Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
[SKKN MÔN VẬT LÝ] Phương Pháp Giải Một Số Bài Toán Mở Rộng Kiến Thức Phần Dao Động Cơ ( Con Lắc Lò Xo ) & Dòng Điện Xoay Chiều được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 33 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
PHẦN I: MỞ ĐẦU.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môn Vật lý là một bộ môn khoa học, nghiên cứu về các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên. Những thành tựu của vật lý được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và ngược lại chính thực tiễn sản xuất đã thúc đẩy khoa học vật lý phát triển. Vì vậy dạy và học vật lý không chỉ đơn thuần với lý thuyết vật lý mà người thầy cần phải rèn luyện cho học sinh có được những kỹ năng, kỹ xảo, phải rèn luyện khả năng phân tích, các thao tác tư duy, so sánh…để từ đó xác định được bản chất các hiện tượng vật lý nên sẽ càng hoàn thiện hơn về mặt nhận thức, tích lũy được vốn kiến thức riêng… hầu giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
Bài tập vật lý là hình thức củng cố, ôn tập mở rộng hoặc đi sâu vào các trường hợp riêng lẻ của định luật mà nhiều khi lặp lại nhiều lần ở phần lý thuyết dễ làm cho học sinh nhàm chán, học thụ động... Thông qua việc giải tốt các bài tập vật lý, học sinh sẽ có được những kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp … do đó sẽ góp phần to lớn trong việc phát triển tư duy của học sinh. Khi làm bài tập vật lý học sinh sẽ phải tư duy với các kiến thức lý thuyết và các yêu cầu của đề bài nên sẽ đào sâu thêm kiến thức. Trong quá trình giải bài tập nếu học sinh tự giác, say mê tìm tòi thì nó còn có tác dụng rèn luyện cho học sinh những đức tính tốt như tinh thần vượt khó, tính nhẫn nại, và cẩn thận hơn …nếu lỡ bị sai ?!
Hiện nay, trong xu thế đổi mới của ngành giáo dục về phương pháp giảng dạy cũng như phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả giảng dạy và thi tuyển. Cụ thể là kiểm tra đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan. Trắc nghiệm khách quan đã trở thành phương pháp chủ đạo trong kiểm tra đánh giá chất lượng dạy và học môn vật lý trong nhà trường THPT. Điểm đáng lưu ý là nội dung kiến thức kiểm tra tương đối rộng, đòi hỏi học sinh phải học kĩ, nắm vững toàn bộ kiến thức của chương trình, tránh học tủ, học lệch và để đạt được kết quả tốt trong việc kiểm tra, thi tuyển học sinh không những phải nắm vững kiến thức mà còn đòi hỏi học sinh phải có khả năng thích ứng nhanh đối với các dạng toán trắc nghiệm. Vì vậy những trải nghiệm mà học sinh tích lũy được trong quá trình giải các dạng bài toán là yếu tố không thể thiếu để giúp các em tự tin chinh phục đỉnh cao mới…
Với mong muốn giúp các em học sinh tự tin, hứng thú hơn với môn học vật lý và nhằm đạt kết quả cao trong giảng dạy, học tập nên tôi xin trình bày một số kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình giảng dạy với chuyên đề:
PHẦN I: MỞ ĐẦU.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môn Vật lý là một bộ môn khoa học, nghiên cứu về các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên. Những thành tựu của vật lý được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và ngược lại chính thực tiễn sản xuất đã thúc đẩy khoa học vật lý phát triển. Vì vậy dạy và học vật lý không chỉ đơn thuần với lý thuyết vật lý mà người thầy cần phải rèn luyện cho học sinh có được những kỹ năng, kỹ xảo, phải rèn luyện khả năng phân tích, các thao tác tư duy, so sánh…để từ đó xác định được bản chất các hiện tượng vật lý nên sẽ càng hoàn thiện hơn về mặt nhận thức, tích lũy được vốn kiến thức riêng… hầu giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
Bài tập vật lý là hình thức củng cố, ôn tập mở rộng hoặc đi sâu vào các trường hợp riêng lẻ của định luật mà nhiều khi lặp lại nhiều lần ở phần lý thuyết dễ làm cho học sinh nhàm chán, học thụ động... Thông qua việc giải tốt các bài tập vật lý, học sinh sẽ có được những kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp … do đó sẽ góp phần to lớn trong việc phát triển tư duy của học sinh. Khi làm bài tập vật lý học sinh sẽ phải tư duy với các kiến thức lý thuyết và các yêu cầu của đề bài nên sẽ đào sâu thêm kiến thức. Trong quá trình giải bài tập nếu học sinh tự giác, say mê tìm tòi thì nó còn có tác dụng rèn luyện cho học sinh những đức tính tốt như tinh thần vượt khó, tính nhẫn nại, và cẩn thận hơn …nếu lỡ bị sai ?!
Hiện nay, trong xu thế đổi mới của ngành giáo dục về phương pháp giảng dạy cũng như phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả giảng dạy và thi tuyển. Cụ thể là kiểm tra đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan. Trắc nghiệm khách quan đã trở thành phương pháp chủ đạo trong kiểm tra đánh giá chất lượng dạy và học môn vật lý trong nhà trường THPT. Điểm đáng lưu ý là nội dung kiến thức kiểm tra tương đối rộng, đòi hỏi học sinh phải học kĩ, nắm vững toàn bộ kiến thức của chương trình, tránh học tủ, học lệch và để đạt được kết quả tốt trong việc kiểm tra, thi tuyển học sinh không những phải nắm vững kiến thức mà còn đòi hỏi học sinh phải có khả năng thích ứng nhanh đối với các dạng toán trắc nghiệm. Vì vậy những trải nghiệm mà học sinh tích lũy được trong quá trình giải các dạng bài toán là yếu tố không thể thiếu để giúp các em tự tin chinh phục đỉnh cao mới…
Với mong muốn giúp các em học sinh tự tin, hứng thú hơn với môn học vật lý và nhằm đạt kết quả cao trong giảng dạy, học tập nên tôi xin trình bày một số kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình giảng dạy với chuyên đề:
“Phương Pháp Giải Một Số Bài Toán Mở Rộng Kiến Thức Trong Phần Dao Động Cơ (Con Lắc Lò Xo ) & Dòng Điện Xoay Chiều”