bầu trời. Một trong những kính thiên văn khúc xạ đầu tiên do nhà bác học Galileo (1564 – 1642) chế tạo. Với sự tiến bộ hằng ngày của khoa học và kỹ thuật, ngày nay người ta biết đến các loại kính thiên văn như: kính thiên văn khúc xạ, kính thiên văn phản xạ, kính thiên văn vô tuyến, kính thiên văn hồng ngoại....
Ngày nay, ở các đất nước có nền khoa học tiên tiến và kinh tế phát triển việc học sinh phổ thông sử dụng kính thiên văn quan sát bầu trời và phát hiện ra các tiểu hành tinh mới là một điều phổ biến. Đó là một điều mơ ước có lẽ không chỉ bản thân tôi mà còn rất nhiều người đam mê về môn học vật lý đang giảng dạy ở các trường phổ thông của đất nước chúng ta.
Tôi chắc rằng, khi các em học sinh lớp 11 học xong bài “kính thiên văn” sẽ rất muốn mình có thể nhìn qua kính thiên văn để ít nhất thấy được “vẻ đẹp” của Mặt Trăng mà họ thường nhìn thấy bằng mắt thường và điều đó sẽ giúp các em hiểu sâu hơn về cấu tạo kính thiên văn khúc xạ, đồng thời thích thú hơn trong việc học môn vật lý.
Đã có rất nhiều em học sinh học xong bài kính thiên văn hỏi tôi câu hỏi “ khi nào thầy tổ chức buổi hướng dẫn tạo kính thiên văn khúc xạ?”. Một câu hỏi tưởng chừng như rất dễ nhưng lại rất khó trả lời. Vì kiến thức trong tôi đã có nhưng đã bao giờ đụng đến kính thiên văn chứ đừng nói đến tạo ra chúng. Từ đó tôi tự tìm hiểu thêm trong sách vở, lên mạng tìm hiểu và đi xem người ta bán kính thiên văn ở đâu, hình thù thực tế như thế nào? Giá thành bao nhiêu?
Tôi đã thành công trong việc tìm hiểu kính thiên văn, đã được quan sát bầu trời qua kính thiên văn nhưng giá thành của kính thiên văn không rẽ tí nào, cái rẻ nhất mà có thể tạm dùng được cũng có giá khoảng 1,5 triệu đồng, điều đó không phù hợp với điều kiện của học sinh. Sau đó tôi tiếp tục tìm hiểu và đã có thể tạo ra kính thiên văn khúc xạ đơn giản dùng cho học sinh phổ thông có giá khoảng 200 ngàn đồng.
Trong năm học 2011 – 2012 vừa qua, tôi đã cho các em học sinh tự tạo cho mình kính thiên văn khúc xạ đơn giản có thể quan sát được Mặt Trăng và tùy theo khả năng của mỗi học sinh cũng như thời điểm quan sát thì kính thiên văn này cũng có thể quan sát được sao Hỏa, sao Mộc
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong quá trình giảng dạy vật lý ở trường phổ thông tôi nhận ra rằng: có một số kiến thức vật lý thầy cô giáo không thể diễn tả cho học sinh hiểu rõ thông qua lời nói mà phải biểu diễn dưới dạng các thí nghiệm. Khi tiến hành các thí nghiệm và hướng dẫn các em làm thí nghiệm mục đích đầu tiên là giúp các em hiểu bài và có hứng thú hơn trong việc học vật lý, đồng thời thông qua đó giúp các em tiếp cận về phương pháp nghiên cứu trong khoa học. Nhưng do điều kiện về kinh tế hiện nay, không phải bất kì trường học nào cũng có thể đáp ứng đầy đủ dụng cụ thí nghiệm giảng dạy cho giáo viên. Vì vậy ngành giáo dục đã khuyến khích mỗi giáo viên phải chủ động và sáng tạo trong việc dạy học, tự tạo ra các dụng cụ dạy học để phục vụ cho nhu cầu giảng dạy của bản thân và giúp đỡ nhu cầu giảng dạy của đồng nghiệp.
