- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
SKKN Một số biện pháp giúp học sinh tự học đạt hiệu quả tiểu học LINK DRIVE được soạn dưới dạng file word gồm 7 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. CÓ TÍNH MỚI VÀ SÁNG TẠO
1. Lý do, mục đích viết sáng kiến
Tự học là một xu thế tất yếu, bởi vì quá trình giáo dục thực chất là quá trình biến người học từ khách thể giáo dục, thành chủ thể giáo dục (tự giáo dục). Tự học giúp nâng cao kết quả học tập của học sinh và chất lượng giáo dục của nhà trường, là biểu hiện cụ thể của việc đổi mới phương pháp dạy học.
Hiện nay, đa số học sinh chưa tích cực tìm hiểu thông tin và chưa tự suy nghĩ, không tự học, ít nghiên cứu và tìm hiểu kiến thức cho riêng mình; có thái độ trông chờ, ỷ lại. Hầu hết các em học chỉ để hoàn thành nhiệm vụ nào đó của giáo viên hay cha mẹ giao cho mà không hiểu rằng học nhằm vào việc thay đổi chính bản thân mình. Các em chỉ nắm vững và giỏi về lý thuyết nhưng kỹ năng tự giải quyết vấn đề chưa có, nhất là kỹ năng tự học. Đặc biệt là những học sinh ở cuối cấp tiểu học chưa có kỹ năng tự học, các em phải nhờ đến sự hỗ trợ giúp đỡ của người lớn rất nhiều. Khi giao cho các em tự suy nghĩ và giải quyết vấn đề thì các em lúng túng, thậm chí không thể giải quyết được cho dù có những vấn đề rất gần gũi với các em. Ngoài ra, một số học sinh có lối sống khép kín với thực tại, đắm chìm trong thế giới ảo của Internet, của thế giới game,... khiến các em chưa tập trung vào việc học, còn ham chơi, đặc biệt là các em chưa hoàn thành.
Từ những lý do trên và với ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tự học, tôi đã chọn đề tài về “Một số biện pháp giúp học sinh tự học đạt hiệu quả”.
2. Đảm bảo sáng kiến này mang tính mới và sáng tạo
2.1. Về tính mới
Như chúng ta đã biết, tự học không những giúp học sinh không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mà còn trang bị cho các em năng lực, hứng thú, thói quen, có phương pháp tự học thường xuyên và suốt đời. Qua đó giúp các em rèn luyện đức tính tự lập, có kỹ năng sống, tự làm giàu kho kiến thức của mình và ít phụ thuộc vào người khác đặc biệt là thầy cô ở trường. Từ đó chất lượng học tập của các em được đánh giá thực chất hơn. Đặc biệt trong giai đoạn Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 là “dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh”; cùng với tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay đang diễn biến hết sức phức tạp không chỉ trong nước mà trên cả thế giới, nhiều trường lớp đã và đang chuyển từ hình thức dạy học trực tiếp sang dạy học trực tuyến thì việc rèn kỹ năng tự học sẽ phát huy tính tích cực học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
Với vai trò là giáo viên chủ nhiệm, lại chủ nhiệm học sinh cuối cấp nên để giúp học sinh có một kĩ năng tự học và không phụ thuộc nhiều vào bài giảng trên lớp, vậy thì các biện pháp rèn kỹ năng tự học đối với học sinh lớp tôi chủ nhiệm sẽ giúp các em khắc phục được những điều này. Đồng thời, giúp các em thấy hết những ý nghĩa lớn lao của việc tự học; tự lực giải quyết những vấn đề đặt ra để tạo cho mình lòng ham học, khơi dậy tiềm năng vốn có của mình; giúp các em trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân. Làm được như vậy thì kết quả học tập của học sinh, chất lượng giáo dục của nhà trường sẽ được nhân lên gấp bội.
2.2. Về tính sáng tạo
Tự học là hoạt động tự giác, tích cực, tự lực phát huy nội lực của bản thân nhằm tìm ra cách học để lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của người học.
Kỹ năng tự học là khả năng vận dụng có kết quả những kiến thức và phương thức thực hiện của một người, các hành động đã được lĩnh hội một cách tích cực, tự giác để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó thành của mình. Hiện nay, trong thực tiễn giáo dục và dạy học ở trường học phổ thông, học sinh chịu nhiều áp lực rất lớn của nhiều yếu tố. Đó là bệnh thành tích của việc thi cử, của sự học thêm dưới nhiều hình thức,… Điều đó khiến cho các em không thể phát triển được hứng thú học tập. Ngược lại, người học không chịu áp lực, được thoải mái, vui vẻ và có nhu cầu cao trong tìm tòi, khám phá thì khi đó hứng thú học tập mới phát triển tốt được.
LINK
CHÚC THẦY CÔ THÀNH CÔNG!