Là một giáo viên trẻ tôi luôn ý thức về việc này và cố gắng sử dụng tối đa các thí nghiệm có được của nhà trường để phục vụ công tác giảng dạy, đồng thời tìm hiểu để tạo ra các thí nghiệm phục vụ cho công tác giảng dạy của bản thân và giúp ích phần nào cho đồng nghiệp.
Với lí do đó, trong đề tài này tôi xin đề cập đến việc hướng dẫn chế tạo kính thiên văn khúc xạ dùng trong trường phổ thông
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Chế tạo kính thiên văn khúc xạ không phải là đề tài mới mẻ đối với các nhà khoa học và thật sự trở nên lạc hậu khi bây giờ chúng ta mới nhắc đến việc tạo kính thiên văn ở trường phổ thông.
Kính thiên văn được biết đến từ nhiều thế kỉ trước, lúc đó con người đã biết chế tạo ra dụng cụ để quan sát vẻ đẹp huyền ảo của bầu trời. Một trong những kính thiên văn khúc xạ đầu tiên do nhà bác học Galileo (1564 – 1642) chế tạo. Với sự tiến bộ hằng ngày của khoa học và kỹ thuật, ngày nay người ta biết đến các loại kính thiên văn như: kính thiên văn khúc xạ, kính thiên văn phản xạ, kính thiên văn vô tuyến, kính thiên văn hồng ngoại....
Ngày nay, ở các đất nước có nền khoa học tiên tiến và kinh tế phát triển việc học sinh phổ thông sử dụng kính thiên văn quan sát bầu trời và phát hiện ra các tiểu hành tinh mới là một điều phổ biến. Đó là một điều mơ ước có lẽ không chỉ bản thân tôi mà còn rất nhiều người đam mê về môn học vật lý đang giảng dạy ở các trường phổ thông của đất nước chúng ta.
Tôi chắc rằng, khi các em học sinh lớp 11 học xong bài “kính thiên văn” sẽ rất muốn mình có thể nhìn qua kính thiên văn để ít nhất thấy được “vẻ đẹp” của Mặt Trăng mà họ thường nhìn thấy bằng mắt thường và điều đó sẽ giúp các em hiểu sâu hơn về cấu tạo kính thiên văn khúc xạ, đồng thời thích thú hơn trong việc học môn vật lý.
Đã có rất nhiều em học sinh học xong bài kính thiên văn hỏi tôi câu hỏi “ khi nào thầy tổ chức buổi hướng dẫn tạo kính thiên văn khúc xạ?”. Một câu hỏi tưởng chừng như rất dễ nhưng lại rất khó trả lời. Vì kiến thức trong tôi đã có nhưng đã bao giờ đụng đến kính thiên văn chứ đừng nói đến tạo ra chúng. Từ đó tôi tự tìm hiểu thêm trong sách vở, lên mạng tìm hiểu và đi xem người ta bán kính thiên văn ở đâu, hình thù thực tế như thế nào? Giá thành bao nhiêu?
Tôi đã thành công trong việc tìm hiểu kính thiên văn, đã được quan sát bầu trời qua kính thiên văn nhưng giá thành của kính thiên văn không rẽ tí nào, cái rẻ nhất mà có thể tạm dùng được cũng có giá khoảng 1,5 triệu đồng, điều đó không phù hợp với điều kiện của học sinh. Sau đó tôi tiếp tục tìm hiểu và đã có thể tạo ra kính thiên văn khúc xạ đơn giản dùng cho học sinh phổ thông có giá khoảng 200 ngàn đồng.
Trong năm học 2011 – 2012 vừa qua, tôi đã cho các em học sinh tự tạo cho mình kính thiên văn khúc xạ đơn giản có thể quan sát được Mặt Trăng và tùy theo khả năng của mỗi học sinh cũng như thời điểm quan sát thì kính thiên văn này cũng có thể quan sát được sao Hỏa, sao Mộc