Sáng kiến kinh nghiệm:
Một số biện pháp giúp học sinh tự học đạt hiệu quả
Đề nghị công nhận sáng kiến kinh nghiệm cấp cơ sở năm học 2021 - 2022
Một số biện pháp giúp học sinh tự học đạt hiệu quả
Đề nghị công nhận sáng kiến kinh nghiệm cấp cơ sở năm học 2021 - 2022
I. CÓ TÍNH MỚI VÀ SÁNG TẠO
1. Lý do, mục đích viết sáng kiến
Tự học là một xu thế tất yếu, bởi vì quá trình giáo dục thực chất là quá trình biến người học từ khách thể giáo dục, thành chủ thể giáo dục (tự giáo dục). Tự học giúp nâng cao kết quả học tập của học sinh và chất lượng giáo dục của nhà trường, là biểu hiện cụ thể của việc đổi mới phương pháp dạy học.
Hiện nay, đa số học sinh chưa tích cực tìm hiểu thông tin và chưa tự suy nghĩ, không tự học, ít nghiên cứu và tìm hiểu kiến thức cho riêng mình; có thái độ trông chờ, ỷ lại. Hầu hết các em học chỉ để hoàn thành nhiệm vụ nào đó của giáo viên hay cha mẹ giao cho mà không hiểu rằng học nhằm vào việc thay đổi chính bản thân mình. Các em chỉ nắm vững và giỏi về lý thuyết nhưng kỹ năng tự giải quyết vấn đề chưa có, nhất là kỹ năng tự học. Đặc biệt là những học sinh ở cuối cấp tiểu học chưa có kỹ năng tự học, các em phải nhờ đến sự hỗ trợ giúp đỡ của người lớn rất nhiều. Khi giao cho các em tự suy nghĩ và giải quyết vấn đề thì các em lúng túng, thậm chí không thể giải quyết được cho dù có những vấn đề rất gần gũi với các em. Ngoài ra, một số học sinh có lối sống khép kín với thực tại, đắm chìm trong thế giới ảo của Internet, của thế giới game,... khiến các em chưa tập trung vào việc học, còn ham chơi, đặc biệt là các em chưa hoàn thành.
Từ những lý do trên và với ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tự học, tôi đã chọn đề tài về “Một số biện pháp giúp học sinh tự học đạt hiệu quả”.
2. Đảm bảo sáng kiến này mang tính mới và sáng tạo
2.1. Về tính mới
Như chúng ta đã biết, tự học không những giúp học sinh không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mà còn trang bị cho các em năng lực, hứng thú, thói quen, có phương pháp tự học thường xuyên và suốt đời. Qua đó giúp các em rèn luyện đức tính tự lập, có kỹ năng sống, tự làm giàu kho kiến thức của mình và ít phụ thuộc vào người khác đặc biệt là thầy cô ở trường. Từ đó chất lượng học tập của các em được đánh giá thực chất hơn. Đặc biệt trong giai đoạn Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 là “dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh”; cùng với tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay đang diễn biến hết sức phức tạp không chỉ trong nước mà trên cả thế giới, nhiều trường lớp đã và đang chuyển từ hình thức dạy học trực tiếp sang dạy học trực tuyến thì việc rèn kỹ năng tự học sẽ phát huy tính tích cực học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
Với vai trò là giáo viên chủ nhiệm, lại chủ nhiệm học sinh cuối cấp nên để giúp học sinh có một kĩ năng tự học và không phụ thuộc nhiều vào bài giảng trên lớp, vậy thì các biện pháp rèn kỹ năng tự học đối với học sinh lớp tôi chủ nhiệm sẽ giúp các em khắc phục được những điều này. Đồng thời, giúp các em thấy hết những ý nghĩa lớn lao của việc tự học; tự lực giải quyết những vấn đề đặt ra để tạo cho mình lòng ham học, khơi dậy tiềm năng vốn có của mình; giúp các em trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân. Làm được như vậy thì kết quả học tập của học sinh, chất lượng giáo dục của nhà trường sẽ được nhân lên gấp bội.
2.2. Về tính sáng tạo
Tự học là hoạt động tự giác, tích cực, tự lực phát huy nội lực của bản thân nhằm tìm ra cách học để lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của người học.
Kỹ năng tự học là khả năng vận dụng có kết quả những kiến thức và phương thức thực hiện của một người, các hành động đã được lĩnh hội một cách tích cực, tự giác để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó thành của mình. Hiện nay, trong thực tiễn giáo dục và dạy học ở trường học phổ thông, học sinh chịu nhiều áp lực rất lớn của nhiều yếu tố. Đó là bệnh thành tích của việc thi cử, của sự học thêm dưới nhiều hình thức,… Điều đó khiến cho các em không thể phát triển được hứng thú học tập. Ngược lại, người học không chịu áp lực, được thoải mái, vui vẻ và có nhu cầu cao trong tìm tòi, khám phá thì khi đó hứng thú học tập mới phát triển tốt được.
LINK
CHÚC THẦY CÔ THÀNH CÔNG!